Top 10 Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng đất đầy nắng gió, khí hậu ôn hòa quanh năm. Nơi đây có một vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn và lôi cuốn biết bao du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. … xem thêm…Hãy cùng Toplist tìm hiểu những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Tây Nguyên qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Hồ Lắk – Buôn Jun

Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk và lớn thứ hai ở Việt Nam. Xung quanh hồ là các dãy núi được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật đa dạng và phong phú. Buôn Jun là một buôn làng nổi tiếng người M’Nông, sinh sống cạnh Hồ Lắk.

Đến với hồ Lăk, bạn có thể lựa chọn cho mình một tour du lịch khép kín để khám phá bản sắc văn hoá, sinh thái hồ Lăk. Với các dịch vụ du lịch phong phú như đi thuyền máy hoặc thuyền độc mộc ngắm cảnh hồ Lăk, cưỡi voi vượt hồ, thăm buôn Jun và M’Liêng – những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M’Nông còn giữ nguyên được những giá trị văn hoá, phong tục tập quán truyền thống; đi bộ dã ngoại, đi xe đạp, tắm suối đá Dakphơi, leo đồi Bảo Đại…

Đến đây vào mùa hè, du khách sẽ được trải nghiệm chuyến đi bằng hành trình cưỡi voi ngắm cảnh buôn làng, núi rừng và hồ nước mênh mông. Đặc biệt, du khách còn có thể hòa mình vào văn hóa Tây Nguyên trong những điệu múa lửa, diễn xướng cồng chiêng… hoặc dùng thuyền độc mộc để ngắm cảnh xung quanh hồ.

Hồ Lắk – Buôn Jun
Hồ Lắk – Buôn Jun

Thác ĐamB’ri

Thác ĐamB’ri nằm ở trung tâm Khu du lịch Thác ĐamB’ri, phía Tây Bắc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Với chiều cao 57 m, mặt thác rộng gần 30 m, đây là thác nước cao nhất của tỉnh Lâm Đồng. Gần đỉnh thác có chiếc cầu dài 20 m bắc ngang qua suối và đứng trên đây, du khách có thể thấy được dòng thác đổ xuống ầm ầm, tung bọt trắng xóa. Ngoài ra, du khách có thể xuống phía dưới chân thác bằng một trong ba con đường: Thang máy, motoray và đi bộ men theo sườn núi để ngước mắt nhìn lên cảnh tượng hùng vĩ mà dòng thác chảy xuống tạo ra.

Xung quanh thác Đambri là cả một quần thể sinh thái rộng gần 1000 ha cho khách du lịch thỏa thích chiêm ngưỡng và khám phá. Ngoài cái tên thác Đambri thường gọi, người dân Bảo Lộc trước đây quen miệng gọi thác với cái tên “Đợi chờ” bởi ngọn thác là chứng nhân của một chuyện tình buồn mà người dân tộc K’ho kể lại.

Thác ĐamB’ri
Thác ĐamB’ri

Khu du lịch rừng Madagui

Khu du lịch rừng Madagui nằm trên Quốc lộ 20, cách thành phố Hồ Chí Minh 152 km và cách Đà Lạt 148 km, là nơi hội tụ tất cả các yếu tố để du khách đến nghỉ dưỡng, tổ chức các hoạt động vui chơi, cắm trại, dã ngoại và khám phá núi rừng hoang sơ với diện tích hơn 1.200 ha. Khí hậu nơi đây mát mẻ, trong lành. Giữa cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp được bao quanh bởi hệ thống sông suối và hang động liên hoàn, cùng với thảm động, thực vật đa dạng và phong phú. Đến đây, du khách được khám phá khu rừng già nguyên sinh với hệ thống động, thực vật phong phú đa dạng, cùng hệ thống hang động kỳ bí. Ngoài ra, các tảng đá nghệ thuật kì vĩ nằm bên cạnh những bóng cây cao vút tạo nên cảnh sắc nên thơ, trữ tình của nơi này.

Sự khác biệt của rừng Madagui với những khu du lịch rừng khác còn nằm ở các dịch vụ giải trí, ở đây cực kỳ thích hợp cho các hoạt động hội trại hay các nhóm bạn trẻ thích khám phá bởi hệ thống trò chơi cảm giác mạnh như: Chèo thuyền kayak, zipline, leo núi, đi bộ trên không, trượt cỏ, cưỡi ngựa, bắn súng đạn nước sơn, bắn súng đạn thật, các hoạt động lều trại… Bên cạnh đó, ẩm thực cũng là điểm độc đáo của khu du lịch rừng này,với món cá suối – rau rừng đặc trưng của vùng rừng núi Madagui: Các loại cá dưới suối và các loại rau trên rừng khi kết hợp với nhau một cách hợp lý chắc chắn sẽ làm nức lòng những du khách sành ăn…

Khu du lịch rừng Madagui
Khu du lịch rừng Madagui

Thác Datanla

Thác Datanla nằm cách Đà Lạt khoảng 5 km, là một trong những điểm đến nổi tiếng ở Đà Lạt. Nơi đây mang vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng, vừa hoang sơ, bí ẩn lại nên thơ, trữ tình. Thác Datanla có độ ghềnh chỉ khoảng 20 m, là điểm dừng chân được du khách yêu thích, đặc biệt là các cặp tình nhân bởi không quá ồn ào và không quá dốc. Thác Dalanta gồm 7 tầng thác hùng vĩ với dòng nước trong veo, chảy qua sườn núi đá hoa cương xuống những phiến đá lớn, tung bọt trắng xóa. Đến đây, du khách ngoài việc ngắm nhìn cảnh tượng thác nước hùng vĩ, đắm mình trong làn nước mát dưới chân thác, còn có thể lắng tai nghe tiếng chim trong những rừng thông xanh mướt đang ríu rít gọi nhau.

Thác Datanla Đà Lạt là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng của du khách. Khi du khách đến đây tham quan có thể trút bỏ được hết những buồn phiền. Những lo toan trong cuộc sống bộn bề lo toan, những công việc tấp nập trong thành phố. Nhưng khi đến đây du khách sẽ được thả hồn vào với núi trời, được tham gia chơi những trò chơi mạo hiểm. Cùng với gia đình ngắm hình quanh cảnh thiên nhiên, chụp cho mình những bức ảnh đẹp nhất để không bao giờ quên được những kỷ niệm khi bạn đến tham quan Đà Lạt.

Thác Datanla
Thác Datanla

Hồ Tơ Nuêng

Hồ Tơ Nuêng còn được gọi là Hồ T’nưng, Biển Hồ hay Hồ Ea Nueng, là một trong những hồ nước ngọt đẹp nhất ở Tây Nguyên. Hồ nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, quanh năm đầy nước xanh ngắt. Con đường đến hồ đẹp như tranh vẽ, với hai bên là thông xanh ngút ngàn, cuối con đường là các bậc tam cấp bằng đá dẫn đến một ngôi nhà lồng thơ mộng ở giữa hồ. Đến đây, du khách có thể ngồi trên thuyền độc mộc thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp hoặc khám phá truyền thuyết về cái tên Tơ Nuêng – tên làng cổ trong huyền thoại của người dân nơi đây.

Hồ Tơ Nuêng là nơi ẩn náu của các loài chim như: Bói cá, cuốc đen, chim kơ túc, kơ vông thường thấp thoáng trong các cụm hoa sen, hoa súng trên mắt hồ. Le le, ngỗng trời thường lặn ngụp trong những bãi lau sậy và trên trời, chim chơ rao, chim trắc la bay lượn. Hồ Tơ Nuêng còn là vựa cá lớn của Tây Nguyên, gồm đủ loại cá nước ngọt như cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày. Ngoài ra còn có rùa, ba ba, lươn… là những thuỷ sản sống lâu năm trong hồ này.

Hồ Tơ Nuêng
Hồ Tơ Nuêng

Hang động Chư Bluk

Hang động Chư Bluk thuộc địa phận xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Nơi đây có hơn 100 hang động lớn nhỏ. Chư Bluk là nơi thách thức sự mạo hiểm của những phượt thủ bởi chỉ riêng con đường đến đã phải băng qua nhiều rừng núi hoang sơ, rậm rạp. Khi đến hang, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ hoang sơ và kỳ bí đến tận cùng bởi nơi đây chưa có dấn chân người khai thác.


Thám hiểm hang Chư Bluk là một hoạt động hết sức thú vị. Đây là hang động núi lửa lớn nhất của Đông Nam Á. Hang này còn rất hoang sơ chưa có dấu chân người đặt tới vì vậy đây là địa điểm du lịch thú vị hấp dẫn đối với những ai muốn thám hiểm thế giới kì bí của thiên nhiên. Tới đây bạn được tham quan, thám hiểm vẻ hoang sơ, kì bí của nơi đây. ở đây có tất cả 5 hang động mỗi hang động mang một vẻ đẹp riêng được ra từ những dòng dung nham phun trào có từ cách đây hàng triệu năm.

Theo khảo sát, sau 7 năm nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Bảo tàng địa chất Việt Nam (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) và các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy khu vực này có trên 100 hang động lớn nhỏ khác nhau, chiều rộng khoảng 5 km, chiều dài khoảng 25 km. Bước đầu đã tiến hành đo đạc được 5 hang (ký hiệu C3, C7, A1, C8, C9). Các hang đều có cấu trúc rất độc đáo và đặc trưng với dòng dung nham phun ngược, tạo nên cảnh kỳ vĩ.

Hang động Chư Bluk
Hang động Chư Bluk

Cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ

Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ là hệ thống 3 thác thuộc sông Sêrêpôk, xã Đray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cụm thác này nằm giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, với diện tích khoảng 1.655 ha. Nơi đây hiện ra như một bức tranh thủy mặc đầy huyền bí và hoang sơ, trong đó mỗi thác đều có dấu ấn và vẻ đẹp riêng. Thác Đray Sáp còn được gọi là thác vợ, trải dài 100 m, cao khoảng 50 m, là ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên. Nước từ thác đổ ầm ầm suốt ngày đêm bên những vách đá sừng sững tạo nên sự hùng vĩ của cảnh quan nơi đây.


Thác Gia Long nằm ở thượng nguồn của sông Sêrêpôk, đoạn chạy qua tỉnh Đắk Nông, là thác hùng vĩ nhất trong hệ thống cụm thác. Đến đây, du khách sẽ tận hưởng được sự mát lạnh của những dòng nước và hòa mình trong hồ tắm tiên rộng khoảng 80 m2 và khám phá hang động tự nhiên tuyệt đẹp. Thác Trinh Nữ là một trong những địa điểm thu hút khách đến đây du ngoạn, ngắm cảnh nhiều nhất. Trước khi hòa vào dòng Sêrêpôk, nhánh sông Krông Nô phải vượt qua những dãy đá lởm chởm, xếp chồng lên nhau tạo nên một thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn, chính là thác Trinh Nữ.

Cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ
Cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ

Núi Langbiang

Langbiang, núi Langbiang hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi: Núi Ông và Núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển, núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt thì Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

Do nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Lạc Dương, núi Langbiang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Từ dưới chân núi Langbiang có đầy đủ các dịch vụ du lịch như nhà hàng, quán ăn, hang lưu niệm. Đặc biệt, tại đây có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh khá thú vị. Ngay dưới chân núi, có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là “Thung lũng trăm năm”, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí.

Núi LangbiAng
Núi LangbiAng

Thung lũng Tình Yêu

Thung lũng Tình yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất Đà Lạt (Lâm Đồng), cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. Địa điểm du lịch này chìm sâu bên những sườn đồi với rừng thông quanh năm xanh biếc. Dưới lòng thung lũng là hồ Đa Thiện, một con đập ngăn nước được xây dựng từ năm 1972. Các điểm vui chơi, bồn hoa cây cảnh đều được trang trí các hình dáng mang ý nghĩa cho tình yêu.

Diện tích của Thung lũng Tình yêu gần 140 ha, thừa hưởng vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan thiên nhiên xanh tươi. Trong khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, toàn quyền Đông Dương Varenne và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào những ngày cuối tuần trước khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Do đó, người Pháp đã đặt tên thắng cảnh này là Vallée d’Amour.

Đến năm 1953, các hồ nước, con đường đều được đổi tên từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Lúc này, cái tên “Thung lũng Tình yêu” bắt đầu xuất hiện với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước. Trước đó, vào thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là “Thung lũng Hòa Bình”. Du khách đến Đà Lạt lần đầu thường ghé lại thăm nơi này vì tò mò, ở các lần tiếp theo là do cảnh quan thiên nhiên rất quyến rũ.

Thung lũng Tình Yêu
Thung lũng Tình Yêu

Nhà rông Kon Klor

Nhà rông Kon K’lor mới được xây dựng lại ngay trên nền nhà rông cũ tại làng Kon Klor, Thắng Lợi, Kon Tum vào năm 2011. Nhà rông Kon Klor hiện tại có chiều dài 17m, rộng 6m và chiều cao của nóc là 22m, cao hơn nhà rông cũ 1m. Đây được coi là nhà rông lớn nhất Kon Tum và Tây Nguyên nói chung. Nhà rông Kon Klor được thiết kế theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá với những hoa văn, họa tiết sắc xảo đặc trưng của dân tộc Ba Na. Đặc biệt, toàn bộ phần trụ và mặt sàn mới đều được làm bằng gỗ xoay – một loại gỗ quí hiếm. Nhà rông Kon K’lor nằm trong một khuôn viên có cổng và tường bao quanh, nhà rông nằm gần bên sông Dak b’la “nước chảy ngược dòng” và cầu treo Kon Klor. Nơi đây là điểm thu hút khách tham quan du lịch chụp ảnh cưới, chech in khi tới Kon Tum.

Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà rông là nơi diễn ra tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử, nghề đan lát… như lễ cưới của các chàng trai cô gái, lễ đâm trâu trong các dịp lễ hội lớn của cộng đồng làng, lễ mừng lúa mới, lễ tết truyền thống của làng, hội họp của hội đồng già làng và của cộng đồng làng, phân xử các vụ kiện tụng tranh chấp liên quan đến cộng đồng, xử phạt những ai vi phạm luật tục, Hơ mon – hát kể sử thi, những buổi học đan lát của các chàng trai, tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng…

Nhà rông Kon K’lor
Nhà rông Kon Klor

Toplist hy vọng với những thông tin trong bài viết giúp bạn có thêm hiểu biết về vùng đất Tây Nguyên, cũng như lựa chọn được điểm đến trong dịp ghé thăm mảnh đất đầy nắng gió này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *