Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa thu – đông, là điều kiện thuận lợi để lây lan … xem thêm…và bùng phát dịch bệnh do Adenovirus. Đây là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp nghiêm trọng đa số xảy ra ở trẻ em. Vì vậy, bậc phụ huynh cần nắm chắc những lưu ý sau đây để chủ động phòng ngừa cho trẻ nhỏ.
Adenovirus là gì
Năm 1953, lần đầu tiên Rowe và các cộng sự phân lập được các chủng Adenovirus đầu tiên từ mô sùi vòm họng và hạch hạnh nhân của người. Vì chúng gây thoái hóa tế bào nên được các nhà khoa học gọi là virus A.D (Adenoid degenerative). Năm 1956, tên Adenovirus được đặt cho nhóm này và được dùng cho tới ngày nay. Adenovirus thuộc họ Adenoviridae. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay đã phát hiện ra khoảng trên 100 type, trong đó 47 type gây bệnh trên người và 60 type gây bệnh trên động vật. Chúng gồm có hai loại chính là Aviadenovirus (chim) và Mastadenovirus (người và động vật có vú). Trong 47 type ở người thì có 1/3 là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng Adenovirus ở người.
Adenovirus có cấu trúc kháng nguyên phức tạp với 3 loại kháng nguyên cấu trúc capsid, gồm:
- Hexon mang tính đặc hiệu nhóm, thứ nhóm và typPenton mang tính đặc hiệu nhóm và thứ nhómSợi (fiber) mang tính đặc hiệu thứ nhóm và typ
Trong đó kháng nguyên penton giúp chúng bám trên bề mặt vật chủ ký sinh, kháng nguyên sợi (fiber) có khả năng làm ngưng kết hồng cầu, đặc biệt ở khỉ và chuột cống.
Adenovirus tồn tại trong khoảng pH rộng từ 2 – 10. Chúng có thể tồn tại và gây bệnh khá lâu ở ngoại cảnh, ở nhiệt độ phòng trong 30 ngày, 37°C trong 15 ngày. Tồn tại và giảm hoạt tính xâm nhiễm khi ở 4°C trong nhiều tuần và ở -25°C trong nhiều năm. Trong điều kiện đông khô hoặc đông băng, virus có thể tồn lại lâu dài. Nước sôi 100°C, tia cực tím, cloramin dễ phá hủy được virus, este và aceton không hủy được virus.
Các triệu chứng khi nhiễm Adenovirus
Nhiễm Adenovirus là nhiễm một hoặc nhiều type có thể gây bệnh trên nhiều cơ quan khác nhau như đường hô hấp, mắt, tiết niệu, tiêu hóa và gan. Các triệu chứng do Adenovirus gây ra cũng có các biểu hiện khác nhau, bao gồm:
- Viêm đường hô hấp cấp: đa số ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các biểu hiện sốt cao, đau đầu, ho, đau họng, hạch cổ bạch huyết sưng đau. Bệnh thường diễn biến cấp tính, kéo dài từ 3 – 4 ngày, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm phổiViêm họng cấp: chủ yếu ở trẻ nhỏ với những triệu chứng như ho, viêm họng, chảy nước mũi, sốt cao đến 39°C. Tình trạng này kéo dài từ 7 – 14 ngày và có thể lây lan nhanh thành dịchViêm phổi: bệnh do type 3, 4, 7 và 14 gây ra với các biểu hiện như sốt cao đột ngột, sổ mũi, ho, các dấu hiệu tổn thương ở phổi xuất hiện. Viêm phổi do Adenovirus có những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong với tỉ lệ từ 8 – 10%Viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ): biểu hiện là viêm cấp tính kết giác mạc, kết mạc mắt đỏ, có thể một bên hoặc cả hai bên, chảy dịch trong mắt, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu không được can thiệp kịp thời. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa hè do lây nhiễm qua nước ở bể bơiViêm dạ dày, viêm ruột cấp tính: bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, do các type 31, 40 và 41 gây ra. Bệnh có biểu hiện đi ngoài ra phân lỏng, nhiều nước kéo dài khoảng 7 ngày, có thể kèm theo sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn cùng các dấu hiệu viêm đường hô hấp và viêm kết mạc mắtViêm bàng quang xuất huyết: bệnh do các type 11 và 21 gây nên. Viêm bàng quang gây chảy máu ở trẻ em, nhất là bé trai. Virus có thể được tìm thấy trong nước tiểu, niệu đạo và tử cung của người bệnhViêm gan: Adenovirus là nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em. Theo báo cáo của giới chức y tế Anh và Mỹ trong thời gian gần đây, phần lớn những trẻ có chẩn đoán viêm gan đều mắc Adenovirus
Theo PGS. TS Lê Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường. Vì vậy, khi thấy trẻ em có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe và đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Đường lây truyền của Adenovirus
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, sức sống của Adenovirus khá tốt, chúng có thể tồn tại trong 30 ngày ở nhiệt độ phòng, trong 15 ngày ở 37°C và nếu ở -25°C thì có thể tính bằng năm. Nếu xâm nhập được vào cơ thể, đặc biệt là ở tế bào ối, tuyến giáp, thận thì chúng có thể nhân lên với tốc độ khá nhanh, một chu kì nhân lên trung bình là 30 giờ. Chính tuổi thọ và khả năng nhân cao mà Adenovirus rất dễ lây lan trong cộng đồng.
Đa số Adenovirus xảy ra và lây lan ở trẻ em, phổ biến ở những nơi có tiếp xúc gần như trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, bệnh viện và trại hè.
Thông thường, Adenovirus lây truyền qua đường hô hấp, từ những giọt bắn khi nói chuyện với người bệnh hay khi người bệnh ho và hắt hơi. Việc sử dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm cũng là căn nguyên khiến Adenovirus lây lan thành dịch, đặc biệt là nguồn nước khi bơi lội.
Đường tiêu hóa cũng là con đường lây nhiễm khá phổ biến của Adenovirus. Thói quen cho đồ chơi lên miệng hay không rửa tay trước khi ăn ở trẻ là tác nhân làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus. Khi trẻ chạm vào người bệnh hoặc đồ dùng của người bệnh, virus có thể bám trên bề mặt đồ vật trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, Adenovirus có thể lây lan qua đồ chơi, khăn tắm và bất cứ thứ gì nhiễm virus.
Cách điều trị khi bị nhiễm Adenovirus
Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu Adenovirus. Phần lớn các thuốc điều trị bệnh hiện nay đều là thuốc điều trị triệu chứng, kết hợp nâng cao thể trạng của cơ thể.
Bệnh có thể khỏi sau vài ngày nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp một số vấn đề kèm theo như đau mắt đỏ, viêm phổi,… bệnh có thể kéo dài tới 1 tuần hoặc hơn.
Cần áp dụng những biện pháp chăm sóc sức khỏe sau khi bị nhiễm Adenovirus, bao gồm:
- Trẻ mắc bệnh nên uống nhiều nước, nhất là nước trái cây và Oresol bù điện giải, vì thông thường trẻ sẽ bị mất nước nhiều do sốt, nôn mửa và tiêu chảyKhi trẻ sốt từ 38.5°C trở lên cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kết hợp với các phương pháp vật lý giúp trẻ hạ sốt như dùng khăn ấm lau cho trẻ, nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát cho trẻBên cạnh đó, phụ huynh nên cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin CKết hợp cho trẻ nghỉ ngơi nhiềuPhụ huynh cho trẻ xịt mũi thường xuyên. Với trẻ sơ sinh, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé, sau đó hút mũi bằng 1 chiếc xi lanhBật máy tạo độ ẩm trong phòng là một phương pháp hữu ích, vì nó làm dịu tắc nghẽn ở mũi, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn
Lưu ý, nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm Adenovirus hoặc có những biểu hiện như sốt cao, ho, thở khò khè, đau mắt đỏ và rối loạn tiêu hóa thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và được bác sĩ kê đơn chính xác. Tránh tự ý dùng thuốc để không gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Phòng ngừa dịch bệnh do Adenovirus gây ra
Hiện nay ở Việt Nam chưa có vắc – xin phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng và nâng cao nhận thức về những bệnh do Adenovirus gây ra.
Để phòng ngừa bệnh do Adenovirus, mỗi người cần có ý thức chủ động phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình bằng các biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽSúc miệng với nước muối hoặc các dung dịch nước súc miệng diệt khuẩnNhắc nhở trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyênThường xuyên vệ sinh nhà cửa và làm sạch các bề mặt dễ bám vi khuẩn như bàn ghế, đồ chơi của trẻ nhỏ,…Đảm bảo nguồn nước sạch dùng để sinh hoạt trong gia đìnhUống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề khángSử dụng khăn mặt riêng, tránh dùng chung và vệ sinh khăn mặt thường xuyên, phơi khăn chỗ khô ráo và thoáng mátKhi chăm sóc bệnh nhân nhiễm Adenovirus, chú ý sát khuẩn thường xuyên đồ dùng người bệnh bằng Cloramin BNên đeo khẩu trang khi ra ngoài hay tới những nơi đông ngườiTránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để giảm khả năng lây nhiễm của bệnhTrẻ cần được chích ngừa vắc – xin 6 trong 1, phế cầu, cúm vì nếu nhiễm Adenovirus chồng theo các bệnh này sẽ có nguy cơ làm bệnh nặng thêm
Trên đây là những điều lưu ý quan trọng về Adenovirus, phụ huynh cần nắm chắc để chủ động phòng ngừa và phát hiện nếu trẻ có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm hay tiếp xúc gần với Adenovirus thì cần đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn chính xác.