Về với vùng đất mũi Cà Mau, du khách sẽ có dịp được thưởng thức nhiều món đặc sản nổi tiếng vừa lạ vừa ngon. Hãy cùng Toplist khám phá các món ăn nổi tiếng của … xem thêm…Cà Mau mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm nhé!
Đuông chà là
Nếu Bến Tre có đuông dừa béo ngậy, thì người Cà Mau cũng không thua kém có món đuông chà là “mập lù, trắng múp”. Để dùng được món này, thực khách phải chờ đến mùa mới có thể thưởng thức. Món ngon hấp dẫn ở Cà Mau này không phải lúc nào cũng có mà chỉ khoảng tháng 10 tới tháng 2 âm lịch thì đuông chà là mới phát triển nhiều, đủ để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách du lịch.
Đuông chà là là loại ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương sống trên thân cây chà là ở rừng ngập mặn. Ở các rừng ngập mặn Cà Mau có rất nhiều chà là nên đuông chà là cũng dễ được tìm thấy rất nhiều ở đây. Giống với đuông dừa, đuông tơ tằm… đuông chà là có hình dáng lớn hơn 1 tí, cỡ bằng ngón tay cái và ngón chân cái với hình thù béo ú, và no tròn, trắng nõn.
Món đuông chà là chiên bột hay đuông chà là tẩm nước mắm luôn thu hút nhiều thực khách vì độ ngon của món ăn khó mà so sánh được. Với độ dai, tươi và béo vốn có ăn kèm với nước mắm chắc chắn sẽ mang đến cho thực khách một trải nghiệm đặc biệt thú vị. Nếu có dịp dừng chân tại Cà Mau, du khách nhớ thưởng thức qua món này để cảm nhận trọn vẹn hương vị đặc biệt của nó nhé.
Lẩu mắm U Minh
Có lẽ hầu hết món ngon đặc sản ở Cà Mau đều tập chung hết tại vùng U Minh nhờ vào khu rừng nguyên sinh ngập mặn rộng lớn và lẩu mắm U Minh cũng là một trong số đó. Lẩu mắm thì chắc bạn đã quen thuộc bởi tất cả các tỉnh miền Tây đều có món ăn đặc sản này, tuy nhiên lẩu mắm U Minh lại mang một hương vị riêng, rất riêng mà chỉ vùng đất hoang sơ, mà chất phác U Minh Hạ mới có.
Lẩu mắm U Minh được làm từ loại mắm cá sặc đặc biệt. Mắm được lược bỏ hết xương rồi cho vào nồi lẩu và nêm nếm gia vị vừa ăn. Để tăng thêm hương vị cho món ăn người dân nơi đây cho thêm lá sả băm nhuyễn, cùng gốc sả đập dập vào nổi lẩu, thêm chút sữa bò và đường để nước lẩu có vị ngọt và béo.
Lẩu mắm U Minh thường ăn cùng với cá đồng ngon nhất là cá rô mề, cá lóc to, cá trê trắng hay lươn. Ngoài ra một số có thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi vào cùng. Món này được ăn kèm với nhiều loại rau sống đặc trưng của miền Tây như đọt choại, rau the, nhãn lồng, hay bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác… Khi ăn lẩu mắm sẽ cảm nhận được vị ngọt, chua, mặn, chát, đắng, cay của nhiều loại rau đặc trưng của rừng U Minh.
Nhờ vào nguồn tài nguyên dồi dào như các con cá, lươn trong đầm nước và các loại rau rừng độc đáo nên lẩu mắm U Minh cực kỳ ngon miệng và bổ dưỡng. Nếu có dịp tới vùng đất U Minh, bạn đừng quên thưởng thức món ngon nay nhé.
Bồn bồn Cà Mau
Món bồn bồn dường như đã quá quen thuộc với con người miền Tây, hoặc một số du khách đến du lịch miền Tây. Thế nhưng, ở Cà Mau, món bồn bồn vẫn được xem là món ngon đặc sản dù nó có dân dã, quen thuộc đến nhường nào. Từ bồn bồn nguyên liệu, người ta đã biết cách chế biến ra nhiều món ăn ngon khác như bồn bồn trộn gỏi, bồn bồn xào tôm, dưa bồn bồn chấm cá kho tộ, và cũng có khi dùng bồn bồn để thay thế cho rau.
Riêng miệt Cà Mau, người dân thường tự hào rằng bồn bồn là một loại rau sạch, lớn lên từ phù sa nên chẳng có loại hóa chất nào có thể chạm tới. Cho nên dù là ăn tươi thì bồn bồn vẫn rất ngon, vị ngọt, giòn rụm khiến thực khách một lần gắp đũa là phải gắp cho đến hết. Nếu làm dưa thì dưa bồn bồn cũng được rất nhiều người bởi độ bắt cơm, và dễ ăn của nó.
Ngoài làm dưa, bòn bòn được được được dùng như một loại rau ăn sống, rau trụng lẩu,… dù là dù theo cách nào thì bồn bồn Cà Mau vẫn giữ được cái phong vị ngọt bùi dân giả, cùng độ tươi giòn đặc biệt của mình.
Mật ong rừng U Minh
Ai đã từng đến Cà Mau chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua được thứ đặc sản vô cùng quý hiếm và bổ dưỡng rất nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng – mật ong rừng U Minh.
Mật ong rừng không chỉ thuần khiết tươi nguyên mà hương vị cũng vô cùng độc đáo, đậm đà chất rừng tràm của vùng U Minh. Một đặc điểm đáng quý phải kể đến là mật ong hoàn toàn tự nhiên, được hình thành trong quá trình ong rừng đi hút mật của hoa cây tràm và một số loại cây khác.
Chính vì những đặc điểm trên mà mật ong nơi đây khá quý hiếm và số lượng cũng không nhiều. Tuy nhiên, khi đã dùng thử qua một lần chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được sự tươi ngon và tinh khiết của mật ong rừng, dù để lâu năm mật vẫn không bị đổi màu, thoang thoảng mùi hương hoa tràm lại có nhiều công dụng trong y học và rất tốt cho sức khỏe.
Được hình thành và thu hoạch hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, không pha trộn, giữ nguyên được hương vị nên mật ong rừng U Minh được rất nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước tin cậy và ưa chuộng.
Lươn Um Rau Ngổ
Về với miền sông nước Cà Mau chắc chắn chúng ta sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản mà khó nơi nào có thể có được. Ngoài tôm cá tươi ngon, những món ăn làm từ chuột, côn trùng,… du khách vẫn còn một món ngon không thể bỏ qua là lươn. Mà đặc biệt và thu hút nhiều người dùng vẫn là món lươn um rau ngổ, nổi tiếng độc đáo.
Người dân ở đây thường bắt lươn ở ao, đìa hay chỗ nước cạn nhiều lá rơm mục. Lươn được bắt đem về làm sạch nhớt rồi cắt cổ rút ruột rửa thật sạch rồi chuẩn bị đem chế biến.
Lươn có thể đem đi nấu thành nhiều món khác nhau, tuy nhiên ở vùng quê này có một loại rau khi đem đi kết hợp sẽ trở thành một món ăn vô cùng tuyệt vời, rau ngổ. Loại rau này mọc hoang ở các nơi có nước cạn xâm xấp, thân và lá màu xanh. Rau có vị hơi đắng nhưng lươn ươm rau ngổ là món ăn được chế biến đầy sáng tạo, và rất được lòng du khách.
Lươn um rau ngổ được biết đến như món ăn tượng trưng cho hương vị đồng quê. Thịt lươn giòn ngọt, rau ngổ thơm mát, um cùng nước cốt dừa béo bùi có thể làm ngất ngây người dùng ngay lần thưởng thức đầu tiên. Ngoài rau ngỏ, lươn còn có thể um với lá nhàu, một món cũng bắt cơm không kém.
Mắm Ba khía – Rạch Róc
Là một sinh vật thuộc họ nhà cua, sống thích ứng ở môi trường rừng ngập mặn đây là một trong những món ăn dân giả nhưng lại mang đậm đà hương vị mõi khi nhắc đến ẩm thực Cà Mau. Mắm Ba khí hay Ba khía muối là một món ăn khá đặc thù, khi quy trình chế biến và thành món phải mất từ năm đến bảy ngày, chưa kể Ba khía muối chỉ có một màu đen đặc trưng mà không có màu sắc bắt mắt như nhiều món ăn khác. Cách ăn món này cũng khá đặc biệt, khi bạn phải dùng đến “sức hút” của mình để hút lấy phần thịt ngọt thanh, tươi rói bên trong từng chiếc chân Ba khía. Ba khía ngon ở chỗ là thịt còn tươi, vị vừa phải, và sự tổng hợp gia vị khác nhau. Tùy vào khẩu vị của từng người, mà phần ba khía muối có thể cho vào nhìn món khác nhau như: lá huế, húng lủi, ngò ôm, nước cốt chanh, hoặc tắt, võ tắc cắt sợi, ớt đỏ, lá chanh,… bên cạnh còn có thể cho thêm các loại trái cây như khế, cóc non, xoài chua, ổi,… có thể nói Ba khía muối là một món ăn mang đậm phong vị miền quê Cà Mau, là món ăn nổi tiếng làm nức lòng du khách gần xa.
Ba khía muối thường được ăn cùng với cơm, đặt biệt là khi ăn với cơm nóng cái vị chua chua, cay cay mà mặn ngọt vừa phải cùng với chén cơm nóng ngọt lành sẽ gây thương nhớ cho những cái bụng sành thưởng thức. Ngoài ra, người ta còn ăn Mắm ba khía với rỗi đu đủ, đây là một các ăn mới, ngoại nhập và cũng khá thú vị, đáng để trải nghiệm.
Vọp nướng chấm muối tiêu
“Nhất nướng – Nhì kho – Tam xào – Tứ luộc” nhân gian thường truyền tai nhau về cách chế biến thức ăn sao cho ngon nhất, giữ được hương vị gốc nhất, đứng đầu phải kể đến các món nướng, đồ nướng luôn là những món ăn hấp dẫn, được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, khi về Cà Mau mà bạn không thưởng thức các món nướng như tôm nướng, cá nướng… đặc biệt là vọp nướng chấm muối tiêu, một đặc sản nổi bật của Cà Mau thì cũng giống như việc bạn đi Spa mà không săn được mây vậy.
Là một sinh vật thuộc họ thân mềm, vọp có hình dạng khá giống một số loài sinh vật thân mềm khác như sò, hay ngao,… Tuy vậy, vẫn có nhiều đặc điểm khá nổi bật để phân biệt vọp với các loại thân mềm khác như vọp có kích thức to hớn, hay có vỏ thường nhẵn nhụi hơn,… Một đặc điểm nữa là thịt vọp rất ngọt, và giòn đặc biệt là vọp rừng, tự sinh sản tự nhiên thì thịt còn ngọt và ngon hơn. Món vọp nước được chuẩn bị khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch vọp, chuẩn bị bếp than sau đó cho vọp lên nướng. Tùy vào khẩu vị của từng người mà người thích ăn vọp nướng chín vừa tới, người lại thích ăn vọp chín kỹ, khô nước. Dù là thưởng thức kiểu nào thì thịt vọp vẫn giữ được độ ngọt và giòn vốn có, chưa kể khi dùng chung với muối tiêu, càng làm tăng hương vị của món ăn. Ngoài vọp nướng, bàn có thể “order” thêm nhiều món được chế biến từ vọp khác như vọp hấp xả, vọp kho tiêu, vọp,… Nếu có dịp về lại Cà Mau, bạn đường thưởng thức món vọp nướng chấm muối tiêu này nhé.
Gỏi ong non
Gọi ong non rừng U Minh là một đặc sản độc đáo của Cà Mau. Gỏi nhộng ong thường được phục vụ tại các nhà hàng thuộc khu vực rừng U Minh Hạ bởi nhộng ong trong rừng U Minh là béo và ngon hơn cả. Với đặc trưng rừng 6 tháng ngập nước 6 tháng khô hạn của U Minh, ong rừng rất phát triển ở đây, một tổ ong có thể to một hai thước là chuyện bình thường, chính vì vậy nguồn cung ong non ở đây khá dồi dào. Có nhiều cách thưởng thức ong non, nhu ăn tươi, thưởng thức với sáp ong, nấu cháo, hay xào,.. đặc biệt là gỏi ong non.
Gỏi ong non được nhiều người yêu thích bở độ tươi béo của ong non, cùng với hương vị khá đặc biệt và trải nghiệm mới mẻ khi thưởng thức. Hòa quyện cùng vị béo của ong non là độ chua cay vừa phải của nước mắm làm, hay nước giấm đường, sự giòn thơm ngon của bắp chuối, hoặc sọ dừa non, kết hợp cùng rau râm, rau thơm các loại … sẽ mang đến cho thực khách một trải nghiệm bùng vị khi thưởng thức. Nếu có chuyến xuôi võ lãi về rừng U Minh thì nhất định bạn phải thử qua món này đấy nhé.
Chả trứng mực
Chả trứng mực là một món ăn ngon của Cà Mau đã gắn liền với người dân Đất Mũi từ bao đời nay. Món ăn này được chế biến khá kỳ công và tốn nhiều thời gian. Có thành phần chính từ trứng của nhiều loại mực khác nhau như mực nang, mực gai, mực lá,… vị thơm ngon độc đáo khiến ai ăn cũng đều thương nhớ. Tùy vào mùa sinh sản mà thành phần của món này có sự thay đổi, ví dụ vào mua sinh sản của mực nang thì thành phần của chá mực sẽ chiếm nhiều trứng mực nang hơn. Để làm chả trứng mực, người ta cần phải chọn những con mực đang ôm trứng vẫn còn tươi ngon sau đó tách lấy trứng. Trứng mực sau khi tách sẽ được giả chung với gia vị và nang sửa cho đến khi “thấy keo dính trên đầu chày” thì là vừa độ.
Món chả trứng mực được dùng khá linh hoạt, khi thì chiên thơm giòn, khi thì ăn với lẩu nóng dai vừa phải, khi lại kho tiêu dùng với cơm trắng,… Khi thưởng thức, chả sẽ được cắt miếng nhỏ vừa ăn, bày cùng các loại rau rừng, ăn kèm với rau thơm và bánh tráng, chấm nước mắm nhỉ hoặc muối tiêu chanh. Thực khách sẽ cảm nhận được vị bùi bùi, béo béo của trứng mực hòa quyện với nước chấm và các loại rau đã tạo thành món ăn đặc trưng không thể trộn lẫn. Ăn chả trứng mực ở đâu Cà Mau ngon thì bạn nhất định phải tới vùng biển ven biển của Cà Mau, như Khánh Hội, Đất Mũi,… nơi bắt nguồn của món ăn độc đáo này.
Cá thòi lòi nướng muối ớt
Thêm một món nướng nữa cho danh sách ngày hôm nay, món cá thòi lòi nướng muối ớt chắc chắn sẽ làm hài lòng chiếc bụng sành ăn của thực khách gần xa. Cá thòi lòi hay còn gọi là cá leo cây thường sinh sống ở các bãi cạn, đầm lầy, biền rừng ngập mặn của Cà Mau có hình dáng khá kỳ lạ nhưng thịt lại cực kỳ ngon, và ngọt. Được gọi với cái tên mỹ miều mà dân Cà Mau đặc cho: “Anh hùng vượt biển khơi tìm hải đảo” để miêu tả cách mà loài cá này, lướt nước săn mồi hay chạy trốn nguy hiểm. Là cá nhưng có khả năng di chuyển trên cạn bằng vay như “chân”, bản tính hiếu chiến và tập tính di chuyển liên tục đã làm cho cá thòi lòi có thịt chắc, và dai như thịt gà. Ăn chủ yếu là sinh vật phù sinh, và các loài giáp sát nhỏ, thịt cá thòi lọi có vị ngọt tự nhiên rất cuốn hút.
Cá thòi lòi nướng muối ớt rất được lòng thực khách, khi mang một vị ngọt đặc ng, cùng với vị mặn mặn, cay cay của muối ớt, nướng cháy xém trên bếp than hồng. Đây là món ăn yêu thích của mấy chú trong tiệc rượu, là món chiêu đãi sang trọng trên bàn tiệc. Khi thưởng thức, cá thòi lòi nướng muối ớt thường được dùng chung với các loại rau, củ thông thường như dưa leo, cà chua, cải xà lách,… chấm cùng với muối ớt được giã nhuyễn, cay mặn vừa phải. Đặc biệt món này dùng với cơm khá bắt. Với vị ngọt, dai khi ăn cùng hậu vị thơm bùi đọng lại cá thòi lòi nướng muối ớt chắc chắn sẽ làm cho thực khách lưu luyến không thôi khi thưởng thức.
Cháo cá kèo – Rau đắng đất
Cà Mau có rất nhiều loại hải sản ngon, trong đó có cá kèo. Khi nào mùa, lượng cá kèo thu hoạch ở đây rất nhiều nên người dân thường chế biến thành các món ăn vô cùng đa dạng, như khô cá kèo, cá kèo gác bếp,… Cháo cá kèo – Rau đắng đất không chỉ là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, mà còn được người Cà Mau dùng như phương thuốc giải rượu.
Cháo cá kèo là một món ăn bình dân ở xứ Cà Mau. Cá kèo sau khi được bắt về, sẽ được rửa sạch với than tro, và muối trắng để sạch nhớt. Cháo trắng sẽ được nấu từ cơm nguội đêm trước, nêm nếm với muối, đường, nước mắm, tiêu xây,… cá kèo được cho vào sau cùng, khi cháo đã bắt đầu nỡ, nấu đến khi cháo nở hết thì cá kèo cũng vừa chín tới, thịt còn nguyên thớ không bị nát. Khi thưởng thức, thực khách được hướng dẫn cho một ít rau đắng đất và tiêu xây dưới cùng của bát, sau đó cho cháo cá kèo đang nóng lên trên. Đố nóng của cháo sẽ làm cho rau ở dưới chín vừa giòn, và còn độ tươi nhất định không bị gục. Khi dùng có thể cho thêm nướng mắm nhỉ, hoặc nước tương để dậy mùi tùy khẩu vị. Món ăn này có khá nhiều chất dinh dưỡng và cũng dễ thưởng thức không kém thực khách. Khi thưởng thức, bạn có thể cho thêm một trứng gà ta để tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn.
Chuột đồng chiên xả ớt
Là một món ăn mang hương vị dân dã được nhiều người yêu thích. Chuột đồng là một món ăn, khá ngon và được người dân Cà Mau dùng để chiêu đãi mỗi khi có khách quý ghé chơi. Người dân Cà Mau thường chế biến chuột đồng thành nhiều món ăn ngon như chuột sấy khô, hay chuột chiên, nhưng ngon hơn cả, và được nhiều mê mẫn vẫn là món chuột đồng chiên sả ớt.
Với tạp tính ăn rau củ và tinh bột, thịt chuột đồng khá dai và thơm. Chuột sau khi bẫy về sẽ được để qua ngày để tự loại bỏ tạp chất, sau đó sẽ được mang đi làm thịt. Chuột khi đã được làm sạch, sẽ để cho ráo nước, chặt nhỏ rồi ướp với ớt sả băm nhuyễn cùng nước mắm ngon, bột ngọt, thêm chút muối, đường và để 15 phút cho gia vị thấm. Sau đó đem chiên trên chảo dầu nóng với lửa liu riu, đảo thường xuyên để thịt chuột được chín vàng đều. Khi thưởng thức, chuột đồng chiên sả ớt sẽ được dùng với các loại rau như cải xà lách, dưa leo, cà chua,… Món này dùng chung với cơm nóng thì phải gọi là “hết cơm hết gạo”.
Rùa rang muối
Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, đừng ăn rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, ngửi mùi là thấy không ngon rồi. Rùa sau khi bắt về thường sẽ được rọng 2 – 3 để quen chỗ, dạng hơn dể làm thịt và tự loại bỏ được các tạp chất trong ruột. Mặc dù là một món khá dễ trong khâu chế biến, nhưng một số công đoạn vẫn cần đến người có kinh nghiệm đặc biệt là khâu cắt tiết. Tiết rùa cũng được đánh giá là khá bổ dưỡng nên nếu có nhu cầu dùng thì được khuyến nghị nên pha ngay sau khi cắt tiết, lúc tiết rùa còn nóng và tươi. Rượu tiết rùa được cho là bổ dưỡng tương tự rượu rắn.
Quay trở lại món rùa rang muối. Người Cà Mau cho rằng chỉ có rùa vàng, rùa nắp mới ngon khi rang muối. Mà muối ở đây phải muối hột, nồi phải là nồi đất thì thịt rùa rang ra mới ngon chuẩn vị. Thịt rùa chắc và giòn, nhờ rang với muối mà vị càng ngọt hơn và thơm hơn. Đây được xem là một trong những món đặc sản dùng để đãi khách. Nếu bạn có dịp về Cà Mau mà được chiêu đãi món Rùa rang muối, thì đích thị bạn là một vị khách rất đặc biệt trong lòng họ đấy.
Các loại khô hải sản
Hải sản là một trong những đặc trưng của vùng đất Cà Mau, được nhiều du khách biết đến, các món được chế biến từ hải sản cũng nhiều vô kể. Vùng này trù phú, hải sản dư dả còn được mang đi làm mắm, làm khô. Những món hải sản làm khô của Cà Mau được yêu thích bởi sự sáng tạo, kỳ công trong chế biến cùng với đó là độ tươi ngon của hải sản được lưu giữ trong các loại khô hải sản. Các loại khô hải sản nổi tiếng có thể kể đến như tôm khô, cá khô, mực khô,… Tôm khô thì còn có khô tôm tích, tôm thẻ, tôm bạc, tôm đất,… Cá khô thì nhiều vô kể, hầu như loài cá nào mà dân Cà Mau bắt được thì cũng có thể mang đi làm khô. Còn với mực, nổi tiếng nhất phải điểm mặt khô mực chính gốc Sông Đốc được làm từ mực lá to và ngọt.
Đặc biệt khi nói về đặc sản tôm khô của Cà Mau không thể không nhắc đến tôm khô Rạch Gốc. Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Rạch Gốc được biết đến ở các thị trường thế giới như Châu Âu hay các nước EU. Để có được sản phẩm mang hương vị đặc trưng của rừng, biển, người dân Cà Mau có những bí quyết riêng khi luộc tôm. Các món khô hải sản ở Cà Mau được thực khách yêu thích và đánh giá cao bởi hương vị đặc trưng, và đa dạng chủng loại. Các món ngon từ khô có thể kể đến như khô nướng, khô làm gỏi,… Nếu có dịp, bạn hãy về Cà Mau và thử thưởng thức các món khô hải sản nhé.
Ốc móng tay
Một đặc sản thân mềm khác được nhiều người yêu thích khi đến với vùng đất Cà Mau đó là ốc móng tay, một món đặc sản trời ban cho vùng bán đảo này. Ốc móng tay là loại ốc có hình dạng dài, màu sắc khá giống màu móng tay. Đặc biệt ăn rất mềm, thịt ngọt, ngon, vừa dai lại vừa béo là còn thơm mùi đặc trưng của hải sản bãi triều. Ốc móng đem đi kết hợp với mỡ hành nướng lên quả là món ăn làm say lòng cho những tín đồ nghiện ốc. Bên cạnh nướng, người ta còn nhiêu cách thưởng thức như đãi thịt ốc rồi đem đi kho với tiêu, hoặc nấu cháo hành, dùng ốc móng tay bỏ lẩu, làm gỏi… Chính vì độ tươi ngon, ngọt nước mà ốc móng tay được nhiều người biết đến và kháo nhau nhất định phải thử khi đến với Cà Mau.
Có hình dạng khá đặc trưng, tuy nhiên ốc móng tay thường khá dễ dàng trong khâu chế biến. Ốc bắt về thường được qua nước muối, ớt hiểm, xả,.. để ốc có thể tự mình loại bỏ tạp chất. Khiến quá trình thưởng thức có thể an toàn, và vệ sinh hơn. Để chế biến ốc móng tay, người ta thường luộc qua nước muối sôi, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh để thịt ốc có thể giòn và dễ chế biến hơn. Cũng làm tăng độ ngọt, và dai của thịt ốc. Nếu muốn thưởng thức ốc móng tay ngon, và tươi nhất thì bạn có thể tìm mua ốc móng tay tại các bãi triều, đầm phá nơi mà ốc vừa được khai thác vẫn còn nguyên độ tươi.
Rạm rang me
Rạm một đặc sản “trờ ban”, “xấu hết phần thiên hạ” nhưng có tiền cũng khó mà tìm được. Đây là một món khá khó tìm vì đặc tính loài Rạm rất khó để nuôi, nên chỉ có thể trông chờ vào khai thác tự nhiên. Tuy vậy việc khai thác cũng không dễ dàng, vì Rạm không sống thành bầy nên khi đánh bắt thường có số lượng khá khiêm tốn. Tuy hình dáng nhỏ con, xấu xí nhưng được những người “sành ẩm thực” rất ưa chuộng (hơn cua đồng) vì thịt rạm mềm, ngọt, béo, giòn (có thể nhai luôn cả vỏ), nhiều gạch. Ngoài ra, đáng kể nhất là phần trứng rạm. Đến mùa ôm trứng, thịt rạm thường không ngon nữa. Bù vào đó là phần trứng rạm giòn và cực béo, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Rạm thường được chế biến thành nhiều món khác nhau như: nấu canh rau ngót, xào mặn, nướng chấm muối ớt, lăn bột chiên giòn… nhưng món được ưa thích nhiều nhất vẫn là: Rạm rang me. Quy trình chế biến món Rạm rang me thường không mất nhiều thời gian, nhưng hương vị lại rất bắt cơm. Ram mua về sau khi chế biến thì được bắt lên áp chảo cho vừa vàng vỏ thì cho nước me đã chuẩn bị từ trước vào rim chung, khi nước bắt đầu sôi thì nêm nếm gia vị sau đó là vặn nhỏ lửa rồi đậy nắp chờ cho nước sắc lại là có thể thưởng thức. Rạm rang me bắt lên dĩa chung với dưa leo, rau râm, các loại rau mùi,.. dùng chung với cơm trắng, nấu bằng lò củi thì ngòn phải biết nha.
Cua đá rang muối
Trong tất cả các món đặc sản của Cà Mau, chúng ta không thể không nhắc đến các món ăn được làm từ cua, mà nổi tiếng nhất phải kể đến nhất đó là món cua đá rang muối. Ở Cà Mau có rất nhiều loại cua, nhưng có lẽ ngon và quý nhất là cua đá. Vì tập tính lẩn trốn và độ nguy hiểm khi đánh bắt loại cua này, chính vì thế mà khi đến tham quan vùng Đất Mũi cũng nhất định phải tìm ăn cho được món ngon này. Là loại đặc sản quý nhưng nhìn hình dáng bên ngoài lại khác hẳn với những gì chúng ta suy nghĩ. Cua đá có hình dáng khá “bặm trợn”, “ù lì”, càng to, kích thước khá lớn, trung bình một cá thể cua đá có thể nặng từ bốn đến bảy trăm gam. Do đặc tính càng to, và cứng chắc nên người ta gọi là cua đá.
Cua đá Cà Mau sống tự nhiên không nuôi được, người dân ở đây phải đánh bắt bằng thủ công dùng đèn pin vào buổi tối. Như người ta vẫn nói rằng, cua càng chắc thì thịt càng chắc, riêng cua đá như cái tên cũng đã nói lên là thịt sẽ rất chắc và ngon. Các món ăn chế biến từ cua đá cũng rất đa dạng nào là cua đá hấp bia, bún riêu cua đá, cua luộc và dĩ nhiên không thể quên món cua đá rang muối. Cái vị mằn mặn từ bên ngoài, thịt ngọt dai chắc của cua đá bên trong làm say đắm người dùng. Mà đã một lần thử món ngon bậc nhất này thì sẽ nhớ mãi cái mùi vị biển cả mênh mông của quê hương Cà Mau.
Cua cốm chiên bột
Cua là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cà Mau, với đặc tính trũng, ba mặt giáp biển và điều kiện rừng ngập mặn cua biển có điều kiện phát triển khá mạnh ở đây. Chính vì vậy, cua Cà Mau từ lâu đã trở thành một đặc sản khó bỏ qua khi đến với vùng đất này. Các món được chế biến từ cua biển như: cua biển rang muối, luộc chấm muối tiêu, rang me,… đó chỉ là những món thông thường. Hôm nay, Toplist sẽ “recommend” cho bạn một món ăn từ cua biển mà người Cà Mau cũng khó mà có ăn, đó chính là cua cốm chiên bột một món ăn mà số phải đỏ lắm thì mới có thưởng thức.
Cua là phân loại động giáp sát, chính vì để lớn lên cua phải thay da, hay lột da. Thời điểm cua đang bắt đầu thay da người Cà Mau gọi là cua cốm. Lúc này cua mềm, có thể ăn cả vỏ, thịt ngọt, rạch béo ăn rất “dính”. Tuy nhiên để khai thác cua ở thời gian này không phải dễ, vì khi bắt đầu lột, cua thường có đặc tính rút vào hang hay đi tìm chỗ trú ẩn rất kỹ. Dân gốc Cà Mau thường truyền tay nhau, thời gian cua lột là ngày 10 đến 25 âm lịch hàng tháng, và thời điểm dễ bắt cua cốm nhất là vào ngày “chánh kém” theo cách nói của người Cà Mau. Nếu bạn thấy một người Cà Mau đãi khách bằng món ăn này, thì có nghĩa họ rất quý vị khách đó.
Cháo cá khoai – Rau đắng đất
Một loài cá biển khiến nhiều người bất ngờ khi thưởng thức và có cấu trúc cơ thể khá đặc biệt. Màu sắc trắng trong, thần hình dài, thịt mềm, không xương chỉ có sụn cá Khoai được nhiều người yêu thích bởi vị ngon khó cưỡng của nó. Nổi tiếng với món khô khoai mặn ngọt vừa độ, dễ ăn bắt cơm. Cá khoai tươi cũng là một món ăn gây thương nhớ bởi hương vị độc đáo của nó. Đặc biệt với món cháo cá khoai – rau đắng đất, sẽ cho bạn một trải nghiệm mới mẻ hơn bao giờ nếu đó là lần đầu dùng thử. Cách nấu tương tự như cháo cá kèo, nhưng người thì xào sơ cá khoai để trong trong quá trình nấu không bị nát thịt.
Con cá khoai béo ngậy ngọt ngây ăn cùng với chén cháo đậm vị, rau đắng tươi rối, mát rượi sẽ là một bài thuốc giúp phục hồi năng lượng cho những chiếc bụng đang đói. Khi nấu, người ta thường cho thêm một số loại rau như nấm, cà rốt, hành lá, ngò rí,… chắc chắn cháo cá khoai sẽ là một món ăn tạo cho bạn cảm giác sản khoái khi thưởng thức. Đặc biệt, ngon nhất là cá khoai vừa kéo lưới, thịt còn tươi còn đậm vị biển. Có dịp được về Cà Mau, bạn nên thử qua món này để không thấy tiếc vì chưa thưởng thức trọn vị phong vị của vùng đất hào sản này.
Bún nước lèo
Một món ăn đậm đà hương vị miền quê, một đặc sản nổi tiếng mà khi nhắc đến Cà Mau ai cũng biết phải kể đến đó là bún nước lèo, một món ăn làm nức lòng du khách. Bún nước lèo có quy trình chế biến khá cầu kỳ với nhiều công đoạn. Nguyên liệu cũng khá nhiều, nhưng đa phần là những món có sẵn như tôm, cá, mực, chả,… Để nấu ra một nồi nước lèo đậm đà chuẩn vị, phải nhắc đến “cốt hồn cốt túy” của món ăn, là con mắm. Mắm nên là mắm mặn thay vi năm chua. Vì mắm chua sẽ làm cho vị chua của nồi nước lèo khó kiểm soát, ngược lại mắm mặn sẽ làm cho dậy vị cái thức ăn nấu chung. Mắm sẽ được ninh chung với nước dùng, sau đó lọc qua rây để loại bỏ xương, nêm nếm vừa ăn rồi nhấc xuống để trụng bún.
Bún dùng với nước lèo phải là bún gạo, cọng to vậy mới ngon, mới hợp vi. Chưa kể các loại topping ăn cùng thì đa dạng phải biết, từ các loại cá nước ngọt như cá lóc, điêu hồng, đến cá nước mặn ở sông như cá nâu, cá ngát, đến cá biển như cá quát, cá thu, rồi các loại hải sản như thịt cua, tôm sú, đến ba chỉ heo,… Rau ăn kèm thì có giá đỗ, rau muống, bắp chuối, hẹ, rau thơm,… Có thể nói, Bún nước lèo là một món ăn được chế biến đặc biệt kỳ cống với rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Nếu bạn có cơ hội thưởng thức món ăn này, Toplist chắc chắn với bạn, bún nước lèo sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên bởi hương vị đậm đà của nó.
Trên đây là gợi ý các món ngon nổi tiếng của vùng đất hào sản Cà Mau, nếu có cơ hội về đây bạn đừng quên thưởng thức những món ăn này nhé.