Mùa đông đến, nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể chúng ta phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe. Sức đề kháng cơ thể yếu hơn, nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. … xem thêm…Những cách làm ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe trong mùa đông lạnh giá mà Toplist chia sẻ sau đây sẽ là giải pháp tốt cho tất cả mọi người trong thời gian lạnh giá mùa đông. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Mặc quần áo nhiều lớp
Một quan niệm sai lầm phổ biến mà nhiều người trong số chúng ta mắc phải là mua áo khoác thật dày khi có thời tiết lạnh. Sự thật là mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ giúp bạn giữ nhiệt tốt hơn nhiều so với chỉ mặc một lớp áo dày cộm. Các lớp trang phục sẽ giúp giữ không khí ấm ở giữa, tạo thành một lớp cách nhiệt. Bạn cũng có thể linh hoạt điều chỉnh độ ấm cho cơ thể bằng cách thêm hoặc bớt trang phục.
Lớp áo giữ nhiệt tốt giúp giữ lại nhiệt cơ thể và chất liệu áo phải có tính năng tản mồ hôi để đảm bảo bạn luôn khô ráo, thoải mái và ấm áp. Bạn nên mặc bên trong những chiếc áo phông giữ nhiệt hoặc
có lớp nỉ sẽ giữ nhiệt rất tốt, bạn nên mặc thêm áo len ở bên ngoài, lớp ngoài
cùng bạn có thể mặc áo gió, áo phao để bảo vệ bạn khỏi bị mất nhiệt qua không
khí nhé.
Đừng để chân tay bị lạnh
Không chỉ chú trọng thân thể, bạn cũng cần chăm lo cho đôi
tay và đôi chân của mình không bị lạnh giá nếu như bạn không muốn cơ thể bị mắc
bệnh viêm phổi. Để giữ ấm tay, chân trong mùa lạnh, bạn có thể ngâm tay, chân trong nước ấm 40-50 độ, chỉ cần ngâm 15 – 20 phút, trước khi đi ngủ. Ngâm chân mỗi ngày như thế này vừa giúp khi huyết lưu thông vừa giúp tinh thần thoải mái, có một giấc ngon và sâu hơn. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau để tăng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng ngải cứu, gừng, muối hoặc hành tím để ngâm tay chân và giữ ấm cho cơ thể; hoặc thay bằng vỏ quế, hoa tiêu, vỏ cam quýt bưởi để có mùi hương dễ chịu, thoải mái tinh thần hơn.
Lưu ý, bạn chỉ ngâm nước đến dưới mắt cá chân, ngược lại có thể gây phản tác dụng. Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, khi ngâm xong thì lau khô tay chân và giữ ấm bằng tất, tránh tiếp xúc với nước lạnh. Nếu chân lạnh nhiều, có thể dùng lót giày bằng vỏ gỗ quế để làm ấm và kích thích các huyệt ở bàn chân. Trong khi ngâm, có thể kết hợp với massage bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu. Hạn chế mặc đồ quá bó sát, cản trở vận động, làm cản trở quá trình lưu thông của mạch máu. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, không tập sáng sớm hay tập quá sức. Bổ sung thực phẩm giàu calo, vitamin để tái tạo năng lượng. Uống đủ nước, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Thường xuyên, massage lòng bàn tay, lòng bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.
Ăn uống đầy đủ
Việc ăn uống đầy đủ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể bạn chống lại
được cái lạnh. Nếu bạn thấy đói, cơ thể bạn sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Bởi vậy,
mà mọi người thường khuyên bạn không nên tắm mùa đông khi bạn chưa ăn gì trước
đó. Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ nước vào mùa đông, giúp cơ thể tránh tình trạng
bị mất nước, cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Bạn cần bổ sung vitamin C vì vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi hay cải bó xôi sẽ giúp bạn đẩy lùi các cơn cảm lạnh, cảm cúm và các vấn đề về sức khỏe khác vào mùa đông. Vào mùa lạnh, ta dễ cảm thấy thèm ăn hơn, và điều này dễ dẫn đến tăng cân, thừa cân và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác. Ăn nhiều protein sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó tiêu thụ ít calo hơn.
Ngâm chân bằng nước nóng
Bàn chân được ví là một bộ phận tuyệt vời của cơ thể, bởi vì đây là cấu trúc tận cùng của chân. Bàn chân được cấu tạo từ nhiều xương nhỏ khác nhau giúp cho cơ thể thực hiện các hoạt động phức tạp một cách linh động hơn. Bàn chân tương tác hài hòa với toàn bộ phần trên cơ thể giúp chúng ta có thể đứng, thực hiện các động tác phức tạp như chạy nhảy và chơi thể thao. Bàn chân có hơn 20 huyệt đạo của cơ thể, mỗi huyệt đảm nhiệm một vai trò duy trì các hoạt động linh động khác nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các huyệt của vùng gan bàn chân thông tuyến với não do đó ngâm chân có thể cải thiện giấc ngủ của bạn.
Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ sẽ tạo cho bạn cảm giác thư giãn sâu và thoải mái do tăng cường lượng máu lưu thông từ đó bạn sẽ dễ dàng có một giấc ngủ sâu và chất lượng hơn. Khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện cơ thể sẽ sản xuất ra những hormone làm bạn cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, từ đó bạn có thể bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng và tăng cường sự tập trung. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn giải tỏa stress cũng như cân bằng và làm chủ giữa suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.
Uống nước gừng đường phèn
Nước gừng đường phèn được biết đến là thức uống tốt nhất cho mùa đông. Không những làm ấm cơ thể rất tốt, nước gừng đường phèn còn hạn chế được các bệnh về đường phổi, về tim mạch và huyết quản chúng ta hay mắc phải vào mùa đông. Bạn nên chuẩn bị cho mình một chai nước gừng đường phèn mang đi học, đi học, uống mỗi khi bạn thấy lạnh, sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn. Bạn chỉ cần nghiền một miếng gừng nhỏ thành bột, rồi cho vào cốc trà, cho thêm một ít đường phèn rồi khuấy đều là bạn sẽ có ngay một thức uống rất tốt.
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm ho, giảm đau, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, trong thời tiết chuyển mùa, sự thay đổi thất thường của nắng mưa khiến hệ miễn dịch suy yếu, chính vì thế gừng thường được dùng để làm giảm các triệu chứng như viêm họng, ho khan, ho có đờm, khản tiếng… và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Uống nước gừng đường phèn giúp giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào mùa đông.
Tập thể dục
Mùa đông chúng ta thường lười tập thể dục, thế nhưng, tập thể dục lại là một trong những cách giúp tỏa nhiệt, làm ấm cơ thể rất tốt. Bạn chỉ
cần vận động nhẹ nhàng, những bài tập thể dục yoga uyển chuyển hay đi bộ 20
phút vào mỗi buổi sáng sẽ giúp lưu thông máu rất tốt, cung cấp thêm cho bạn
chút năng lượng để có một ngày hoạt động làm việc và học tập tốt nhất.
Buổi sáng mùa đông nhiệt độ thường rất thấp nên nếu đi tập thể dục quá sớm rất dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió. Nhất là với người cao tuổi, người có sức đề kháng suy giảm, việc ra ngoài trời vào sáng sớm mùa đông sẽ dễ mắc các bệnh đường hô hấp và dễ bị tai biến. Để tốt cho sức khỏe, nên tập thể dục muộn hơn, khi không khí đã ấm dần lên. Hoặc nên chọn nơi kín gió, tập luyện trong nhà trong những ngày lạnh sẽ tốt cho sức khỏe, phòng ngừa nhiễm lạnh và giữ ấm cơ thể.
Không uống rượu
Mùa đông, sức đề kháng của bản thân giảm sút, ngoài việc có chế độ ăn phù hợp, đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, còn đặc biệt chú ý trong việc uống rượu. Khi uống rượu, chất etanol (hay ancol etylic) trong rượu có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ, khiến chúng ta cảm giác thấy nóng hơn nhưng không làm tăng thân nhiệt. Cảm giác này càng rõ ràng hơn trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, khi uống rượu, hệ thần kinh bị kích thích gây cảm giác hưng phấn có thể làm người ta quên đi cảm giác lạnh. Tuy nhiên, cảm giác ấm, nóng khi uống rượu chỉ là nhất thời, không lâu dài, không làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Khi uống rượu, các mạch máu ngoại vi trong cơ thể giãn ra, cơ thể bị thoát nhiệt. Việc đột ngột tiếp xúc với thời tiết lạnh có thể khiến chúng nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp, làm xuất hiện các đột quỵ não, đặc biệt ở những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc các dị dạng mạch não. Ngoài ra, việc nhiễm lạnh đột ngột sau uống rượu có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc các nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Một số người có thói quen tắm sau khi uống rượu cũng là nguy cơ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, có thể dẫn đến những nguy hại tương tự.
Đi ngủ sớm
Mùa đông nên ngủ sớm dậy muộn. Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên chúng ta nên ngủ vào lúc 10 giờ tối, và thức dậy khi mặt trời đã lên cao, như vậy có thể tránh cái giá lạnh buổi sớm, giảm sự chênh lệch nhiệt độ. Vào lúc 1 giờ sáng, sự phân tiết của tuyến tố thượng thận trên cơ thể người thấp nhất. Lúc này, sức đề kháng đặc biệt yếu, không thể bảo dưỡng làn da. Nếu thường xuyên nghỉ ngơi không tốt, cơ thể sẽ không đủ sức để chống đỡ lại áp lực của cái rét từ bên ngoài. Vào những ngày cực rét, hãy ôm túi chườm nóng đi ngủ sớm!
Cơ thể hạ nhiệt khi nằm, tăng nhiệt khi tỉnh dậy và nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều tác động đến giấc ngủ. Như vậy, đừng nên đắp quá nhiều chăn và để máy sưởi quá ấm khi ngủ. Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm, khiến chất lượng giấc ngủ càng giảm. Tốt nhất, hãy giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, đắp vừa phải chăn và hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Không tắm muộn và tắm lâu
Vào mùa đông, bạn chỉ nên tắm trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần. Việc tắm quá lâu sẽ gây ra những tác hại khôn lường như làm da bị khô và mất nước. Nguy hiểm hơn là làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng tới các mạch máu, huyết áp, dễ dẫn tới ngất xủi. Vào ban đêm, so với nhiệt độ cơ thể nhiệt độ bên ngoài sẽ giảm xuống mức thấp. Nên việc tắm khuya khi sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường và cơ thể quá lớn như tắm nước lạnh, ngâm bồn nóng… sẽ khiến cơ thể sốc nhiệt. Đó cũng là nguyên nhân tại sao chúng ta không nên đi tắm sau 23 giờ.
Bạn nên tắm bằng nước ấm khi tắm vào ban đêm. Bạn sẽ cảm giác các cơ thư giãn, giảm đau nửa đầu, căng thẳng, sưng, viêm mũi, bớt lo lắng, làm sạch da, loại bỏ độc tố cho da và mở lỗ chân lông. Ngoài ra, cơ thể sẽ ngủ sâu, ngủ ngon hơn nếu tắm bằng nước ấm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên tắm bằng nước nóng hay quá nóng. Bởi việc làm này sẽ khiến chất dầu trên da bị phá vỡ, khiến huyết quản giãn, lỗ chân lông nở và tạo thành áp lực cho tim. Vì vậy, nhiệt độ tắm lý tưởng nhất là từ 24 – 29 độ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tắm muộn và tắm lâu vào ban đêm nhé.
Không ăn, uống đồ lạnh
Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp, việc sử dụng các đồ ăn, đồ uống lạnh một cách thường xuyên có thể khiến hệ thống niêm mạc hô hấp bị tổn thương, viêm nhiễm. Đây chính là lý do tại sao không nên ăn, uống đồ lạnh vào mùa đông nếu bạn không muốn đối mặt với các vấn đề như ho, viêm họng, cảm lạnh, sổ mũi… Các chuyên gia khuyên cáo, việc sử dụng nước ấm hoặc các đồ uống ấm – nóng vào màu đông sẽ giúp bạn bảo vệ hệ hô hấp tốt hơn, đồng thời có thể làm giảm các triệu chứng ho, kích ứng, hôi miệng, khô miệng…
Các đồ ăn, uống lạnh được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến các cơn đau đầu vào mùa đông trở lên nghiêm trọng hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao không uống đồ lạnh mùa đông mà bạn cần biết. Do đó, với người thường xuyên gặp tình trạng đau nhức đầu vào mùa đông, bạn cần thay đổi thói quen với việc sử dụng nước ấm. Đồng thời, nước ấm cũng sẽ có tác dụng giữ ấm cơ thể, giảm căng thẳng, xoa dịu thần kinh với những người thường xuyên phải làm việc trong thời gian dài và chịu áp lực cao.
Trên là các cách giúp giữ nhiệt cho cơ thể rất tốt vào mùa đông mà toplist muốn giới thiệu đến bạn. Bạn hãy áp dụng để thấy ngay hiệu quả nhé!