Bản chất con người là muốn khám phá những điều mới lạ từ tự nhiên và nền văn hoá bản địa, đặc biệt là ở những vùng xa xôi. Do đó, khi đời sống vật chất và tinh … xem thêm…thần tương đối đầy đủ, bản chất ấy lại trỗi dậy trong mỗi người. Du lịch khám phá cũng vì thế mà trở thành loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Và hôm nay hãy cùng toplist tìm hiểu địa điểm khám phá thú vị gió thổi bay người. Tại nơi này gió có thể khiến bạn bay khỏi vách núi hay giúp thuyền buồm của bạn lướt nhanh như gắn động cơ.
Đỉnh Everest
Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848,86 mét, nó đã giảm độ cao 2,4 cm sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam. Đường biên giới giữa Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng) chạy qua đỉnh Everest. Độ cao chính thức hiện tại là 8.848,86 m (29.032 ft), được Trung Quốc và Nepal công nhận, được thiết lập bởi một cuộc khảo sát của Ấn Độ năm 1955 và được xác nhận bởi một cuộc khảo sát năm 1975 của Trung Quốc.
Năm 1865, Everest được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia đặt tên tiếng Anh chính thức của nó, theo đề nghị của Andrew Waugh, Tổng giám sát viên Anh của Ấn Độ, người đã chọn tên của người tiền nhiệm của mình trong bài đăng, Ngài George Everest, bất chấp sự phản đối của Everest. Đỉnh Everest thu hút nhiều người leo núi, một số trong số họ có kinh nghiệm leo núi. Có hai tuyến đường leo núi chính, một tuyến tiếp cận đỉnh núi từ phía đông nam ở Nepal (được gọi là “tuyến đường tiêu chuẩn”) và tuyến còn lại từ phía bắc ở Tây Tạng. Mặc dù không đặt ra những thách thức về kỹ thuật leo núi đáng kể trên tuyến đường tiêu chuẩn, nhưng Everest có những nguy hiểm như say độ cao, thời tiết và gió, cũng như những mối nguy hiểm đáng kể từ tuyết lở và băng Khumbu.
Được mệnh danh là ngọn núi cao nhất thế giới với độ cao gần 9000m, Everest nằm trong luồng khí quyển từ Tây sang Đông, luồng gió này mạnh đến mức có thể thổi bay người đang leo núi khỏi vách đá nếu như ta không mang đai bảo vệ. Tuy nhiên vì luồng khí này thay đổi vị trí nên đôi khi đỉnh núi cũng có những ngày lặng im, đó là vào khoảng tháng 5 vì thế nên những đoàn leo núi thường lựa khoảng thời gian này để thám hiểm.
Núi Washington, Mỹ
Tại bang New Hampshire, Mỹ có một ngọn núi nổi tiếng với gió cực mạnh có thể thổi bay một người lớn. Nơi ấy cũng có thể khiến bạn tê cóng chỉ trong vài phút với cái lạnh đến -67 độ C. Đó là ngọn núi có tên Washington – được nói là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Những cơn gió mạnh nhất lịch sử đã được ghi nhận ở núi này, với vận tốc lên đến 372 km/h.
Núi Washington, hay còn được gọi là Agiocochook bởi một số bộ lạc người Mỹ bản địa, là đỉnh cao nhất ở Đông Bắc Hoa Kỳ với 6.288,2 ft và là ngọn núi nổi bật nhất về mặt địa lý ở phía đông của sông Mississippi. Ngọn núi nổi tiếng với khí hậu thất thường, cảnh quan tuyệt đẹp và những hoạt động ngoài trời hấp dẫn, thú vị.
Sở dĩ núi có gió mạnh như vậy vì nằm trong vùng hay có bão, đồng thời nằm trong vùng không khí lạnh của phía Bắc và không khí ẩm của phía Nam. Vào mùa đông nơi này nhiệt độ có khi xuống dưới 0 độ C nhưng đó lại chính là điểm hấp dẫn khách du lịch đến nơi đây để khám phá.
Gruissan, Aude, miền Nam nước Pháp
Gruissan là một xã trong vùng hành chính Occitanie, thuộc tỉnh Aude, quận Narbonne, tổng Coursan. Tọa độ địa lý của xã là 43° 06′ vĩ độ bắc, 03° 05′ kinh độ đông. Gruissan nằm trên độ cao trung bình là 2 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 0 mét và điểm cao nhất là 200 mét. Xã có diện tích 43,65 km², dân số vào thời điểm 1999 là 3061 người; mật độ dân số là 70 người/km².
Gruissan, Aude, miền Nam nước Pháp được gọi là “thiên đường của lướt ván buồm” với vận tốc gió lên đến 145km/h. Gió ở đây mạnh đến nỗi những chiếc thuyền buồm có thể lướt trên mặt nước nhanh như những chiếc canô siêu tốc. Vậy nên đây sẽ là một địa điểm không thể bỏ qua của những tín đồ đam mê lướt thuyền.
Sông Pistol, Oregon, Mỹ
Oregon là một tiểu bang ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vùng này xưa kia có nhiều bộ lạc người bản thổ sinh sống trước khi những người mua bán da thú, các nhà thám hiểm và dân định cư đến. Lãnh thổ Oregon được thành lập năm 1848 sau khi người Mỹ đến đây định cư vào những năm đầu thập niên 1840. Oregon trở thành tiểu bang thứ 33 của Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 2 năm 1859. Oregon nằm trên duyên hải Thái Bình Dương giữa tiểu bang Washington ở phía bắc, California ở phía nam, Nevada ở phía đông nam và Idaho ở phía đông. Sông Columbia và sông Snake tạo thành các ranh giới phía bắc và đông của Oregon theo thứ tự vừa kể. Salem là thành phố đông dân thứ ba của tiểu bang và cũng là thủ phủ. Thành phố đông dân nhất tiểu bang là Portland. Hiện tại Portland đứng thứ 30 trong số các thành phố lớn nhất Hoa Kỳ với dân số 575.930 người (ước tính năm 2008) và dân số vùng đô thị là 2.175.133 (ước tính năm 2007), vùng đô thị lớn thứ 23 tại Hoa Kỳ.
Sông Pistol thuộc Oregon, Mỹ. Gió ở đây thường đạt vận tốc 40km/h, cùng với địa hình hiểm trở và khung cảnh hùng vĩ, sóng lớn và nước mạnh, nơi này đã hấp dẫn không ít những tay lướt ván buồm và ưa mạo hiểm đến khám phá, trải nghiệm.
Patagonia, Nam Mỹ
Patagonia là một khu vực địa lý bao gồm phần cực nam của Nam Mỹ. Khu vực này nằm ở Argentina và Chile, bao gồm phần phía nam của dãy núi Andes chạy dọc phía tây nam tới Thái Bình Dương và chạy dọc phía đông nam qua sông Corolado tới Carmen de Patagones ra Đại Tây Dương. Về phía tây, nó bao gồm lãnh thổ Valdivia thông qua quần đảo Tierra del Fuego. Tên Patagonia bắt nguồn từ tên patagón, cái tên được Ferdinand Magellan mô tả những người bản xứ mà đoàn viễn chinh của ông tưởng nhầm là những người khổng lồ. Ngày nay người ta tin rằng Patagon thực ra là tộc người Tehuelches với chiều cao trung bình 180 cm (~5′11″) so với chiều cao 155 cm (~5′1″) của người Tây Ban Nha thời đó.
Phần Argentina thuộc Patagonia bao gồm các tỉnh Neuquén, Río Negro, Chubut và Santa Cruz, phần phía đông quần đảo Tierra del Fuego. Phần Chile thuộc Patagonia bao gồm phần phía nam của Valdivia, Los Lagos ở hồ Llanquihue, Chiloé, Puerto Montt, khu vực khảo cổ của Monte Verde, các vịnh nhỏ và quần đảo phía nam của Aisén và Magallanes, bao gồm phần phía tây của Tierra del Fuego và Cape Horn.
Mảnh đất tận cùng của Nam Mỹ này nổi tiếng với những cơn gió mạnh có vận tốc trên 40km/h. Do đó du khách được khuyên nên mang theo kính chống bụi khi đi qua khu vực này.
Nam Cực
Nam Cực hay Cực Nam Địa lý là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất. Nó là điểm cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực. Không có điểm nào trên Trái Đất nằm ở phía Nam của Nam Cực và không có quốc gia thuộc Nam Cực. Nam Cực là điểm giao nhau giữa trục tự quay và bề mặt phía nam của Trái Đất.
Nam cực khác với cực từ nam (là điểm mà mọi đầu nam của kim nam châm trong la bàn đặt nơi khác đều hướng về và tại cực từ thì kim la bàn hướng theo phương vuông góc với mặt đất, có tọa độ là 64°31′48″N 137°51′36″Đ) do sự lệch nhau giữa trục quay và trục từ của Trái Đất. Nam cực được xác định tại điểm có độ cao 2800m so với mực nước biển trung bình, tại điểm đặt Trạm Nam Cực Amundsen-Scott của Hoa Kỳ, được thành lập năm 1956 và luôn có người đồn trú từ đó đến nay..
“Nơi tận cùng của Trái Đất” là một trong những nơi có các trận gió mạnh nhất hành tinh, do không có địa hình giảm bớt sức gió. Sức gió ở đây ước chừng có thể lên đến 320km/h. Nam Cực có khí hậu hoang mạc, gần như không bao giờ có giáng thủy tại lục địa này. Độ ẩm tương đối trong không khí gần như bằng 0%. Tuy nhiên gió với tốc độ lớn đã gây ra những trận bão tuyết và lượng tuyết tích tụ hằng năm đạt khoảng 20 cm. Các Trạm nghiên cứu ở đây với mái vòm như được thấy trong các hình chụp bị phủ lấp từng phần bởi tuyết và lối vào phải thường xuyên được dọn tuyết. Những công trình xây dựng gần đây được dựng trên những hàng cột cao để khắc chế những trở lực này của thiên nhiên.
Trên đây là địa điểm khám phá thú vị gió thổi bay người. Những địa điểm này chính là nơi không thể bỏ qua cho những ai đam mê khám phá và yêu thích cảm giác mạnh.