Top 11 Địa điểm du lịch hấp dẫn tỉnh Thái Bình

Nhắc đến Thái Bình là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, nơi có những con người cần cù, chất phác, những cánh đồng lúa bạt ngàn, … xem thêm…vàng óng nghiêng theo chiều lộng gió. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả về Thái Bình. Về Thái Bình, bạn còn được trở về lịch sử với các ngôi đền linh thiêng và được đắm mình trong những bãi biển xanh mát, và còn rất nhiều địa danh du lịch hấp dẫn khác. Chúng ta hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành cách thành phố Thái Bình 40km. Chạy xe dọc theo quốc lộ 39B, mở ra trước mắt du khách là bãi biển trải dài khoảng 6km còn nguyên nét hoang sơ vốn có. Cồn Vành được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Hồng dưới tác động của dòng chảy giữa sông và chế độ thủy động lực vùng ven biển tạo thành nên có địa hình tương đối bằng phẳng. Biển Cồn Vành là sự kết hợp hòa quyện giữa nắng gió và cát biển mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên. Biền Cồn Vành nằm trong khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng và đã được UNESCO công nhận là hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú và thuần khiết.

Đến với Cồn Vành, du khách được tắm mình dưới nắng gió biển khơi, đi bộ trong rừng thông, lắng nghe tiếng gió rì rào, thưởng thức hải sản tươi ngon tại các nhà hàng vươn mình ra trước biển. Nhiều du khách tới đây cũng đặc biệt thích thú với loại hình các nhà hàng ven biển. Du khách vừa hòa mình vào thiên nhiên, vừa thưởng thức các món hải sản tươi sống. Không chỉ vậy đến đây ngoài việc tham gia và khám phá những địa điểm du lịch bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm những hoạt động giải trí ngoài trời hấp dẫn như các trò chơi dân gian: đi cà kheo, biểu diễn kèn đồng, trống trắc, thi bơi chài, bóng chuyền bãi biển, cắm trại cùng với đó bạn cũng có thể đi thăm hải đăng Ba Lạt, nơi có thể quan sát hết vẻ đẹp của biển đảo Cồn Vành từ trên cao.

Bãi biển Cồn Vành bình yên, dịu mát
Hình ảnh những chiếc chong chóng trên bãi biển Cồn Vành thật lung linh, nhiều màu sắc

Chùa Keo

Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được coi là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa Keo thờ Đại sư Không Lộ – một trong đại tổ của dòng Phật giáo Việt Nam. Có từ rất lâu trong lịch sử, lại là ngôi chùa lớn và đẹp vào loại nhất Việt Nam, chùa Keo thật xứng đáng là một di tích lịch sử nổi tiếng đồng thời là một điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn của Thái Bình.

Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại. Men theo hồ sen hai bên tả, hữu là hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Phía trong khu thờ Phật là khu thờ Thánh thờ Thiền sư Không Lộ, vị đại sư thời nhà Lý. Cuối cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. Hai dãy hành lang Đông và Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông gồm hơn hàng chục gian là nơi để Phật tử sắp lễ và du khách nghỉ chân. Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có qui mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh đó là nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh kiến trúc “Nội công, ngoại quốc” thì việc chùa được xây dựng quay mặt ra hướng nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối Gác chuông nằm trên một trục bắc – nam được xem là đường “thần đạo” trong phong thủy kiến trúc.

Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Mặc dù vậy qua mấy trăm năm, kết cấu của toàn bộ kiến trúc gỗ này vẫn rất chắc chắn. Toàn bộ mái chùa đều được lợp vảy cá mềm mại. Các kiến trúc đao loan uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá,.. rất tỉ mỉ công phu. Hàng năm chùa Keo Thái Bình có hai ngày hội chính: hội Xuân vào ngày mùng 4 tháng giêng và hội Thu vào trung tuần tháng chín âm lịch để suy tôn Thiền sư Không Lộ – là người con của làng Keo và có công dựng lên chùa Keo cũ. Với những giá trị lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật độc đáo, năm 2012 chùa Keo Thái Bình đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2017 lễ hội chùa Keo cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quang cảnh bên ngoài của chùa Keo
Gác chuông chùa Keo với kiến trúc độc đáo

Khu di tích các vua Trần

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Khu di tích các vua Trần vẫn luôn hiên ngang với thời gian. Trong những năm kháng chiến, ngôi đền này cũng bị tàn phá khá nặng nề, tuy nhiên được sự quan tâm của Đảng và nhân dân của tỉnh cũng như nhân dân thập phương, ngôi đền được tái tạo và tu sửa như hiện nay. Khu di tích các Vua Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Thái Bình được coi là vùng đất phát tích của thời nhà Trần. Khu di tích các vua Trần đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa di tích khảo cổ học cấp quốc gia. Nó chẳng những thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc luôn luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về thăm.

Đền Trần bao gồm có khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, ngôi đền được chính phủ phong tặng khu di tích lịch sử quốc gia quan trọng. Đền Trần có diện tích 5.175 mét vuông, được xây dựng công phu, uy nghi bề thế, đúng theo nghi thức và kiến trúc thời xưa. Ngày nay, toà Hậu cung có kiến trúc chữ đinh với diện tích lên 359 mét vuông, tòa Đệ nhị, Bái đường, tả vu, hữu vu, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan cũng mới được phục hưng và duy trì, phát triển. Vẫn giữ nét truyền thống, ngôi đền gồm có đỉnh làng, các gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh,… Các hình như rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động, đậm chất triều đình thời Trần.

Lễ hội đền Trần được tổ chức hàng năm vào 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 27/1/2014. Lễ hội diễn ra trong vòng 5 ngày thu hút hàng ngàn khách du lịch viếng thăm. Khách du lịch có thể vừa ngắm cảnh, vừa dâng hương báo ơn công đức thời nhà Trần và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cùng nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn.

Khu di tích các Vua Trần

Đền Tiên La

Huyện Hưng Hà – mảnh đất Long Hưng ngự thiên xưa, là vùng đất cổ, địa linh nhân kiệt, với nhiều đền thờ là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đảng bộ và nhân dân trong huyện tự hào với bề dày truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, văn hiến, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước. Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã có nhiều giải pháp tăng cường bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống ở lễ hội, đặc biệt là những di sản văn hóa phi vật thể ở lễ hội Tiên La thuộc 2 xã Tân Tiến và Đoan Hùng.

Từ thành phố Thái Bình, theo tỉnh lộ 223 khoảng hơn 30km về phía Tây Bắc sẽ tới thị trấn Hưng Hà. Từ đây rẽ phải đi 1km là đến đê sông Tiên Hương, rẽ trái đi dọc theo đê khoảng 3km nữa là đến đền Tiên La. Đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng Quân (tướng quân phá nạn cho dân – một nữ tướng của Hai Bà Trưng) nằm tại thôn Tiên La – xã Đoan Hùng – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình. Toạ lạc trên một diện tích khoảng 4000 mét vuông trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, toà tiền tế, toà trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền. Đền Tiên La thật xứng đáng với một ngôi đền cổ với những nét đẹp riêng có vùng quê Thái Bình. Với những giá trị lịch sử và vị trí cũng như với lối kiến trúc độc đáo, đền Tiên La chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Đền Tiên La Thái Bình

Đền A Sào

Đền A Sào thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Trần Hưng Đạo cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. A Sào không chỉ gắn liền với cội nguồn, với nhiều chiến tích trong sự nghiệp quân sự của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, mà còn lưu giữ cuộc chia tay lịch sử. Với những giá trị lịch sử – văn hóa có một không hai đó, ngày 14/4/2011, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia cho Khu di tích Đình, Đền, Bến tượng A Sào.

Hàng năm, vào ngày 10/2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Hưng Đạo Đại Vương, dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và Lễ hội làng A Sào. Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật gắn với các nghi lễ văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian đặc sắc như thi pháo đất, đấu vật, cờ tướng, bơi chải, màn múa kéo chữ… Nhân dân địa phương và du khách thập phương cứ đến ngày lễ hội là nô nức, hân hoan tham dự vì muốn lưu giữ và gây dựng nét đẹp văn hóa truyền thống. Tham gia lễ hội, du khách thập phương được sống với lòng tự hào dân tộc, tái hiện lại một thời kì hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.


Khu di tích A Sào sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, khẳng định sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Đình, Đền, Bến tượng A Sào sẽ trở thành một chân kiềng trong 3 di tích: Chùa Keo – Vũ Thư (di tích quốc gia đặc biệt), Khu lăng mộ các vua Trần – Hưng Hà (di tích quốc gia) và cùng với hàng ngàn di tích khác đưa Thái Bình trở thành một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trên con đường du lịch tâm linh vùng châu thổ sông Hồng.

Đền A Sào
Đền A Sào

Khu du lịch sinh thái Cồn Đen

Bãi biển Cồn Đen nằm ở xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, Thái Bình, cách trung tâm thành phố 35km mới được biết đến cách đây không lâu. Nếu xưa kia bãi biển này chỉ là một cồn cát chưa được nhiều người biết thì nay nó đã trở thành một khu du lịch sinh thái đa dạng.

Du khách đến nơi đây sẽ thỏa sức vùng vẫy với biển, về với thiên nhiên để ngắm các cồn cát đen mỗi khi thủy triều xuống. Mùi vị mặn mòi của biển sẽ được hòa quyện với nắng mai khiến cho tâm hồn du khách như cảm nhận được vẻ đẹp quyến rũ của biển. Nếu không muốn ra biển, du khách có thể dành thời gian để tham quan rừng ngập mặn. Tại đây một chiếc phà nhỏ có sức chứa khoảng 70 người sẽ đưa du khách luồn lách qua từng khu rừng ngập mặn với hàng vạn cây sú cây vẹt đẹp mướt mắt, hoặc đặt chân lên chiếc cầu tre được mệnh danh là dài nhất miền Bắc được bắc ngang qua khu rừng ngập mặn. Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao. Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước.

Hiện khu du lịch sinh thái Cồn Đen có hệ thống nhà hàng ăn uống với mô hình nhà sàn mang kiến trúc dân tộc vùng cao diện tích khoảng vài nghìn m2 phục vụ ăn uống cho du khách cũng như tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết…Du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng biển và ngắm ra biển khơi bao la với những đợt sóng trắng ào ạt xô bờ. Chắc chắn đây sẽ là điểm du lịch lí tưởng cho bạn trong kì nghỉ của mình.

Khu du lịch sinh thái Cồn Đen
Cây cầu tre dài nhất miền Bắc

Khu du lịch biển Đồng Châu

Biển Đồng Châu nằm ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40 km. Điều ấn tượng đầu tiên khi đến đây có lẽ là một nơi ít người, thích hợp cho kỳ nghỉ dưỡng cần sự yên tĩnh. Tuy không được đẹp như các bãi biển khác, nhưng bãi biển Đồng Châu lại mang rất nhiều nét đẹp hoang sơ, tạo nên sự ấn tượng, độc đáo cho du khách.

Khi tới đây, bạn không những được tắm biển với không gian yên tĩnh, thơ mộng mà còn được khám phá khung cảnh thiên nhiên với những rừng thông, phi lao xanh ngắt rất tuyệt vời. Đặc biệt, Bãi biển Đồng Châu là khu nuôi vạng (hay còn gọi là ngao) nổi tiếng. Kéo dài 8-10km trên biển, du khách sẽ chỉ nhìn thấy các chòi canh ngao mọc lên như nấm. Ngao được lấy giống từ khắp đất nước hay tận Trung Quốc. Ngao nhà ai thả ngay dưới ô chòi nhà đó, không cần cho thức ăn gì mà chỉ chờ thủy triều lên, đưa phù du vào nuôi ngao. Ngao ở đây ngon cũng nhờ kiểu cho ăn tự nhiên ấy. Ngoài ra, du khách còn có thể đi tàu hoặc xuồng gắn máy từ bãi biển Đồng Châu ra bãi biển Cồn Thủ, Cồn Vành để khám phá cũng là trải nghiệm vô cùng thú vị.


Nhà thờ Bác Trạch

Nhà thờ Bác Trạch hay còn gọi là Đền thánh đức mẹ mân côi nằm ở xã Vân Trường huyện Tiền Hải, Thái Bình. Đây là ngôi thánh đường mang vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy và vô cùng tráng lệ. Bất cứ ai ghé đến đền phải ngỡ ngàng và thốt lên đầy trầm trồ bởi sự tráng lệ của nhà thờ này.

Nhà thờ Bác Trạch là một trong những nhà thờ lớn nhất tại Việt Nam. Được xây dựng trong vòng 7 năm trước khi được khánh thành vào ngày 13.10.2013. Nơi đây được xây dựng khá công phu với hàng tấn vật liệu xây dựng kết hợp với kiến trúc tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ mang đến không gian sống động, huyền bí. Hơn thế nữa, du khách sẽ bị ấn tượng bởi hơn 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp,mỗi cửa là một bức tranh nhiều màu sắc.

Đến với nơi đây, khách du lịch có thể tham quan các địa điểm như nhà thờ chính, cung thánh. Đây chủ yếu là nơi diễn ra các nghi lễ hàng ngày, là nơi mà mọi người đến để cầu nguyện. Ngoài ra bạn cũng có thể ghé tới phần dành cho giáo dân dự thánh lễ có cả các hàng ghế ngồi và quỳ riêng biệt. Phía xung quanh nhà thờ Bác Trạch có tới 14 chặng Đàng Thánh giá – tranh và tượng được làm để tái hiện lại Cuộc thương khó của chúa Giê – su. Bên cạnh đó, du khách có thể ghé tới hang đá, tháp chuông hay đài Đức Mẹ, phòng học giáo lý, nhà sách để tìm hiểu. Rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn đang chờ đợi được khám phá tại nhà thờ Bác Trạch này đấy!


3 cánh đồng hoa ở Vũ Thư

Những ngày tháng 12, thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình như tô điểm thêm bởi 3 cánh đồng hoa tuyệt đẹp, khoe sắc giữa đất trời: cánh đồng hoa cải, cánh đồng hoa hướng dương và cánh đồng hoa tam giác mạch.

Đầu tiên phải kể đến sự xuất hiện của loài hoa cải vàng rực rỡ được nhiều người biết đến vào thời điểm tháng 12/ 2015. Thông thường, cải sẽ được gieo trồng vào tháng 10 và đến tháng 12 sẽ chính thức hết mùa. Trong khoảng thời gian này, cánh đồng hoa cải vàng như thỏi nam châm hút du khách đến với mảnh đất bình yên này. Với diện tích lên tới gần 100m2, sắc vàng óng ả, rực rỡ một vùng khiến bất cứ ai cũng ngẩn ngơ ngắm nhìn, và muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp tại cánh đồng bao la.

Khi nhắc đến hoa hướng dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những vườn hoa rộng lớn ở Nghĩa Đàn – Nghệ An hay ở Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ lỡ cánh đồng hoa hướng dương tại Thái Bình sẽ là một thiếu sót lớn, đặc biệt là đối với những du khách ở một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…Giữa không gian bao la, khoáng đạt, những bông hoa mặt trời kiêu hãnh vươn mình khoe sắc vàng rực một góc trời, thắp sáng những ngày sang đông u ám.

Là một trong những loài hoa mới xuất hiện tại Thái Bình trong thời gian gần đây nhưng vườn hoa tam giác mạch tọa lạc ở thôn Hội Khê, xã Hội Lý, Huyện Vũ Thư, Thái Bình đã nhanh chóng trở thành một “cơn sốt” đối với giới trẻ. Hoa tam giác mạch thường được trồng nhiều ở vùng đất Hà Giang do đặc tính về đất đai, nguồn nước và khí hậu. Vì vậy, khi đưa giống hoa này về trồng việc chăm sóc cũng như tính toán về thời gian hoa nở luôn có sự cẩn thận, kỹ lượng. Hoa tam giác mạch ở Thái Bình tại thời điểm hiện tại đã bắt đầu bung cánh tuy nhiên theo anh Tuấn (Chủ vườn hoa tam giác mạch) chia sẻ, hoa sẽ nở đều và đẹp nhất khoảng cuối tháng 12, để đảm bảo chất lượng hoa cũng như mang đến cho du khách tham quan không gian tuyệt đẹp để lưu giữ khoảnh khắc. Thay vì trồng hoa thành vườn rộng, hoa tam giác mạch ở Thái Bình sẽ được tạo thành hình trái tim để mang đến điểm nhấn đặc biệt và khác lạ so với các vườn hoa khác.

Gía tham quan cả 3 vườn hoa trên rất phải chăng, dao động trong khoảng từ 15.000 – 20.000 VNĐ. Còn chần chờ gì nữa mà không đến thăm ngay địa điểm check-in


Đền Thánh Mẫu Thái Bình

Đền Thánh Mẫu là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đền thờ một bà Hoàng hậu nhà Đinh có tên húy là Đinh Thị Tỉnh, hiệu Trinh Minh hoàng hậu. Trong đời sống tâm linh của người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất. Từ nhiều thập kỷ qua, giới nghiên cứu tín ngưỡng dân gian trong và ngoài nước đều thống nhất nhận định: tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian giàu tố chất nhân văn độc đáo của Việt Nam.

Đền thờ Hoàng hậu cùng với đền thờ 4 người anh trai của bà ở thôn Bắc trở thành những di tích quan trọng thờ các vị thành hoàng làng Phù Lưu xưa, nay là xã Đông Sơn. Trong đền còn lưu giữ nhiều sắc phong thời Nguyễn và cuốn thần tích chữ Hán do Đông Các Đại Học Sĩ Nguyễn Bính soạn được sao vào năm 1739.

Đền Thánh Mẫu
là một công trình kiến trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ đã được trùng tu vào cuối thế kỉ thứ 19. Đền quay mặt hướng Đông Nam, gồm các công trình: Đền và tào xá, tắc môn, hoành mã, giếng nước, đền kết cấu chữ Đinh, gồm 2 tòa, 7 gian, 5 gian tào xá. Tổng thể công trình được khép kín bởi tào xá, tường bao viên, hoành mã tắc môn, có giếng nước trước cửa đền làm cho ngôi đền toát lên vẻ uy linh, thâm tĩnh của một nơi thờ bậc mẫu nghi thiên hạ. Đây là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở huyện Đông Hưng.

Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 đi Hải Phòng khoảng 14 km rẽ tay phải, theo đường liên xã đi vào thôn Trung, rẽ trái 200 m là đến đền “Quốc Mẫu Từ”. Đền nằm trên diện tích gần 2 sào Bắc bộ, bốn mặt giáp đường giao thông liên xóm, liên thôn. Đền Thánh Mẫu nằm trên địa bàn thôn Trung, xưa thuộc xã Phù Lưu, tục gọi là làng Phù. Đây là vùng đất huyện Cổ Lan thời Trần. Sau đổi là Tây Quan; thế kỉ 19 là Đông Quan – nay là huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Đền Thánh Mẫu Thái Bình
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Làng dệt chiếu Hới

Làng nghề dệt chiếu Hới tọa lạc cách thức trọng tâm thành phố Thái Bình khoảng 40 km. Xuyên qua các cánh đồng lúa bao la, khách du lịch sẽ đã từng đến đó với ngôi làng có truyền thống cổ truyền dệt chiếu rất chi là lâu năm này. Ngôi làng với trên 3.000 hộ dân cư, có tới hơn 80% hộ dân trong số đó làm nghề dệt chiếu. Qua biết bao nhiêu thăng trầm, các biến cố lịch sử, dân cư vị trí này vẫn giữ cho chính bản thân mình đám lửa nghề, yêu nghề tới thế và càng ngày càng đưa tiếng tăm dòng sản phẩm chiếu Hới vang xa. Làng nghề dệt chiếu Hới – dệt nên các tâm tình.

Nói đến chiếu làng Hới là nói tới sự hội tụ những tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một chiếc chiếu. Từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đến việc lựa cói rồi lên khung dệt. Chiếu Hới chính là sản phẩm truyền thống của làng này. Và là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng nhất vùng. Không chỉ của Hưng Hà mà vươn ra cả nước. Lách cách thoi đưa, sớm tối những người thợ thủ công làng Hới đang dệt những chiếc chiếu đẹp về hình thức, tốt về chất lượng, mang những tâm tình của người dân vùng đồng bằng Sông Hồng.

Từng quá trình, từ bước tỉ mỉ, cần cù, dưới đôi bàn tay của không ít người thợ bài bản, các chiếc chiếu đẹp hoàn hảo nhất được hoàn thành. Dưới đôi bàn tay của không ít người thợ bài bản, các chiếc chiếu đẹp hoàn hảo nhất được hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thể được tham gia trải nghiệm làm chiếu ở đây, bạn cũng sẽ có thể xin phép những người dân thợ dệt, họ sẽ không ngần ngại mà chỉ dẫn bạn đâu, được xem là một tham gia trải nghiệm rất thích thú đấy!

Làng dệt chiếu Hới
Làng dệt chiếu Hới

Thái Bình – mảnh đất với những địa điểm du lịch hấp dẫn, đi vào lòng người. Hãy đến với Thái Bình để một lần trong đời bạn được hòa mình vào không khí của thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của nơi đây nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *