Với biệt danh “sát thủ giấu mặt”, đột quỵ – tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong bất ngờ, không thể lường trước được hoặc những … xem thêm…biến chứng nặng nề cho người bệnh mặc dù may mắn được cứu sống. Và xu hướng tử vong do đột quỵ đang không ngừng trẻ hóa hiện nay. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần hiểu những cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất để chăm sóc cho sức khỏe của mình nhé!
Bạn đang đọc: Top 10 Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả nhất bạn nên chú ý
Đi bộ thường xuyên 20 – 30 phút mỗi ngày
Cho dù bận rộn như thế nào thì bạn cũng cố gắng dành 20 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ. Thậm chí, nếu bạn quá bận thì hãy chia thời gian tập luyện làm 2 lần, mỗi lần nên đi trong khoảng 10 phút cũng có hiệu quả tốt. Duy trì tốt hoạt động đi bộ sẽ cải thiện tâm trạng cho bạn. Một nghiên cứu nói rằng: đi bộ thường xuyên có khả năng cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, bài tập này cũng có thể giúp khắc phục trầm cảm. Đi bộ trong một công viên được bao quanh bởi cây xanh và không khí trong lành đã được chứng minh hiệu quả trong việc mang lại sự thư giãn và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, đi bộ đã làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Các hoạt động đi bộ, được thực hiện thường xuyên có thể tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Những người trẻ tuổi thì có thể chọn đi bộ với tốc độ nhanh, còn người trung niên nên đi bộ với nhịp đi chậm rãi và chú ý hít thở đều. Chú ý nên thực hiện việc tập thể dục vừa sức với mình, không nên gượng ép cơ thể quá mức. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 40.000 phụ nữ tình nguyện, nguy cơ tai biến sẽ giảm 40% nếu bạn kiên trì thực hiện đi bộ thường xuyên.
Ngủ đủ giờ
Giấc ngủ chiếm 1/3 tổng thời gian của cuộc đời mỗi người, tuy nhiên bạn không thể ngủ quá 10 tiếng mỗi ngày. Theo nghiên cứu của Đại Học Harvard nước Mỹ, những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm làm tăng 63% nguy cơ đột quỵ so với người có giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng. Hay theo một nghiên cứu của Nhật, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 62%. Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2011 của Đại học Case Western (Mỹ) cho rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng có nhiều khả năng dễ bị polyp đại trực tràng, cao hơn bình thường 47%, chúng có thể phát triển thành ung thư. Nên các bạn chú ý ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Khi đi ngủ bạn nên loại bỏ lo lắng và nếu không thể ngủ sau 15 phút lên giường, bạn có thể rời giường và làm một việc nào đó giúp thư giãn như: nghe nhạc, tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng sau đó quay lại giường khi thấy mệt. Bạn cần chú ý không uống các chất kích thích: Cà phê, chocolate và nicotin khiến bạn khó ngủ. Chất cồn nó thể giúp bạn dễ ngủ lúc đầu nhưng sau đó nó sẽ quấy nhiễu giấc ngủ của bạn. Vì thế, hãy tránh các loại này ít nhất vài tiếng trước khi đi ngủ. Khi cơ thể ngủ đủ giấc, bạn sẽ khoan khoái trong công việc. Vậy, chúng ta nên ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng mỗi đêm, tránh ngủ quá ít hay quá nhiều. Ngủ đủ giấc là liều thuốc quý trong quá trình phòng ngừa bệnh tim mạch bạn nhé!.
Đề phòng chứng đau nửa đầu
Đau nửa đầu được xếp vào một trong những bệnh đặc biệt, chiếm khoảng 10% dân số, trong đó bệnh nhân nữ gấp 3 lần bệnh nhân nam; người trẻ mắc nhiều hơn. Biểu hiện của bệnh như: cơn đau thường đến từ từ, nhưng mỗi lúc một nặng thêm. Cơn đau có thể kéo dài 2 – 4 giờ, nhưng cá biệt có thể kéo dài vài ngày, khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập. Cùng với những cơn đau là cảm giác buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng… Một số trường hợp đau nặng còn bị ảo giác như thấy các đường zic-zăc và ánh sáng loá. Đó là các cảm giác không bao giờ có thể quên đối với những người từng bị cơn đau nửa đầu hành hạ.
Khi cơ thể bạn mệt mỏi hoặc khi bạn hay bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc nó gây ra chứng đau nửa đầu. Nhất là ở phụ nữ, căn bệnh này thường gặp ở họ do sự thay đổi về thuốc men hay nội tiết. Đau nửa đầu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, nhiễm trùng não, u não, có cục máu đông trong não,… Cơn nửa đầu có thể là biểu hiện của một bệnh lành tính hơn như: Migraine, đau đầu từng cụm, đau thần kinh chẩm, đau dây (hay đau thần kinh tam thoa), đau do thoái hóa cột sống cổ,…Triệu chứng đau đầu dai dẳng này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao về biến chứng tai biến mạch máu não ở nữ giới. Tốt nhất không nên chủ quan khi phát hiện triệu chứng đau đầu như thế này và nên đến bác sĩ tư vấn để điều trị kịp thời sớm nhất có thể.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Để có được một hệ tim mạch và thần kinh khỏe mạnh, thì chế độ ăn uống khoa học theo nguyên tắc giảm chất béo và tăng cường chất xơ từ rau, củ quả là điều rất cần thiết mà chúng ta nên thực hành mỗi ngày. Những căn bệnh thường dẫn đến đột quỵ là: tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… và nguyên nhân chính gây ra chúng chính là việc nạp vào cơ thể quá nhiều lượng cholesterol xấu từ thực phẩm dầu mỡ cùng các thức ăn chứa nhiều đường, muối. Nguyên tắc quan trọng nhất để giảm đột quỵ chính là giảm lượng mỡ xấu trong máu. Vì thế việc hạn chế thức ăn chiên, nướng là điều nên thực hiện đầu tiên khi phòng ngừa tai biến. Ngoài ra, nên cố gắng tránh xa hai thứ “thuốc độc” giết chết sức khỏe bạn qua từng ngày khi quá lạm dụng chúng, đó là: thuốc lá và rượu bia.
Theo một nghiên cứu, các loại thực phẩm giàu chất đạm góp phần giảm khoảng 20% những cơn tai biến não và tim mạch. Vì thế, bạn nên chú ý bổ sung thực phẩm có nhiều chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Những loại quả tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ bạn nên biết như: chuối, khoai lang, nho khô hay dầu ô-liu… Sử dụng dầu olive khi nấu các món ăn như: áp chảo, rán, nướng… sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu mới cho thấy, sử dụng dầu olive còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Hay một nghiên cứu quan sát đối với hơn 7.600 người Pháp ở độ tuổi trên 65 cho thấy: những người thường xuyên sử dụng dầu olive sẽ gúp giảm nguy cơ đột quỵ hơn 40%. Các loại trái cây này giảm nguy cơ đột quỵ cho bạn. Để có một sức khỏe tốt và một tâm trạng tốt trong cuộc sống, bạn nên bổ sung khẩu phần ăn đa dạng các loại trái cây trên. Nó không những giảm nguy cơ đột quỵ mà còn rất đẹp da bạn nhé!
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng
Stress, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân hình thành các tác nhân gây đột quỵ. Căng thẳng sẽ khiến bạn hình thành nên thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, mất ngủ kéo dài. Điều đó dễ gây cao huyết áp, mất ngủ và tuần hoàn máu không lưu thông tốt. Theo TS.BS. tim mạch Alan Rozanki – thành viên nhóm nghiên cứu BMRI (Viện nghiên cứu y khoa Berghofer của Úc) cho rằng, những người sống lạc quan thường có sức khỏe tốt. Sự lạc quan giúp họ duy trì lối sống tích cực, hạn chế các tác nhân dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần bạn nhé.
Người ta nói: “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Chính vì vậy, việc giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan trong cuộc sống đóng góp vô cùng quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Vì cuộc sống hiện đại luôn tồn tại nhiều áp lực, nên càng có nhiều người mắc phải căn bệnh trầm cảm – một nguyên nhân làm tăng 29% các cơn tai biến mạch máu não. Bạn nên đến các cơ quan y tế để chuẩn đoán khi có các biểu hiện như: buồn phiền kéo dài, chán đời, biếng ăn, mất ngủ, mất hứng thú với mọi thứ quanh mình… Thêm vào đó, bạn nên thử tập ngồi thiền mỗi ngày trong thời gian rảnh để học cách điều hòa hơi thở cùng thư giãn tinh thần. Thiền là một liệu pháp tuyệt vời cho những bạn đang đối mặt với các triệu chứng trầm cảm nêu trên và đó cũng góp phần phòng tránh đột quỵ rất hiệu quả đấy.
Ghi nhớ những biểu hiện báo trước đột quỵ
Đột quỵ, tên gọi khác là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu không lưu thông ảnh hưởng đến vùng não. Đột quỵ xảy ra sau khi tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu và gây ra cái chết của các tế bào thần kinh. Điều này khiến các tế bào bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các chức năng. Có một số dấu hiệu thường xảy ra trước một cơn đột quỵ mà mọi người cần ghi nhớ và khi bạn phát hiện một trong những triệu chứng nguy hiểm thì nên đến ngay bệnh viện gần nhất để chuẩn đoán và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Một số biểu hiện của đột quỵ như: Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Lúc này bạn có thể khuyên bệnh nhân cười và quan sát. Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Người chăm sóc hãy nói bệnh nhân giơ tay lên và so sánh. Nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ. Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường. Đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ.
Tìm hiểu thêm: Top 7 Máy tạo độ ẩm không khí tốt cho sức khỏe được ưa chuộng nhất
Khám sức khỏe định kỳ
Nhiều người đã lơ là việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm vì quan niệm “Trời kêu ai nấy dạ”. Chính vì thế, chúng ta đã bỏ qua những cơ hội để hiểu rõ về tình hình sức khỏe của mình và làm mất thời cơ điều trị tốt nhất nếu bệnh được phát hiện sớm. Vậy nên bạn hãy duy trì thói quen kiểm tra các thông số sức khỏe như: lượng mỡ trong máu, huyết áp, đường huyết… cùng việc thực hiện siêu âm, điện tâm đồ và não đồ khoảng 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp chúng ta phát hiện các dấu hiệu gây bệnh đột quỵ và có biện pháp để ứng phó kịp thời. Đừng vì sợ bị phát hiện thêm bệnh mà phải gánh chịu các hậu quả xấu hơn cho sức khỏe và tính mạng của mình nhé.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người tử vong do đột quỵ cao nhất trên thế giới. Trung bình mỗi năm có đến hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ từ nhẹ đến trung bình, nặng. Trong số đó, chỉ có khoảng 14% trường hợp được đưa đến bệnh viện để can thiệp trong “thời gian vàng”. Có thể thấy, tỷ lệ người bị đột quỵ ngày một gia tăng và rất nhiều trường hợp được đưa đến bệnh viện chậm trễ dẫn đến tàn phế, tử vong. Việc tầm soát đột quỵ sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến đột quỵ, phát hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường, các bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ đột quỵ. Như vậy có thể hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Kiểm soát huyết áp và đường huyết
Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ. Nếu không kiểm soát được huyết áp sẽ gây hại cho sức khỏe bạn. Vì thế kiểm soát huyết áp vô cùng quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.Trong khẩu phần ăn bạn hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao. Cần giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế sử dụng các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Lượng muối
Mặt khác để kiểm soát huyết áp bạn nên ăn nhiều trái cây, rau quả và sản phẩm làm từ sữa ít chất béo, giảm mỡ bão hòa được khuyến cáo để hạ huyết áp. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega-3 (một axit béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ). Mỗi tuần vài 3 lần thu nhận axit béo hệ omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, các loại quả và hạt như quả óc chó… sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ mạch máu. Bên cạnh đó, những người có tiền sử cao huyết áp cần chú ý dùng thuốc giảm huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc để kiểm soát huyết áp, phòng ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, bạn nên giữ đường huyết trong mức kiểm soát. Đường huyết cao sẽ hủy hoại mạch máu và dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây đột quỵ. Theo dõi đường huyết thường xuyên. Tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc để giữ mức đường huyết trong mức cho phép là cách để phòng ngừa đột quỵ.
Điều trị bệnh rung tâm nhĩ
Ở những bệnh nhân rung tâm nhĩ, 2 ngăn trên cùng của tim (gọi là tâm nhĩ) co bóp rất nhanh và hỗn loạn, không đều. Điều này dẫn đến máu bị ứ đọng trong tâm nhĩ, tạo điều kiện hình thành những cục máu đông trong tim. Những cục máu đông này sau đó có thể được tim bơm ra, di chuyển theo các mạch máu đến não hoặc các cơ quan khác gây ra đột quỵ hoặc tắc mạch máu cấp ở các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh nhân rung tâm nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 – 7 lần so với những bệnh nhân khác. Trong rung nhĩ, nhịp tim đập không đều, thường đập nhanh liên tục làm tim co bóp kém, yếu đi và giảm hiệu quả bơm máu đi nuôi cơ thể. Mặt khác, nếu tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ suy tim, đồng thời làm nặng thêm tình trạng các bệnh lý tim mạch khác, nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong.
Nói một cách dễ hiểu, rung tâm nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim, tâm nhĩ đập không “ăn nhập” với các phần còn lại của tim. Bệnh rung tâm nhĩ thường xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Triệu chứng của bệnh là tim đập nhanh, chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi. Một số người không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Khi những cục máu đông này đi lên não có thể gây đột quỵ não. Chính vì vậy, những người mắc bệnh rung tâm nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người không mắc bệnh.
Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích
Việc hút thuốc lá từ lâu đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của con người bởi vì thuốc lá cũng như khói thuốc lá chứa những chất độc hại, nhất là những chất gây ung thư. Rất đáng chú ý là thuốc lá chứa nicotin là một chất có khả năng gây nghiện rất cao, khiến cho người hút thuốc lá bị phụ thuộc về cả thể chất và tâm lý. Một độc chất khác cũng có trong thuốc lá là hắc ín làm cơ thể dễ bị tổn thương hơn. Tác hại của thuốc lá gây ra chính là những bệnh lý về tim, gan và phổi. Hút thuốc lá gây bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những bệnh lý ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư bàng quang…
Việc ảnh hưởng của thuốc lá và bệnh tim cũng như những bệnh lý khác đã kể trên đều phụ thuộc vào số lượng thuốc lá hút mỗi ngày và số năm hút thuốc lá của người bệnh. Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng lại bởi hút thuốc làm giảm oxy trong máu, dễ dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Đồng thời, khói thuốc lá kích thích động mạch, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ trong động mạch. Chính vì vậy, những người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cao gấp 2 lần và nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não cao gấp bốn lần so với những người không hút thuốc.
>>>>>Xem thêm: Top 15 Loại rau quả có màu đỏ có lợi cho sức khỏe nhất
Hiện nay, bệnh đột quỵ nguy hiểm cũng thường xảy ra ở những người trẻ tuổi với nhiều biến chứng phức tạp hơn. Chính vì thế, với châm ngôn “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta hãy cùng bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ đột quỵ qua các phương pháp hữu ích trên nhé.