Theo báo cáo của một số nghiên cứu khoa học, tiêu thụ mì ăn liền quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và đột quỵ, thậm chí dẫn đến căn bệnh ung thư rất khó … xem thêm…chữa. Đáng lên tiếng hơn, Việt Nam lại là nước đứng thứ hai trên thế giới về tổng sản lượng tiêu thụ mì gói. Vậy, ăn mì gói như thế nào để an toàn cho sức khỏe? Hãy xem một số gợi ý dưới đây!
Bạn đang đọc: Top 9 Mẹo ăn mì gói an toàn cho sức khỏe bạn nên biết
Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bát mì
Xé một gói mì ra, phần lớn bạn thấy chúng luôn được cố định với 3 thành phần chính: vắt mì, gói gia vị và nước sốt (nếu có). Với những nguyên liệu này, hầu như hàm lượng dinh dưỡng trong một bát mì gần như rất thấp.
Dù bạn thấy trên bao bì có để là mì bò, mì gà hay bất cứ mì nào khác, chúng vẫn không mang lại cho bạn giá trị dinh dưỡng nào, thay vào đó bạn có thể biến món mì gói nhàm chán trở nên hấp dẫn hơn bằng cách cho vào một chút thịt bò, thịt lợn, tôm,… Ngoài ra, bạn cũng nên cho thêm rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin vào mì để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Để tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu chất khi phải ăn mì ăn liền quá nhiều, bạn có thể bổ sung rau hoặc thịt để gia tăng khẩu vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng. Trước khi pha mì, bạn có thể đập thêm một quả trứng vào tô hoặc vài lát thịt bò tươi kèm rau xanh cũng là gợi ý rất thú vị. Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm. Nên bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Hạn chế dùng gói muối
Không thể phủ nhận gói gia vị chính là “linh hồn” của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.
Ngay cả khi là người thích ăn mặn, cũng khuyên bạn nên sử dụng gói muối càng ít càng tốt. Gói gia vị trong mì ăn liền thường chứa rất nhiều bột ngọt và muối có hại cho sức khỏe. Ăn quá nhiều có thể gây ra cao huyết áp, suy thận hoặc đột quỵ,… Nếu không muốn gặp phải những rắc rối này, chỉ bằng vài mẹo đơn giản cũng giúp bạn an tâm hơn về vấn đề sức khỏe. Khi ăn mì, bạn không nên sử dụng hết gói muối mà tốt nhất hãy chỉ dùng một nửa, pha với lượng nước sôi vừa phải. Nếu đã lỡ tay đổ hết gói muối và bát mì thì bạn cũng có thể khắc phục bằng cách đổ nhiều nước hơn để trung hòa lượng muối. Tuy nhiên đừng dại mà húp hết nước trong tô thì cũng bằng thừa nhé!
Đồng thời, một số bạn có thói quen cho gia vị sẵn trong mì và sau đó đổ nước sôi vào. Đây cũng là một cách làm khiến bạn tự động “nạp chất độc” vào cơ thể. Bởi lẽ khi gặp nước sôi, bột ngọt trong gia vị (chủ yếu là Monosodium glutamate) sẽ bị biến đổi cấu trúc phân tử và hóa thành chất độc. Vì vậy cách ăn an toàn nhất cho bạn chính là nên đợi nước nguội bớt hoặc sợi mì hơi chín thì mới nêm gia vị vào.
Đổ nước nấu mì đầu tiên
Rất nhiều loại mì ăn liền hiện nay là mì đã được chiên qua dầu để đảm bảo độ giòn và dai cho sợi mì. Do đó, khi pha mì, hãy khoan cho gói gia vị vào và hãy đổ ngay nước đầu tiên trong bát mì để hạn chế những độc hại do dầu ăn và muối gây ra.
Có nhiều loại mì ăn liền có một lớp màng bám bên ngoài sợi mì như một lớp mỡ hoặc sáp. Để tránh gây hại sức khỏe, khi ăn bạn nên chần qua nước sôi, rồi vớt mì sang bát khác để ăn, giống như thêm một lần bạn “rửa” sạch mỡ bám trên sợi mì vậy. Thậm chí, các nhà khoa học đã chứng minh rằng phải cần nấu qua ít nhất 4,5 lần lớp nước sôi mới có thể loại bỏ hoàn toàn lớp sáp dầu có hại này. Thế nên mặc dù cách này có vẻ rắc rối, rườm rà nhưng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phòng chống các bệnh gan, ung thư, tim mạch do ăn nhiều mì gây ra.
Lưu ý, khi thấy sợi mì vừa nở bạn hãy đổ ngay nước đó đi, tránh để lâu sẽ khiến mì trương phình ăn mất ngon.
Húp ít nước mì
Phải công nhận là một số thương hiệu mì có cách chế biến gia vị làm cho nước dùng rất thơm ngon. Thế nhưng, đừng vì vậy mà húp sạch nước trong tô mì nhé, sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Trong nước dùng của mì chứa khá nhiều muối và dầu, do đó uống quá nhiều nước này có thể khiến cho cơ thể bạn bị phù thũng, suy thận.
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và không nên uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.
Kiểm soát lượng mì gói tiêu thụ
Mặc dù mì ăn liền là một thức ăn đem lại khá nhiều tiện ích như: tiết kiệm chi phí, đỡ tốn kém thời gian chế biến, dễ sử dụng nhưng ăn quá nhiều mì lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mỗi người dân chỉ nên ăn tối đa 2 gói mì một tuần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Nếu như mắc chứng “nghiện” mì gói và không thể cai được, hãy ngừng việc mua mì lại, bạn sẽ không phải lo lắng nữa!
Ăn quá nhiều mì tôm nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng chính là những hậu quả đầu tiên của việc bạn ăn mì quá thường xuyên.
Ngoài ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều mì tôm thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày, bởi mì tôm ăn liền thường chứa nhiều dầu, chất hương liệu với các chất phụ gia nên sẽ khiến cho vị giác của bạn bị giảm sút nghiêm trọng và tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung.
Tìm hiểu thêm: Top 11 Tuyệt chiêu dỗ bé quấy khóc
Tuyệt đối không ăn “mỳ úp”
Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, chúng ta nên đun sôi, đổ ra để ráo, tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến.
Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.
Nấu đúng cách
Cách nấu mì thông thường là đun nước sôi rồi cho mì và các gói gia vị vào, sau đó đun thêm khoảng vài phút là đem ra ăn. Tuy nhiên cách chế biến nêu trên là hoàn toàn SAI và gây hại cho sức khỏe của bạn.
Thành phần chính trong gia vị của mì ăn liền là bột ngọt, do đó khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử thành chất không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra sau khi chiên, sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp dầu mà cơ thể phải mất từ 4 đến 5 ngày mới có thể tiêu hóa hết.
Sau đây là cách nấu mì ăn liền ĐÚNG cách, tuy hơi mất thời gian hơn nhưng chúng ta cố gắng làm theo nhé:
- Chần vắt mì trong nước sôiKhi các cọng mì bắt đầu tách rời nhau, vớt mì ra và đổ bỏ nước (loại bỏ lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì)Nấu nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa ngay sau đó để mì không bị nhão nát.Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào trộn đều, chỉ dùng một nửa hoặc 2/3 gói bột súp, không nên ăn quá mặn.
Không ăn mì trước khi ngủ
Việc ăn mỳ tôm trước khi đi ngủ không quá 2 giờ sẽ khiến cơ thể bạn bị tích tụ bởi một lượng mỳ lớn. Từ đó chuyển hóa thành những chất béo no làm bạn tăng cân nhanh chóng. Những chất béo này không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là hệ tim mạch.
Vì thế, đối với những bạn hay đói vào ban đêm thì tốt nhất nên trữ sẵn những thực phẩm an toàn, nhanh tiêu hóa như sữa, chuối, trứng, hạnh nhân, rau củ… để không sử dụng mỳ gói và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Không ăn mì tôm sống
Trước khi đóng gói và đến tay người tiêu dùng, sợi mì tôm đã được chiên qua dầu nên đã chín, có thể ăn sống. Bởi giòn giòn, thơm thơm nên cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Cũng chính vì lí do đã được chiên qua dầu nên chứa rất nhiều chất béo khó có thể tiêu hóa.
Mì tôm được xem là loại thực phẩm nghèo giá trị dinh dưỡng, việc nấu chín mì tôm cũng không làm mì tôm dễ tiêu hoá hơn hay tăng giá trị dinh dưỡng, nhưng khi ăn sống thì tác hại mì tôm còn tệ hơn. Do đó, tốt hơn khi ăn mì thì bạn nên nấu chín rồi hãy ăn để an toàn hơn.
>>>>>Xem thêm: Top 5 Địa chỉ cung cấp dịch vụ khám sức khỏe doanh nghiệp tốt nhất Hải Phòng
Trên đây là những cách giúp bạn ăn mì ngon và đảm bảo sức khỏe. Hi vọng, mỗi người tiêu dùng đều thật sáng suốt trước khi đưa ra quyết định của mình!