Hiện nay, máu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Như vậy, khi người bệnh thiếu máu quá nặng, nguồn máu được bồi hoàn vào hoàn … xem thêm…toàn dựa vào nguồn máu từ người hiến máu. Việc hiến máu không chỉ là cứu người mà còn mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người hiến máu. Hãy cùng Toplist “điểm danh” các lợi ích đó là gì nhé.
Bạn đang đọc: Top 10 Lợi ích của việc hiến máu đối với sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe miễn phí
Khám sức khỏe trước khi đi hiến máu là một điều bắt buộc với mỗi cá nhân, khi bạn đã được chấp nhận hiến máu chứng tỏ bạn có sức khỏe về mặt cơ bản là bình thường.
Sau đây là một số xét nghiệm khi hiến máu mà người đi hiến cần biết cũng như hiểu về những quyền lợi của mình được nhận: Xác định nhóm máu theo hệ ABO (gồm có nhóm máu O, A, B và AB) và nhóm máu theo hệ Rhésus (gồm có nhóm máu Rhésus dương và Rhésus âm); Sàng lọc các kháng thể bất thường của các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran; Kiểm tra sự hiện diện của kháng nguyên và kháng thể chống virus HIV-1 và HIV-2, virus viêm gan B, kháng thể chống virus viêm gan C…
Như vậy, hiến máu là một cơ hội để biết được mình thuộc nhóm máu gì, mình có mắc các bệnh truyền nhiễm nào hay không. Người đi hiến máu được xét nghiệm máu và kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Tìm hiểu xem bạn có bị thiếu máu không
Xét nghiệm huyết sắc tố được thực hiện như một phần của quy trình trước khi hiến và cho bạn biết liệu bạn có bị thiếu máu hay không. Đây là tình trạng không có đủ các tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể. Nếu cơ thể bạn đang gặp tình trạng thiếu máu, bạn sẽ được báo lại để căn cứ vào đó mà chủ động khắc phục tình trạng này qua việc ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, vận động tập thể dục thể thao… nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe.
Việc xét nghiệm trước khi hiến máu chính là quá trình kiểm tra để biết bạn có bị thiếu máu hay không, quy trình này rất an toàn và hoàn toàn miễn phí.
Hiến máu mang lại niềm vui và hạnh phúc
Hiến máu cũng như khi bạn làm việc tốt khác, giúp cơ thể được giải phóng khi suy nghĩ và tinh thần tích cực. Các nghiên cứu cho thấy hiến máu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất, một trong số đó là làm giảm huyết áp. Việc hiến máu đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời vì nghĩ rằng bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó.
Theo lời anh Lê Anh Khiêm, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch: “…Với tôi, tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm có ý nghĩa góp phần cứu sống người bệnh. Những giọt máu cho đi có thể cứu sống một bệnh nhân trong cơn nguy hiểm và khi có yêu cầu tôi sẵn sàng ngay. Tham gia hiến máu tình nguyện, tôi cảm thấy đã làm được một điều gì đó có ích cho xã hội. Tôi rất vui khi đã đóng góp một phần nhỏ bé đem lại niềm vui, nụ cười hạnh phúc cho những bệnh nhân đang cần truyền máu”.
Như vậy, ngoài lợi ích về thể chất, hiến máu nhân đạo còn mang lại lợi ích về tinh thần mang lại niềm vui và hạnh phúc.
Giảm nồng độ sắt trong cơ thể
Lợi ích sức khỏe của việc hiến máu bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis (chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt). Khi cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức sẽ gặp tình trạng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt này. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra.
Những người bị bệnh hemochromatosis có hàm lượng sắt cao có thể gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Một trong các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh hemochromatosis là cách thường xuyên lấy máu ra khỏi cơ thể. Mỗi lần hiến máu toàn phần sẽ loại bỏ 225 đến 250 mg sắt. Một trong những lợi ích của việc hiến máu thường xuyên là giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể.
Máu lưu thông tốt hơn
Cơ sở khoa học cho thấy, máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Hiến máu thường xuyên có thể cải thiện dòng máu lưu thông, giảm tổn thương thành mạch máu và tắc nghẽn động mạch, cải thiện sức khỏe cho người hiến máu.
Vì thế mà theo số liệu về dịch tễ học ở Mỹ, những người hiến máu ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn 88%. Theo những số liệu thực tế, những người hiến máu có tỷ lệ nhập viện thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với những người chưa từng hiến máu.
