Du lịch xuyên Việt một hành trình khám phá đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ yêu thích đi và khám phá, để có một hành trình xuyên Việt thật hoàn hảo đòi hỏi bạn … xem thêm…phải là người có kinh phí, bản lĩnh và kiên trì. Hôm nay Toplist sẽ chia sẻ những kinh nghiệm du lịch xuyên Việt tổng hợp qua chuyến đi thực tế của một số phượt thủ và làm thế nào để có tour xuyên Việt hoàn hảo dưới đây, sẽ giúp bạn có chuyến đi an toàn và trọn vẹn nhất.
Lên lịch trình 15-20 ngày
Thông thường, thời gian dành cho chuyến du lịch xuyên Việt không hề ngắn, có thể kéo dài từ 10 đến 25 ngày. Cho dù là xuất phát từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh hay ngược lại thì bạn cũng chỉ nên đi trong quãng thời gian này. Vì nếu kéo dài quá lâu hoặc quá ngắn, bạn sẽ ít có cơ hội tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của đất nước mình.
Để tránh vất vả, bạn nên chọn cự li cho mỗi ngày vừa phải, vừa đi vừa nghỉ, không nên đi cung đường quá dài, trừ trường hợp bắt buộc. Mỗi ngày đi khoảng 300-400km là vừa, di chuyển gọn trong buổi sáng là tốt nhất hoặc khoảng 14-15 giờ là đến nơi.
Hãy đảm bảo sức khoẻ cho phép và kinh phí
Không giống như khi đi du lịch theo tour mua sẵn, bạn sẽ được nhân viên của công ty lưu trú và lữ hành phục vụ từ A tới Z, đồng thời chịu trách nhiệm chăm lo cho bạn suốt cuộc hành trình. Khi tham gia các chuyến phượt, bạn sẽ phải tự túc về mọi thứ. Bởi vậy, yêu cầu cần và đủ trước tiên chính là tình trạng sức khoẻ phải thật sự tốt.
Suốt chặng đường dài với rất nhiều lần trèo đèo, lội suối, rong ruổi trên những cánh rừng, đôi khi sẽ phải cheo leo trên vách núi. Tất cả điều đó đòi hỏi bạn phải có sức khoẻ thật dẻo dai. Xin nhắc lại, du lịch bụi không dành cho những bạn có thể chất yếu đuối.
Bạn hãy xác định ngay từ đầu rằng đây là chuyến đi để khám phá, trải nghiệm bản lĩnh của chính mình, vì vậy hãy vận dụng những tài lẻ, sự khôn khéo của mình để có thể đương đầu với những khó khăn phía trước. Bạn luôn phải có một khoản tiền dự phòng cho các sự cố phát sinh trên đường đi, đừng chỉ ước chừng chi phí nhé, vì trên đường nếu xảy ra sự cố bạn sẽ rất bị động. Nhưng bạn chỉ nên mang theo tiền mặt ở mức vừa phải, có 1 thẻ ATM có sẵn tiền là ok nhất, hầu hết các địa phương, kể cả các tỉnh bây giờ đều rất sẵn máy ATM nhiều ngân hàng sẽ khiến bạn chủ động hơn rất nhiều. Vừa không lo bị mất tiền, vừa luôn yên tâm khi có các sự cố.
Phân công công việc cho các thành viên
Chỉ cần bạn có bước chuẩn bị thật tốt, cộng với lòng đam mê du lịch, mong muốn được khám phá dải đất hình chữ S thân thương thì hãy cứ xách balo lên và đi. Và cũng đừng quên rủ bạn đồng hành để có thể tăng gấp đôi năng lượng và nhiệt huyết.
Nếu bạn đi một mình thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và khó khăn hơn. Vì vậy, nếu được, hãy tìm cho mình những người bạn đồng hành tuyệt vời, chuyến du lịch của bạn niềm vui nhân lên gấp bội đấy. Lúc này, hãy phân công mỗi người một nhiệm vụ chính dựa vào thế mạnh của từng thành viên nhé.
Người lo lên lịch trình, người lo tìm địa điểm ăn uống, người lái xe hay người mua, chuẩn bị các dụng cụ hành lý,… Công việc được chia đều ra thì mỗi người sẽ có ít mối bận tâm, và mọi việc sẽ được sắp xếp cẩn thận, chu đáo hơn.
Kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô trước khi đi
Dĩ nhiên để chuyến xuyên Việt được trọn vẹn thì phương tiện chính là mối quan tâm hàng đầu. Chiếc xe ô tô sẽ là người bạn đồng hành quan trọng trong suốt cả hành trình dài. Xe sẽ phải hoạt động liên tục ngày đêm, vậy nên hãy chuẩn bị và kiểm tra thật kỹ, nếu trên đường xảy ra trục trặc gì sẽ trở nên cực kỳ khó khăn và đặc biệt là ảnh hưởng đến hành trình của bạn. Do vậy trước khi đi nếu bạn có ô tô riêng thì cần phải đi bảo trì, bảo dưỡng lại hệ thống máy móc động cơ và kiểm tra tình trạng lốp nếu có gì bất thường bạn cần phải sửa ngay.
- Kiểm tra lốp xe, nếu mòn cần phải thay mới và bơm khí nitơ để giảm độ nóng. Đồng thời chuẩn bị sẵn 1 – 2 lốp xe dự phòngKiểm tra thắng xeTrang bị các phụ kiện cần thiết như kích, đèn pin, tay kính, trọn bộ phụ tùng xeBơm điện: nếu không may xe bị cán đinh, bạn có thể dùng bơm điện để bơm lốp lên và di chuyển tiếp khoảng 9 – 10 km để tìm chỗ vá
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị bộ đồ nghề sửa chữa xe và lốp dự phòng vì không phải lúc nào xe hỏng giữa đường cũng có thể tìm được hàng sửa chữa gần đó đâu nhé.
Cập nhật thông tin thời tiết
Thời tiết luôn có tác động vô cùng lớn đến chuyến du lịch của bạn. Không khí quá nóng chắc chắn sẽ khiến hành trình khó chịu. Mưa quá to hẳn cũng sẽ khiến tình hình di chuyển bị trì hoãn. Vì vậy, trước chuyến đi khoảng 1 tuần, bạn hãy thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết.
Khi chuẩn bị đến từng khu vực, hãy xem chi tiết biểu đồ dự đoán thời tiết. Kinh nghiệm du lịch xuyên Việt này sẽ khiến hành trình của bạn dễ dàng hơn rất nhiều đó.
Lựa chọn điểm đến phù hợp nhất
Để có chuyến du lịch xuyên Việt trọn vẹn nhất, các bạn nên chuẩn bị trước kế hoạch về địa điểm nên đi những đâu, quỹ thời gian và kinh phí. Thông thường một chuyến du lịch xuyên Việt kéo dài từ 10 đến 30 ngày và đi qua từ 10 đến 15 địa điểm. Nếu du lịch xuyên Việt bằng xe máy các bạn nên tính toán xem chiều về mình có thể tiếp tục được không hay di chuyển bằng tàu hỏa hoặc máy bay để tiết kiệm thời gian cũng như công sức.
Một số lịch trình các bạn có thể tham khảo:
- Hà Nội – Chùa Hương – Sapa – Yên Tử – Hạ Long – Tam Cốc – Bái Đính – Phong Nha – La Vang – Huế – Bạch Mã – Đà Nẵng – Hội An – Quy Nhơn – Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt – Sài Gòn – Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Cần Thơ – Vĩnh Long – Tiền Giang- Sài Gòn (26 ngày)Hà Nội – Hạ Long – Lào Cai – Sa Pa – Huế – Đà Nẵng – Hội An – Sài Gòn – Mỹ Tho – Cần Thơ – Cái Răng – Thành phố Hồ Chí Minh (14 ngày 13 đêm)
Tính toán thời gian sao cho phù hợp
Trước khi đi bạn nên căn chỉnh và sắp xếp thời gian và lên kế hoạch chuyến đi sao cho phù hợp nhất. Để đảm bảo an toàn các bạn nên khởi hành sớm và tới điểm nghỉ trước khi trời tối, lưu ý không nên đi vào ban đêm. Để tránh tình trạng hết xăng nơi hoang vắng, bạn nên đổ đầy bình xăng trước khi đi.
Bạn có thể tham khảo lịch trình 15 ngày như sau:
Ngày 1 – Đêm 1: TP Hồ Chí Minh – Đại Lãnh – Tuy Hòa
Ngày 2 – Đêm 2: Quy Nhơn
Ngày 3 – Đêm 3: Hội An – Đà Nẵng
Ngày 4 – Đêm 4: Bán đảo Sơn Trà – Bà Nà Hill
Ngày 5 – Đêm 5: Cố đô Huế
Ngày 6 – Đêm 6: Quảng Bình
Ngày 7 – Đêm 7: Nghệ An
Ngày 8 – Đêm 8: Vinh – Thanh Hóa
Ngày 9 – Đêm 9: Ninh Bình
Ngày 10 – Đêm 10: Hạ Long
Ngày 11 – Đêm 11: Yên Tử – Việt Trì
Ngày 12 – Đêm 12: Lai Châu – Điện Biên
Ngày 13 – Đêm 13: Sapa – Lào Cai
Ngày 14 – Đêm 14: Mai Châu – Hòa Bình
Ngày 15 – Đêm 15: Hà Nội
Lưu ý quan trọng là chủ động tìm phòng nghỉ tại các điểm dừng chân nhé, bạn có thể liên hệ nhờ đặt phòng.
Chuẩn bị hành lý và những vật dụng cần thiết khi du lịch xuyên Việt
Để bắt đầu một chuyến xuyên Việt, bạn cần phải chuẩn bị hành trang thật chu đáo. Về trang phục, bạn nên mang đầy đủ nhiều loại quần áo từ mỏng đến dày vì mỗi thành phố sẽ có khí hậu khác nhau, nhiệt độ cũng chênh lệch vào sáng sớm và trưa chiều, và cũng đừng quên mang theo đồ bơi để tắm biển và áo mưa để tránh mưa nhé.
Theo kinh nghiệm du lịch xuyên Việt tự túc và suôn sẻ nhất, hành lý chuẩn bị nên mang gọn nhẹ, đơn giản, chỉ nên mang theo những vật dụng cần thiết. Vật dụng thì ngoài máy ảnh, sách hướng dẫn du lịch, túi đựng khi trời mưa…các bạn cũng nên chuẩn bị thuốc hạ sốt, đau bụng hay thuốc dị ứng, dầu gió. Trước khi đi bạn nên chú ý theo dõi thời tiết trên các chương trình truyền hình và phát thanh để chuẩn bị các vật dụng thích ứng với thời tiết bất thường.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị cho mình những vật dụng cần thiết như giày thể thao, bộ dụng cụ y tế, lều trại, túi ngủ du lịch nếu bạn có sở thích cắm trại qua đêm. Thêm vào đó, một ít đồ ăn vặt, đồ ăn khô và nước uống cũng nên có sẵn trên xe. Chúng sẽ giúp bạn chống đói trên những quãng đường dài, hay khi chưa kịp tìm được quán ăn.
Nơi lưu trú khi du lịch xuyên Việt
Du lịch xuyên Việt không những đòi hỏi điều kiện về tài chính mà còn các yếu tố khác như thời gian và kinh nghiệm. Bởi đó sẽ là một hành trình dài tới rất nhiều vùng miền trên cả nước. Đi du lịch xuyên Việt bạn sẽ phải lưu trú ở rất nhiều nơi. Tùy vào điều kiện và sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn nơi ở phù hợp với mình.
Thông thường gần các điểm du lịch đều có nhiều nhà nghỉ, khách sạn hay nhà trọ bình dân, để tiết kiệm chi phí các bạn có thể thuê nhà trọ giá rẻ bình dân ở ven đường, hoặc đặt trước tại các Homestay.
Nếu có người thân quen ở địa phương nên nhờ họ tư vấn và giúp đỡ. Trước khi thuê phòng các bạn nên kiểm tra về chất lượng, an ninh xung quanh cũng như giá cả phù hợp.
Kinh nghiệm ăn uống khi du lịch xuyên Việt
Trên đường đi nên tìm quán đông xe, thường là đông xe tải dọc đường quốc lộ để ghé vào ăn trưa. Khi ăn cũng thường vừa gọi món vừa hỏi giá luôn. Còn bữa tối thì nên tìm trước quán ăn ngon vì thông thường đây cũng là thời gian xác định nghỉ lại. Vì vậy, đừng quên chuẩn bị cho mình một danh sách các món ăn đặc sản địa phương để từ từ thưởng thức thức nhé!
Khi du lịch xuyên Việt, các bạn cần lưu ý khi sử dụng các thực phẩm ở địa phương khác. Không nên ăn các loại thực phẩm lạ, sống hoặc chín tái vì có thể đau bụng ảnh hưởng tới hành trình của bạn. Hạn chế sử dụng các loại nước lạnh, đồ uống có gas và cồn sẽ ảnh hưởng tới tay lái của bạn. Không nên ăn quá đầy bụng.
Một số món ăn địa phương các bạn có thể tham khảo như: chè (Huế), bánh tráng thịt heo (Đà Nẵng), cháo lươn (Nghệ An), bánh khoái, bánh bèo, bánh bột lọc…(Quảng Bình), cơm gà (Quảng Nam), Cua huỳnh đế (Bình Định)…khi lựa chọn quán ăn ven đường các bạn nên vào những quán có nhiều xe tải dừng ăn. Không nên lựa chọn những hàng quán có xe khách dừng chân, vì những người đi xe tải thường biết chọn quán ăn ngon và rẻ hơn. Danh sách những quán ăn ngon ở từng địa phương được chia sẻ rất nhiều trên mạng, trước khi đi các bạn nên tham khảo và ghi chú lại điều đó rất có lợi cho các bạn.
Hy vọng, với những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch xuyên Việt đầy đủ và chi tiết về đi lại, ăn uống, nơi lưu trú và những cung đường quen thuộc khi du lịch xuyên Việt mà Toplist chia sẻ ở trên. Có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất cho chuyến đi sắp tới của mình.