Rau quả nói chung là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, tập trung nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt với bà bầu thì ăn nhiều rau … xem thêm…củ sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, kích thích tiêu hóa, làm bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng tốt cho bà bầu và thai nhi. Một số loại rau quả không chỉ gây ra tình trạng dị ứng mà còn nguy hiểm đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Chính vì thế, việc tìm hiểu những loại rau củ bà bầu không nên ăn khi mang thai là vô cùng quan trọng. Hãy cùng toplist điểm qua một số loại rau quả nên tránh khi mang thai dưới đây.
Bạn đang đọc: Top 10 Loại rau quả bà bầu không nên ăn khi mang thai
Quả dứa
Dứa có vị thơm, ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Dứa chứa: 91,5g nước, protid 0,8g, glucid 6,5g, các muối khoáng canxi 15mg, phôt pho 17mg, sắt 0,5mg, các vitamin B1 0,08mg, betacaroten 40mcg. Vì vậy nó có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu không nên ăn hoặc uống quá nhiều nước ép từ dứa. Vì loại quả này chứa nhiều độc tố có thể gây co thắt tử cung, có thể làm sẩy thai, gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu.
Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Nhiều bà bầu có thể bị dị ứng dứa. Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại… nặng hơn có thể gây khó thở. Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bà bầun có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
Cho nên dứa không dành cho những bà bầu bị hen phế quản, viêm mũi họng vì quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh. Khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy làm cho bệnh tái phát và nặng hơn. Ngoài ra, những bà bầu có nguy cơ chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, băng huyết… cũng không nên ăn dứa. Dứa cũng là nguyên nhân khiến thai phụ có thể bị sẩy thay. Nguyên nhân là do dứa tươi chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Thực tế thì điều này cũng không hẳn đúng bởi cho tới hiện tại chưa có một nghiên cứu cụ thể nào khẳng định tính axit có trong dứa sẽ dẫn tới sẩy thai. Bởi lẽ tất cả các loại quả như cam, cà chua, chanh… cũng đều có tính axit nhưng chúng lại rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu nếu như biết dùng ở mức độ hợp lý!
Tuy nhiên, khi các bà bầu ăn quả dứa thì nên cẩn thận một chút. Tuy loại quả này rất giàu vitamin nhưng lại chứa một lượng bromelain khá lớn, chất này sẽ làm tử cung co bóp nhiều. Theo nghiên cứu của các chuyên gia TM Luxury khuyến nghị các bà bầu không nên ăn quá nhiều dứa cùng một lúc, nếu không sẽ gây ra các công dụng ngược lại. Ăn quả dứa quá nhiều sẽ gây tiêu chảy, buồn nôn và ợ nóng khó thở do bạn đã bổ sung lượng vitamin C cũng như dưỡng chất Bromelain quá cao.
Đặc biệt, thai phụ tuyệt đối không nên ăn hoặc uống nước ép dứa xanh có thể gây ra ngộ độc. Khi ăn dứa, chị em mang thai nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng khó tiêu dễ hình thành búi sơ trong thành ruột, điều này không tốt cho thai kỳ nhé! Vì vậy trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thai phụ cần hạn chế ăn dứa quá nhiều. Các chất enzyme bromelain khi đó sẽ gây kích thích cổ tử cung, dẫn đến những cơn co thắt. Tuy nhiên, qua 3 tháng thai kì đầu bà bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp cũng rất tốt cho sức khỏe nhé.
Táo mèo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai việc bổ sung dinh dưỡng, vitamin từ hoa quả là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các bà bầu. Tuy nhiên, cũng có một số loại quả mà bà bầu tuyệt đối không nên ăn thử. Và táo mèo chính là loại quả đầu tiên trong danh sách “cấm” đó. Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt, chát, tính ấm thuộc nhóm thuốc tiêu hóa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Giúp điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều dầu mỡ, hỗ trợ cho trẻ em ăn không tiêu. Kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, với các mẹ bầu nên cân nhắc việc có nên ăn táo mèo hay không?
Theo một số nghiên cứu, bà bầu ăn táo mèo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là sự phát triển của thai nhi. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng táo mèo không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn táo mèo có thể gây đau bụng, dẫn đến co thắt cổ tử cung. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi sinh ra cơ thể yếu kém, thấp còi và khả năng bị suy dinh dưỡng rất cao. Với vị chua ngọt dễ chịu, nhiều mẹ bầu thường dùng táo mèo để làm dịu cơn ốm nghén.
Đặc biệt với mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Nhưng táo mèo lại là loại trái cây đứng đầu trong danh sách các loại trái cây bà bầu không nên ăn. Nhiều tài liệu chứng minh ăn táo mèo sẽ làm hưng phấn tử cung, dẫn đến thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non ở mẹ bầu. Mặc dù có vị chát chua ngon và thơm thích hợp cho bà bầu ốm nghén nhưng táo mèo lại là loại quả nguy hiểm đối với bà bầu.
Bà bầu ăn táo mèo trong thai kỳ có thể gặp nguy hiểm không chỉ với sức khỏe mẹ mà cả với thai nhi. Nguy hiểm nhất có thể dẫn đến sảy thai. Vì thế, bà bầu nên loại bỏ táo mèo ra khỏi chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mình. Quá trình mang thai các mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, các vitamin từ hoa quả rất tốt cho thai nhi. Táo mèo tươi là vị thuốc tuyệt vời nhưng không tốt đối với những người đang mang thai. Theo các nghiên cứu khoa học thì đây là thứ nguy hiểm mà các mẹ không nên dùng khi mang thai. Trong quả táo mèo tươi có chứa chất kích thích làm co bóp tử cung. Dẫn đến hiện tượng dễ sẩy thai, đặc biệt rất nguy hiểm đối với những bà mẹ đang mang thai 3 tháng đầu. Vì vậy, lời khuyên cho các mẹ là không nên ăn táo mèo tươi khi đang mang thai để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
Quả nhãn
Theo như nghiên cứu, nhãn không chỉ có một hàm lượng vitamin C phong phú, gần bằng 80% nhu cầu hàng ngày của mỗi người, nhãn còn chứa nhiều loại khoáng chất khác như: Sắt, phốt pho, magiê và kali… Tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng nhãn không phải là loại thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người. Những người bị cao huyết áp, tiểu đường và đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn.
Nhiều ý kiến cho rằng, mang thai ăn nhãn không những không có tác dụng cho sức khỏe mà còn ngược lại còn làm thân nhiệt bên trong mẹ tăng lên, gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng âm ỉ dưới, nặng hơn có thể dẫn tới động thai… Nghiêm trọng hơn là mẹ bầu ăn nhãn 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non.
Hiện nay, những nghiên cứu về tác hại của nhãn đối với mẹ bầu là hầu như chưa có. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều nhãn, nhất là những người có thể trạng nhạy cảm hoặc mẹ bầu có biểu hiện của dọa sảy thai. Lưu ý: Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay bị cao huyết áp khi mang thai không nên ăn nhãn, vì có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi những phụ nữ khi mang thai thường có các triệu chứng nóng trong, xuất hiện chứng táo bón. Ăn nhiều nhãn sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến thai khí và gây sảy thai.
Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh… và rất nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, quả nhãn lại “chống chỉ định” với phụ nữ có thai vì phụ nữ có thai phần lớn có triệu chứng nóng trong. Ngoài ra, loại quả này là nguyên nhân gây ra mụn nhọt nên người đang bị mụn nhọt cũng không nên ăn nhiều. Lượng đường cao trong nhãn cũng không phù hợp với người đang bị béo phì, người muốn giảm cân, người mắc bệnh tiểu đường, người bị tăng huyết áp.
Đu đủ xanh
Bà bầu không ăn đu đủ xanh. Đu đủ xanh chứa chất gây co bóp tử cung dẫn tới sẩy thai. Các mẹ bầu tránh xa đu đủ xanh để bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ. Nếu đang có thai hoặc đang chuẩn bị để có thai, tốt nhất không nên ăn đu đủ xanh. Các mẹ được chẩn đoán dễ sẩy thai hoặc những bà bầu những tháng cuối thai kỳ không nên ăn. Ngoài ra, các mẹ chú ý không nên ăn hạt đu đủ. Hạt đu đủ chứa chất độc carpine. Carpine đưa vào cơ thể quá nhiều gây rối loạn mạch đập, suy nhược tế bào thần kinh.
Đu đủ xanh (hoặc còn ương) có chứa chất nhựa không tốt cho phụ nữ khi mang thai. Các nhà nghiên cứu đã từng tiến hành thử nghiệm trên chuột ở Ấn Độ, cho chuột đang mang thai ăn nhiều loại hoa quả khác nhau thì kết quả cho thấy đu đủ xanh có gây sẩy thai. Chất papain có trong nhựa đu đủ hoạt động giống như hooc- môn prostaglandin và oxytocin gây co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai, một biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn thai kì và dẫn đến sinh non.
Đu đủ xanh là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, A, B12… và một số dưỡng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất xơ. Chắc hẳn các mẹ bầu ai cũng biết khi mang thai các mẹ tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh. Tuy nhiên, bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không ? Câu trả lời tốt nhất là không nên. Trong quá trình mang thai, bà bầu tuyệt đối không nên ăn dù chế biến ở dạng nào. Tuy nhiên, sau khi sinh xong, đu đủ hầm chân giò lại là món ăn lợi sữa cho bà bầu. Do đó nhiều khuyến cáo đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị để có thai thì tốt nhất là không nên ăn đu đủ, nhất là đu đủ xanh.
Rau chùm ngây
Chùm ngây có nguồn gốc từ vùng Nam Á, phổ biến ở châu Phi. Theo khuyến cáo, bà bầu ăn chùm ngây có thể gây một số nguy hiểm với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ở Việt Nam người ta mới biết những tác hại và công dụng của loại cây này không lâu. Hầu hết các bộ phận của loại cây này đều có thể dùng để chữa bệnh và chứa một số chất có lợi cho cơ thể. Lá cây chùm ngây có thể dùng làm rau và có thể ăn sống như các loại rau khác hoặc cũng có thể ép nước uống. Những người già và trẻ em có thể trạng yếu, nấu canh với lá chùm ngây giúp mau khỏe lại.
Tuy mang lại lợi ích sức khỏe nhưng chùm ngây không được khuyên dùng cho bà bầu. Bởi loại cây này có tác dụng tránh thai, bà bầu ăn chùm ngây có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, thậm chí là sảy thai. Trong chùm ngây có chứa alphan – sitosterol, khi thai nghén, bà bầu ăn chùm ngây, hợp chất này sẽ làm mềm tử cung. Khiến cơ tử cung không co bóp, làm co trơn tử cung và gây sảy thai. Vì thế, các chuyên gia về y khoa khuyến cáo mẹ bầu không nên bổ sung loại rau này trong chế độ dinh dưỡng của mình. Ngoài gây co trơn cổ tử cung, alpha- sitosterol trong rau chùm ngây có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai. Vi thế, với những mẹ nào đang có mong muốn mang thai thì tránh tuyệt đối loại rau này.
Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã khuyên rằng phụ nữ khi mang thai không được ăn rau chùm ngây. Bởi rau chùm ngây không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể các thai phụ tiết ra hoocmon thai nghén là progesterone giúp làm mềm tử cung, khiến cơ tử cung không co bóp, bảo vệ thai nhi an toàn. Còn trong rau chùm ngây được nghiên cứu là có chứa alpha- sitosterol cấu trúc gần giống ostrogen làm co cơ trơn tử cung, có tác dụng ngừa thai. Vì thế, việc sử dụng rau chùm ngây trong thời gian mang bầu, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kì là điều tuyệt đối cấm kị đối với các mẹ bầu.
Mướp đắng
Mướp đắng là một trong những loại rau quả phổ biến ở rất nhiều nước. Mặc dù có vị hơi đắng nhưng lại được tiêu thụ với số lượng lớn bởi lợi ích với sức khỏe mà nó mang lại. Loại quả này là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như: Axit folic, phốt pho, mangan, magiê và kẽm. Ngoài ra, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Với người bình thường thì đây đúng là thực phẩm “vàng” nhưng với mẹ bầu lại khác. Khoa học đã chứng minh một số tác dụng phụ do mướp đắng gây ra có thể ảnh hưởng không tốt cho thai kỳ. Tác dụng phụ đầu tiên có thể kể đến với mẹ bầu ăn nhiều mướp đắng hoặc uống nước ép mướp đắng đó là gây tiêu chảy.
Mướp đắng còn gây ra các vấn đề ở dạ dày, khiến mẹ bị đau dạ dày và gây co thắt khi mẹ ăn quá nhiều. Triệu chững buồn nôn, nôn ói là triệu chứng bình thường khi mang thai nhưng nếu mẹ ăn nhiều mướp đắng có thể khiến tình trạng này thêm tồi tệ, thậm chí là không thể chịu đựng được. Khi mẹ bầu bị nôn ói quá nhiều thì cần đến thăm khám bác sĩ để tránh bị mất nước. Thành phần kiềm trong mướp đắng cũng khiến mẹ bầu bị tiết nước bọt nhiều hơn và đây là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị buồn nôn, nôn ói. Mặc dù đây không phải là một trở ngại quá lớn nhưng nó làm chị em cảm thấy không thoải mái chút nào. Tác dụng phụ tồi tệ nhất của mướp đắng với thai kỳ đó là có thể gây sinh non, sảy thai. Nguyên nhân là do loại quả này khiến tử cung chảy máu, co thắt và dẫn đến sảy thai.
Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là mẹ bầu không nên ăn nhiều mướp đắng và không nên uống nước ép từ quả mướp đắng đặc biệt là khi nó chưa được nấu chín. Mang thai là một giai đoạn đặc biệt. Vì vậy mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng nhất. Với những phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu hoặc nhạy cảm, khi ăn mướp đắng có thể bị ngộ độc. Mướp đắng có thành phần chứa kiềm như nhựa quinine, saponic, glycosides và morodicine… có thể gây nguy hiếm đến sức khỏe thai kỳ.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu uống nước ép mướp đắng còn dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai không nên có mướp đắng. Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Ngoài ra, hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine- một độc tố gây ra chứng nhức đầu, đau thắt bụng, hôn mê với những bà bầu nhạy cảm. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể truyền qua sữa mẹ vào cơ thể bé.
Tìm hiểu thêm: Top 14 Loại tinh dầu thực vật chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tốt nhất
Rau sam
Rau sam có vị thanh dịu, chua nhẹ, một màu đỏ tía đặc trưng của thân khiến cho rau sam không lẫn vào đâu được. Thân rất mẫm màu tím đỏ, lá xanh mướt, hoa vàng hoặc đỏ rất đẹp. Lá hình tròn nhỏ hoặc hơi thuôn. Rau sam là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Nó có thể chữa được nhiều bệnh thông thường và một số bệnh mãn tính. Theo Đông y, rau sam là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Trong rau sam có protein, chất béo, magie, vitamin nhóm B, kali, canxi…
Đặc biệt là rau sam có hàm lượng omega 3 cao hơn các loại thực vật khác khá nhiều. Rau sam có tính hàn, vị chua, dễ ăn, có tính giải nhiệt tốt và trừ giun… Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc ở dạng bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Rau sam có công dụng làm lành vết thương, chống lão hóa, điều trị bệnh sỏi thận, trị trướng bụng… Đối với phụ nữ còn có công dụng điều trị khí hư, bạch đới ở phụ nữ.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, do rau sam mang tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai thì bà bầu cần tránh ăn rau sam. Rau sam sẽ khiến co cơ trơn tử cung nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Rau sam có thể kích thích mạnh đến tử cung, gia tăng tần số co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Với giai đoạn sắp sinh, bạn có thể ăn nhiều một chút vì sẽ có lợi cho việc sinh đẻ.
Rau răm
Rau răm là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Đông y cho rằng, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây cho biết, phụ nữ có thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm. Vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Trong rau răm cũng chứa nhiều chất gây tình trạng co bóp tử cung nên nhiều người cho rằng, bà bầu không nên ăn rau răm.
Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hãy nhớ là vài cọng thôi nhé. Đặc biệt, gần đây trên các trang mạng còn cho biết rau răm còn được dùng để gây sảy thai nếu thai phụ dùng rau răm với số lượng lớn. Mặc dù việc phá thai bằng rau răm chưa được kiểm chứng rõ ràng nhưng tốt nhất thai phụ nên hạn chế ăn rau răm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm để giữ cho sức khỏe luôn tốt.
Rau ngót
Rau ngót là loại rau quen thuộc của người Việt, rất dễ tìm. Chúng ta có thể mua rau ngót ở các chợ hay siêu thị một cách dễ dàng. Trong rau ngót có chứa khá nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hơn những loại rau khác. Ngoài vitamin, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C, loại rau này còn “sở hữu” một lượng protid đáng kể, gấp đôi rau muống và tương đương một số loại đậu nữ. Theo như Đông y thì rau ngót có tính hàn nhưng đem nấu chín sẽ giảm bớt đi, có thể giải nhiệt hiệu quả, lợi tiểu. Còn y học hiện đại đã chỉ ra rằng ăn rau ngót giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất có lợi giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Dù đem lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng ăn rau ngót lại không hề tốt cho bà bầu.
Dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những điều rủi ro không phải là không tồn tại. Bởi trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin- chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai. Không chỉ tiềm tàng nguy cơ bị gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách ăn này còn thêm một tác hại nữa đó là gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Dù chưa có nghiên cứu chính thức nhưng trong Đông y có bài thuốc phá thai bằng rau ngót. Vậy nên với phụ nữ đã từng bị sảy thai, đẻ non thì không nên ăn rau ngót.
Cơ thể mẹ cần rất nhiều dinh dưỡng để thai nhi có thể thấp thu phát triển. Nhưng ăn rau ngót lại khiến quá trình hấp thu canxi và photpho bị cản trở nên rau ngót không được khuyến khích sử dụng với bà bầu. Nhưng khi đã sinh xong thì rau ngót lại trở thành món ăn được khuyến khích. Lúc đó ăn rau ngót giúp làm sạch máu và rất tốt cho cơ thể. Khi sinh xong ăn rau ngót giúp giảm đi nguy cơ bị viêm nhiễm, làm vết thương nhanh được phục hồi. Khi sinh xong vẫn còn sót lại nhau và phải mất 2- 6 tuần thì mới có thể làm sạch nhau trong cơ thể. Nếu ăn rau ngót thì có thể giúp tống chất nhầy ra ngoài nhanh chóng hơn.
Măng
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit- chất này sẽ sinh ra acid xyanhhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Măng chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy hơi, no lâu nên không phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thay vì ăn măng, mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian này.
Trong măng cũng chứa một lượng lớn cyanide. Dưới tác dụng của các enzyms tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), chất có thể gây ngộc độc cao. Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như: Đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp… thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong. Chính vì vậy, nếu thắc mắc bà bầu có nên ăn măng thì câu trả lời là thai phụ nên hạn chế ăn măng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Trên thực tế đã có không ít bà bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ.
Các dạng ngộ độc măng thường gặp là nôn, đau bụng, đau đầu, gần giống với khi ngộ độc sắn. Măng có chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân phủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid xyandydric dễ gây ngộ độc. Các mẹ bầu khi mang thai thường xuyên phải bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.Tuy nhiên, khi ăn măng, bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt bởi trong măng có chất hạn chế hình thành máu dễ gây thiếu máu ở bà bầu.
Thêm nữa, độc tố cyanide trong măng tươi có tác dụng tiêu cực tới chuỗi hô hấp làm vô hiệu hóa enzym sắt. Nó làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu.Trong măng tươi có 2.56 % thành phần là chất xơ, chính điều này là nguyên nhân dẫn tới đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở lên trầm trọng, đặc biệt ở các mẹ đang bị ốm nghén. Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
>>>>>Xem thêm: Top 10 Sản phẩm giải rượu hiệu quả nhất hiện nay
Để có một thai kì khỏe mạnh thì mẹ bầu cần có chế độ ăn- nghỉ hợp lí. Mẹ bầu cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai kì. Tuy nhiên cũng không ít mẹ bầu băn khoăn nên ăn gì và kiêng những gì để chánh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hi vọng với bài viết ‘Top 10 loại rau quả bà bầu không nên ăn khi mang thai’ này sẽ giúp mọi người và chị em có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi được phát triển tốt.