Đốt cháy năng lượng
Mỗi lần hiến máu chỉ mất khoảng 350ml/nam và 250ml/nữ, có thể thấy chỉ là một lượng máu nhỏ – bằng 6% tổng lượng máu trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, trong một lần hiến bạn có thể tiêu tốn khoảng hơn 650 calo, giúp đốt nhiều lượng calo hơn việc chạy bộ 30 phút cường độ cao.
Cân nặng và lượng calo là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính bởi vậy, hiến máu sẽ giúp kiểm soát lượng calo trong cơ thể hiệu quả và cân nặng. Người hiến máu có thể hiến 2 – 3 tháng một lần và cần chủ động đảm bảo trọng lượng cơ thể ở mức khoảng 50kg với nồng độ hemoglobin và sắt trong máu ổn định.
Tìm hiểu thêm: Top 18 Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất bạn cần biết
Tìm hiểu nhóm máu của bạn
Ở người, các nhóm máu được chia làm nhiều loại và mỗi loại có đặc trưng riêng. Nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì có thể phá vỡ kết cấu của mạch máu và gây nguy hiểm đến tính mạng của người được truyền máu.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong khoảng 30 hệ nhóm máu khác nhau được xác định thì hệ nhóm máu ABO và Rh D là hai hệ chính và rất quan trọng vì có tính sinh miễn dịch cực mạnh. Hiến máu sẽ cho bạn biết nhóm máu của mình. Điều này rất có ích trong trường hợp tai nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Tái tạo các tế bào máu mới
Cơ thể con người liên tục tái tạo và bổ sung máu cho cơ thể, vì vậy lượng máu trong người có thể dư. Trung bình ở người trưởng thành có khoảng từ 4,5 – 5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Trung bình, đời sống của các hồng cầu kéo dài khoảng 120 ngày. Sau đó chúng sẽ bị phá hủy và được thay thế bởi các tế bào máu mới. Một phần vật chất của hồng cầu bị phá hủy được tái sử dụng cho quá trình tạo máu, phần khác được đào thải ra ngoài (ví dụ sắc tố mật bilirubin).
Vì vậy, khi bạn tham gia các hoạt động hiến máu nhân đạo là bạn đã giúp tăng lượng máu dự trữ cho quốc gia và tạo điều kiện cho máu trong cơ thể được tái tạo một cách tốt nhất.
Giảm nguy cơ ung thư
Cơ chế của tác động hiến máu dựa trên chuyển hóa sắt, vì dư thừa sắt trong cơ thể gây áp lực cho gan gây ra rối loạn ở gan, hiến máu giúp ổn định lại hàm lượng sắt trong cơ thể nhờ vậy giảm nguy cơ tổn thương gan. Ngoài ra, sắt dư thừa tích tụ trong gan gây oxy hóa mô gan và tổn thương gan, trong một số trường hợp khác có thể dẫn tới ung thư gan. Vậy nên, việc thường xuyên hiến máu làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.
Nếu như việc hiến máu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư do liên quan đến hàm lượng sắt trong máu thì sau khi hiến máu, một phần sắt sẽ bị loại ra khỏi cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bao gồm ung thư gan, ung thư ruột kết, phổi, và cổ họng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch là do độ đậm đặc bất thường của máu, hàm lượng chất sắt trong máu quá mức sẽ gây ra tổn hại đến các mạch máu, có thể dẫn đến các cơn đau tim cùng các bệnh tim mạch khác. Việc hiến máu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do khi hiến máu, sắt oxy hóa được loại ra khỏi cơ thể.
Hiến máu thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt trong máu. Vì vậy, hiến máu không chỉ giúp kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể mà còn giảm đáng kể nguy cơ các vấn đề về tim mạch nói chung. Ngoài ra, việc hiến máu cũng giúp cải thiện sức khỏe bằng cách làm giảm nguy cơ lão hóa sớm, đột quỵ và đau tim.
>>>>>Xem thêm: Top 11 Địa chỉ lấy cao răng uy tín hàng đầu tại TP. HCM
Truyền máu giúp cứu sống được hàng triệu sinh mạng mỗi năm. Hiến máu không chỉ cứu sống người khác mà còn giúp bản thân cải thiện sức khỏe, mang đến tinh thần tích cực, thoải mái. Hy vọng những thông tin Toplist chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn.