Dịch bệnh là sự lây lan với tốc độ nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số người bị nhiễm bệnh lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn phổ biến là 2 tuần … xem thêm…hoặc ít hơn. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, loài người đã phải đối mặt với rất nhiều trận đại dịch khủng khiếp, con số tử vong lên đến hàng trăm triệu người. Hiện nay cùng với việc tích trữ các loại thực phẩm và mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia, con người lại ngày càng thu hút nhiều loại vật chủ mang mầm bệnh như chuột và ruồi muỗi khiến các đại dịch phát triển mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những dịch bệnh khủng khiếp nhất trên thế giới cướp đi hàng trăm triệu sinh mạng.
Bạn đang đọc: Top 13 Dịch bệnh kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại
Dịch viêm phổi cấp do virut Corona gây ra
Virus Corona mới năm 2019 (gọi tắt là 2019 nCoV) là chủng virus hô hấp mới, chưa từng xuất hiện ở người và hiện đang gây dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc và đã lây lan sang một số quốc gia khác như: Việt Nam, Nhật Bản…
Hiện tại vẫn chưa rõ nguồn gốc của chủng 2019-nCoV. Nghiên cứu giải trình tự hệ gene của virus cho thấy chủng virus này có độ tương đồng 96,3% với chủng virus corona từ dơi nên có khả năng cao đây là chủng virus từ dơi bị đột biến rồi xâm nhiễm sang người. Hiện tại cộng đồng y tế đã xác nhận 2019-nCoV có khả năng lây từ người sang người.
Tính đến ngày 05/02/2020 trên thế giới đã có 24.536 ca nhiễm và 492 ca tử vong. Cho đến nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào cho loại virut này. Vì vậy mọi người hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh bằng cách thực hiện tốt các khuyến cáo phòng bệnh của bộ y tế như: Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên….
Bệnh đậu mùa
Đậu mùa được gây ra bởi 2 loại virus là virus Variola major và Variola minor (trong đó Variola major độc hại hơn), đây là căn bệnh truyền nhiễm chỉ xuất hiện ở loài người. Các virus đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở dưới da, vùng miệng và cổ họng.
Đậu mùa là một trong những đại dịch bệnh nguy hiểm nhất mà con người từng phải gánh chịu với tỉ lệ tử vong lên đến 30%. Bệnh đậu mùa còn có khả năng lây lan qua việc hít phải các virus có trong không khí, từ các dịch ở vùng họng, vùng mũi, lớp niêm mạc họng của người bị nhiễm bệnh. Năm 1796, vacxin kiềm chế đậu mùa đã được điều chế nhưng đến nay dịch bệnh này đôi khi vẫn bùng phát trở lại.
HIV-AIDS
Cách đây hơn 35 năm, các bác sĩ Mỹ lần đầu chạm trán với virus đáng sợ và bí ẩn mang tên HIV, thủ phạm cướp đi sinh mạng những thanh niên trẻ tuổi, sung sức bằng cách phá hoại hệ miễn dịch vốn đang khỏe mạnh của họ. HIV, theo nghiên cứu của giới khoa học, có thể bắt nguồn từ virus SIV gây chứng suy giảm miễn dịch trên khỉ và khỉ không đuôi ở miền tây Trung Phi. Từ các loài linh trưởng này, virus lây sang người qua nhiều hình thức, một trong số này có thể là món thịt thú rừng mà người châu Phi vẫn săn bắn làm thức ăn.
Kết quả là, căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS đã cướp đi hơn 35 triệu mạng sống và phá hoại hạnh phúc của nhiều gia đình. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 34 triệu người đang phải chung sống với HIV/AIDS; khoảng 1,4 triệu phụ nữ mang thai bị dương tính với virus HIV; hơn 960 trẻ sơ sinh bị dương tính với HIV mỗi ngày ngay từ khi sinh ra; khu vực có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất trên thế giới là châu Phi,…
Những con số biết nói này chính là minh chứng cho mức độ khủng khiếp cùng khả năng lây lan chóng mặt của dịch bệnh này. Hiện nay, các quốc gia không những đẩy mạnh phòng tránh HIV/AIDS giúp làm giảm 25% số ca tử vong do căn bệnh này gây ra trong những năm vừa qua.
Dịch cúm năm 1918
Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử. Dịch bệnh đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới (khoảng một phần ba dân số lúc đó) và khiến 50 triệu người tử vong. Đại dịch cúm 1918 được phát hiện lần đầu tiên ở Châu Âu, Hoa Kỳ và một phần của Châu Á trước khi nhanh chóng lan rộng khắp ra khắp thế giới. Vào thời điểm đó chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như không có thuốc điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.
Đại dịch cúm này do chủng virus cúm A H1N1 – vốn dĩ là một loại cúm gia cầm lây sang người. Ở thời điểm hiện tại hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với virus A H1N1.
Bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch do do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, đây từng là một trong những dịch bệnh lớn và kinh khủng nhất trên thế giới với tỉ lệ tử vong rất cao, có khả năng truyền nhiễm nguy hiểm. Yersinia pestis là một loại vi khuẩn hình que cực kỳ độc hại, nó vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách tiêm chất độc vào trong các tế bào miễn dịch như đại thực bào, có nhiệm vụ phát hiện vi khuẩn xâm nhập. Một khi các tế bào này bị loại bỏ, vi khuẩn có thể nhân lên một cách nhanh chóng mà không bị cản trở. Bệnh dịch hạch được lây truyền chủ yếu từ các loài động vật gặm nhấm sang người qua vật trung gian là bọ chét.
Khi bị bệnh dịch hạch người bệnh sẽ có các triệu chứng tiêu biểu như sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, ở nách và háng bị hoại tử và sưng hạch bạch huyết, đặc biệt. Bệnh dịch hạch từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng ở châu Âu, Trung Đông, nước Nga và khu vực Bắc Á thời kì 1346 – 1350 vì 2/3 số người nhiễm bệnh thiệt mạng chỉ trong vòng 4 ngày.
Đại dịch cái chết đen hoành hành ở châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới đã chấm dứt vào năm 1350, tuy nhiên bệnh dịch hạch vẫn xuất hiện trở lại sau một vài thế hệ trong nhiều thế kỷ. Việc vệ sinh sạch sẽ và thực hành y tế công cộng đã giúp làm giảm thiểu tác động của bệnh rất nhiều nhưng vẫn không thể loại trừ được.
Bệnh sốt rét
Sốt rét cũng là một trong những dịch bệnh cổ xưa nhất, được ghi nhận đã xuất hiện từ hơn 4000 năm trước. Bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, căn bệnh này có khả năng lây lan từ người sang người thông qua đường muỗi đốt. Các vùng vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi là nơi có nhiều trường hợp bị sốt rét nhất. Ước tính trên thế giới có khoảng 515 triệu người mắc bệnh sốt rét và từ 1 đến 3 triệu người tử vong mỗi năm.
Hiện nay, ở Tây Âu có khoảng 10.000 ca sốt rét và Hoa Kỳ là 1300 – 1500 mỗi năm. Bệnh sốt rét phân bố thành một dải rộng ở xung quanh khu vực xích đạo, một số vùng của ở Mỹ, châu Á, và hầu hết các khu vực ở châu Phi; vùng cận sa mạc Sahara châu Phi với 85-90% trường hợp tử vong đều do sốt rét,…
Bệnh lao
Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, hay gặp nhất ở phổi nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh, hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và hệ xương khớp,…
Hiện nay, bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và phổ biến nhất, nó ảnh hưởng đến khoảng 2 tỉ người tương đương với 1/3 dân số thế giới; có khoảng 9 triệu ca mắc bệnh lao mới mỗi năm, gây 1,5 triệu người tử vong và tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Với sự phát triển của thế giới, bệnh lao đã có thuốc chữa (chủ yếu dạng viên), có thể chữa lành.
Tìm hiểu thêm: Top 9 Sản phẩm bổ trứng tốt nhất hiện nay
SARS
SARS (là tên viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) do loại virus mang tên virus SARS gây ra. SARS-CoV được cho là một loại virus động vật từ một ổ chứa động vật chưa chắc chắn, có lẽ là dơi, lây sang các động vật khác (mèo cầy) và người nhiễm bệnh đầu tiên ở tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc năm 2002. Từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003, đại dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông rồi nhanh chóng lan tỏa ra các nơi khác thành một đại dịch với 8422 ca nhiễm bệnh khiến 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới ( tỉ lệ tử vong là 10,9%).
Chỉ trong vòng vài tuần dịch SARS với xuất phát điểm là Hồng Kông đã lây lan sang 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003, gây ra ảnh hưởng vô cùng nặng nề trong đó có Việt Nam. Chính vì thế dịch SARS được xem là một trong những đại dịch bệnh lớn và kinh hoàng nhất trên thế giới từ trước đến nay.
Bệnh tả
Bệnh tả (có tên khoa học là Cholera) do vi trùng Vibrio cholerae gây ra vì các độc tố của loại vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước . Dịch bệnh này từng khiến người dân Ấn Độ khốn đốn từ thời cổ đại, nhưng mãi đến tận thế kỷ 19 nó mới bùng phát trên toàn thế giới. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể dễ dàng đánh bại được vi khuẩn Tả. Tuy nhiên cơ thể của chúng ta không đợi được đến lúc đó do bị mất quá nhiều nước gây tử vong.
Người đầu tiên nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả là Robert Koch vào năm 1883. Với điều kiện sống tốt hơn, bệnh tả đã dần biến mất. Tuy nhiên vào năm 1991, một dịch tả đã bùng phát và có 300.000 ca bệnh khiến cho 4.000 người tử vong trong năm đó.
Trên phạm vi toàn thế giới, bệnh tả ảnh hưởng tới khoảng 3 – 5 triệu người và khiến ít nhất 100.000 – 130.000 trường hợp tử vong một năm.
Sốt vàng da
Sốt vàng da là một trong những dịch bệnh du nhập vào nước Mỹ trong quá trình trung chuyển các nô lệ từ châu Phi đến. Dịch bệnh nguy hiểm này đã tiêu diệt gần như toàn bộ đội quân bất khả chiến bại của Napoleon ước tính khoảng 33.000 người được cử đến vùng thuộc địa ở Bắc Mỹ, thì 29.000 người trong số này đã bị chết bởi dịch sốt da vàng.
Tương tự như bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da có khả năng lây lan thông qua vật chủ trung gian là muỗi. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sốt vàng gây ra. Virus lây truyền qua đường máu từ người và động vật mang bệnh sang người lành thông qua những vết đốt của muỗi vằn họ Aedes đã nhiễm bệnh. Muỗi Aedes vừa là véc tơ chính của virus sốt vàng, đồng thời cũng là ổ chứa mầm bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 200.000 trường hợp mắc bệnh sốt vàng trên toàn thế giới mỗi năm, khiến 30.000 trường hợp tử vong. Sốt vàng dường như đang gia tăng trên toàn cầu do khả năng hệ miễn dịch của con người suy giảm, nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và đô thị hóa mật độ cao.
Dịch Ebola
Dịch Ebola bùng nổ là do virus Ebola Zaire gây ra. Dịch bệnh Ebola khởi phát tại Guine vào tháng 12/2013 nhưng đến tháng 3/2014 nó mới được phát hiện và lây lan rộng sang quốc gia khác như Liberia, Sierra Leone, Nigeria cùng nhiều quốc gia khác.
Ban đầu, virus lây lan sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và mô của động vật. Sau đó, virus Ebola lây sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị bệnh hoặc đã tử vong. Điều này có thể xảy ra khi một người chạm vào các chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh (hoặc các vật thể có mang virus) và virus xâm nhập qua vết cắt ở da bị vỡ, qua mắt, mũi hoặc miệng. Ngoài ra, có thể nhiễm virus thông qua quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Tính đến tháng 10/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra thông báo có tổng cộng 10.141 trường hợp bị nghi ngờ nhiễm virus Ebola trong đó có 4.922 trường hợp tử vong. Đến thời điểm hiện tại dịch bệnh Ebola đã được kiểm soát.
Đại dịch Cocoliztli ở Mexico
Trong khoảng thời gian từ năm 1545 đến 1548, một căn bệnh bí ẩn, đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao và chảy máu đã tàn phá vùng cao nguyên Mexico, diễn ra ngay sau những đợt hạn hán kéo dài. Căn bệnh trên được người Aztec bản địa gọi là Cocoliztli, thủ phạm xóa xổ gần như toàn bộ những người dân bản địa.
Đến khi kết thúc, Cocciztli đã cướp đi từ 5 đến 15 triệu người, tương đương 80% dân số bản địa của Mexico, một trong những thảm họa nhân khẩu học tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, tương đương đại dịch Black Death (Cái Chết Đen) cướp đi khoảng 25 triệu người ở Tây Âu từ năm 1347 đến 1351 hoặc khoảng 50% dân số của khu vực này.
Trận dịch Cocciztli đợt hai diễn ra năm 1576 đến 1578 giết chết thêm 2 – 2,5 triệu người, tương đương 50% dân số bản địa còn lại. Các loại dịch bệnh mới được lan từ châu Âu và châu Phi như đậu mùa, sởi và sốt phát ban từ lâu đã được xem là nguyên nhân làm cho dân số khu vực vơi đi khá nhiều. Qua phân tích cẩn thận các dịch bệnh năm 1545 và 1576 cho thấy chúng có thể là sốt xuất huyết, gây nên bởi một loại virus bản địa và được truyền qua động vật gặm nhấm.
Dịch MERS
Năm 2012, một loại virus mới bắt nguồn từ lạc đà xuất hiện ở Trung Đông và từng bước trở thành đại dịch toàn cầu. Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) xuất hiện lan truyền với tốc độ đáng sợ. Từ năm 2012, dịch MERS đã có mặt tại 25 quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, tính đến ngày 7/6, 1.179 người nhiễm virus MERS, 442 người tử vong. Riêng Hàn Quốc, nơi được xem là “ổ dịch”, 95 ca nhiễm bệnh và 7 trường hợp đã chết vì căn bệnh này.
Đến năm 2015 đại dịch này vẫn còn hoành hành tại Hàn quốc và Trung Quốc. Tính chung trên thế giới đến ngày 17/6/2015, ghi nhận 1.329 ca nhiễm MERS-CoV, 466 ca tử vong tại 26 quốc gia.
>>>>>Xem thêm: Top 6 Phòng khám nha khoa uy tín nhất TP. Uông Bí, Quảng Ninh
Trên đây chính là danh sách các dịch bệnh kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Trong tương lai có thể sẽ bùng nổ nhiều bệnh dịch nguy hiểm khác nên ngay từ bây giờ chúng ta cần thiết lập lối sống lành mạnh và chủ động phòng tránh mọi bệnh tật để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.