Lào – đất nước Triệu Voi (Vạn Tượng) là một quốc gia không giáp biển duy nhất của khu vực Đông Nam Á. Với lối kiến trúc chịu ảnh hưởng của Phật giáo được thể … xem thêm…hiện rõ nét qua những công trình tiêu biểu mà Toplist giới thiệu trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Wat Xayaphoum
Savanakhet được ví như Sài Gòn của Việt Nam với sự phát triển và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế nên đây cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua. Tại đây không có nhiều thắng tích lừng danh như ở thủ đô Viêng Chăn hay cố đô Luang Prabang nhưng Wat Xayaphoum là một ngoại lệ. Wat Xayaphoum là ngôi chùa lớn và cổ nhất của Savannakhet và cả phía Nam Lào. Ngôi chùa cổ này nổi tiếng như một như một ngôi trường Phật học Phạn ngữ đào tạo tăng sĩ đề nhị cấp.
Wat Xayaphoum là một ngôi chùa cổ kính, nguy nga nằm trong lòng thủ phủ Savanakhet. Công trình này được sung tạo từ năm 1542, với một tăng đoàn hơn 200 vị. Nơi đây nổi danh là trường Phật học Phạn ngữ đào tạo tăng sĩ đệ nhị cấp và là một điểm đến nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào đến Savanakhet đều muốn ghé thăm. Kiến trúc nguy nga, đồ sộ, chùa Wat Xayaphoum nằm trong lòng thủ phủ Xavanakhet chính là một trong những điểm tham quan thu hút du khách khắp nơi trên thế giới.
Bảo tàng quốc gia Lào
Bảo tàng quốc gia Lào là địa điểm vô cùng ý nghĩa đối với những di sản có giá trị với lịch sử, văn hóa của dân tộc Lào. Khi đến với bảo tàng quốc gia Lào, bạn có thể chiêm ngưỡng được nhiều cảnh đẹp cũng như những kỷ vật rất ý nghĩa. Không gian của bảo tàng quốc gia Lào cũng khiến cho nhiều người phải trầm trồ bởi vẻ đẹp của những cây thốt nốt cao vút ở 2 bên đường. Vườn thượng uyển xinh đẹp với cây lạ, hoa quý cùng thềm nhà lát đá cẩm thạch trắng, mát lạnh giữa nắng trưa sẽ khiến bạn có được những bức ảnh check in tuyệt đẹp.
Ở phía tầng trên của bảo tàng, bạn sẽ thấy có những cuộc triển lãm, mô tả lịch sử hỗn loạn hiện đại cùa Lào từ cuộc xâm lược Xiêm La và thời kỳ Pháp thuộc cũng như sự hiện diện của quân đội Mỹ đã từng xuất hiện trên đất nước Việt Nam. Bảo tàng quốc gia Lào nằm trong dinh thự của thống đốc Pháp cũ, được xây dựng vào năm 1925. Trước đây tên của bảo tàng là Bảo tàng cách mạng Lào nhưng giờ nó được đổi tên gọi là bảo tàng quốc gia Lào hoặc bảo tàng lịch sử quốc gia Lào.
Đến với bảo tàng quốc gia Lào, bạn có thể khám phá và chiêm ngưỡng được rất nhiều những kỷ vật cổ đồng thời cũng có được những hiểu biết nhất định về lịch sử phát triển của người dân Lào. Những bộ sưu tập của bảo tàng vẫn tiếp tục tăng số lượng và bao gồm từ thời tiền sử đến thời hiện đại cho đến ngày nay, kể cả cuộc xâm lược của quân Xiêm, thời kỳ thuộc địa pháp và chiến tranh Việt Nam.
Chùa Wat Ong Theu
Thủ đô Viêng Chăn luôn nổi tiếng với những di tích lịch sử vô cùng độc đáo có từ rất lâu đời. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến không làm bạn thất vọng. Chùa Wat Ong Theu (nghĩa là ngôi chùa Tượng lớn) nằm trên đường Sethathirath là điểm đến thu hút du khách bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Viêng Chăn. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có trường Phật giáo Sangha – nơi các nhà sư từ khắp nơi ở Lào thường xuyên về đây để học tập về đạo Phật. Wat Ong Theu là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở Lào. Nó được xây dựng vào giữa thế kỷ 16, nhưng người ta nói rằng địa điểm của Wat Ong Theu đã được sử dụng làm nơi thờ cúng từ thế kỷ thứ 3. Tòa nhà ban đầu đã bị phá hủy trong chiến tranh, và Wat Ong Teu mà bạn thấy bây giờ đã được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 20.
Bên trong các bức tượng của ngôi chùa, bạn sẽ tìm thấy hai vị Phật đứng được kết nối với nền tảng của họ. Được xây dựng từ nhiều loại vật liệu, chủ yếu bằng đồng và ngồi trên bệ vàng, các bức tượng đưa ra một cái nhìn cao chót vót trong quần thể đền thờ vì tầm quan trọng của Đức Phật trong đức tin, chỉ có điều tự nhiên khi thấy rằng các bức tượng sẽ hiển thị nổi bật cho tất cả du khách vào khu vực đền. Wat Ong Theu được bao quanh bởi bốn ngôi đền: Wat Inpeng ở phía bắc, Wat Mixay ở phía nam, Wat Haysok ở phía đông và Wat Chan ở phía tây. Nó được đặt theo tên của một tượng phật bằng đồng khổng lồ (ongteu) trong sim (phòng phong chức). Đó là lý do tại sao nó được gọi là “Đền thờ Phật nặng”. Nó cũng được biết đến với mặt tiền bằng gỗ chạm khắc đẹp.
That Luang
That Luang tọa lạc ở cuối con đường Lane Xang – Di sản văn hóa thế giới và là một trong những biểu tượng của đất nước Vạn Tượng. Ngoài ra, That Luang còn được in trên tiền giấy và quốc huy của Lào. Công trình Phật giáo này được xây dựng từ năm 1566 trên phế tích của ngôi đền Ấn Độ thế kỉ 13 và đây cũng chính là tháp xá lị lớn nhất và đẹp nhất ở Lào. Hàng năm, vào trung tuần tháng 11 nơi đây đều diễn ra lễ hội lớn mang tính chất quốc gia đó chính là lễ hội That Luang. Du khách đừng bỏ lỡ lễ hội này nếu như ghé thăm đất nước Triệu Voi nhé.
Kiến trúc That Luang mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã được công nhận là biểu tượng quốc gia của Lào. Truyền thuyết về That Luang của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), có năm nhà sư người Lào sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương đã theo chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường cho dựng tháp để cất giữ xá lỵ Phật. Là người mộ đạo, châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng).
Trung tâm That Luang là một tòa tháp cao 45 mét, được dát vàng rực rỡ. Đế của khối tháp là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao hình vuông có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên. Bao quanh tháp lớn là hàng chục tháp phụ, cũng được sơn thiếp vàng.
Talat Sao
Nằm ở góc đường phía Đông giữa đường Lane Xang và Khu Vieng – trung tâm thủ đô Viêng Chăn, chợ Sáng Talat Sao mở cửa từ 7h00 đến 16h00 hàng ngày. Đây được coi là điểm thu hút du khách đến tham quan, mua sắm ở thủ đô Lào. Trong chợ có vô số cửa hàng nhỏ, nhà hàng, những quầy bán trái cây, rau, trang sức, lụa, đồ thủ công mỹ nghệ, dụng cụ âm nhạc, đồ điện tử, đồ gia dụng… Nơi đây tập trung hàng hóa mang bản sắc văn hóa Lào, bạn sẽ dễ dàng mua được những món đồ ưng ý để làm quà cho bạn bè và người thân.
Chợ Sáng Talat Sao là một thị trường nơi hoạt động mua bán diễn ra hàng ngày, và cũng là thị trường lớn nhất tại Lào. Khi đến với thủ đô Viêng Chăn, du khách đảm bảo nên ít nhất có một chuyến viếng thăm tới nơi đây. Chợ Sáng Talat Sao kết hợp 2 trải nghiệm mua sắm rất khác nhau ngay tại một vị trí trung tâm, nơi cái cũ và cái mới của Viêng Chăn tạo thành một sự kết hợp thú vị. Trung tâm chợ chia thành 2 phần riêng biệt hẳn với nhau, khu trung tâm thương mại có điều hòa không khí (trung tâm duy nhất ở Lào) là nơi tốt nhất để du khách tham quan tìm kiếm đồ điện tử, dụng cụ thể thao và đồ trang sức. Trong khi đó, chợ Sáng vẫn còn khá nguyên sơ, bày bán tràn lan với hàng xà phòng sản xuất hàng loạt, áo phông rẻ tiền, đồ trang sức và các mặt hàng lưu niệm khác. Ở Chợ sáng, du khách có thể mua được nhiều thứ với mức giá rất rẻ, nhưng cũng có thể bị choáng ngợp với nơi bán mọi thứ phục vụ cho cuộc sống của người dân địa phương hàng ngày.
Chùa Si Muang
Chùa Si Muang – ngôi chùa linh thiêng và là linh hồn của thủ đô Viêng Chăn. Ngôi chùa nổi bật với màu vàng tươi, mái ngói thâm nghiêm trong một không gian thanh tịch khiến du khách đến đây có cảm giác như bước vào thế giới tâm linh Phật giáo đầy linh thiêng và huyền bí. Chùa Si Muang có diện tích khoảng hơn 2 ha. Với cấu trúc đền chùa truyền thống của Lào, ngôi chùa bao gồm các công trình: Nhà thờ chính thờ Phật, khu vực thờ Mẹ Sỉ Muông. Khuôn viên của chùa đặt khá nhiều tượng Phật trong đó đáng chú ý nhất là bức tượng của Phật Thích Ca đặt dưới tán cây bồ đề. 6 bức tượng đứng, một bức tượng nằm là tượng trưng cho sự bao bọc che trở thiêng liêng của Thánh Mẹ, những bức tượng này cũng là điểm nhấn ấn tượng trong công trình chùa Si Muang. Ngôi nhà thờ chính được chia làm 2 gian, gian trước khá sơ sài, có một nhà sư ngồi buộc chỉ vào tay cho người xin phước lành. Gian sau là gian thờ – cũng là gian quan trọng trong nhà thờ chiếm hầu hết diện tích nhà thờ.
Trong hậu điện của chùa, nằm trong không gian chính giữa là một khối đá lớn khá lạ lùng. Cột đá này được xuyên thẳng xuống lòng đất và bàn thờ được xây dựng quanh cột đá. Được biết, cột đá này là 1 trong 2 cột trụ trấn giữ cho thành phố Vientiane và cột ở Si Muang là cột mẹ, còn cột cha nằm trogn That Luang bảo vệ cho vật xá lị của Đức Phật. Phía gian trong cũng chính là không gian chính trong điện thờ, được trang trí hết sức kỹ càng, các chi tiết trang trí cũng đầu tư tinh xảo và vô cùng cầu kỳ. Phía cổng chính điện, du khách có thể nhìn thấy những bức tranh, những bức phù điêu miêu tả lại các giai đoạn, cột mốc chính của huyền thoại Mẹ Si Muang và Đức Phật. Ngôi chùa được xây dựng trên nền phế tích của một ngôi đền Khmer, phía sau ngôi chùa chính vẫn còn phế tích của ngôi đền cũ đó là cửa ra vào và một tòa tháo cũ mang đậm phong cách Khmer truyền thống.
Công viên tượng Phật
Cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 25 km về phía Đông Nam, Công viên tượng Phật (Buddha Park) hiện lên với cảnh vật bình dị, thanh bình và thật gần gũi. Nơi đây là một quần thể gồm hàng trăm bức tượng được đúc theo Phật thoại.
Buddha Park còn có tên gọi khác là Xieng Khuan, được tu sĩ Luang Pu Bunleua Sulilat quyên góp và xây dựng vào năm 1958. Tại công viên có hơn 200 bức tượng Phật, các vị thần Hindu giáo và ngoài ra còn có tượng của một số linh vật, ác quỷ và con người, tất cả đều được đúc bằng xi măng.
Trong quần thể này còn có một công trình lớn được gọi là động âm phủ, mang hình dáng của quả bí ngô khổng lồ. Cửa động cao hơn 2 m là miệng của con ác quỷ, vào trong động bạn có thể trèo lên cầu thang và tham quan ba tầng tượng trưng cho Địa ngục, Trần gian và Thiên đường. Trung tâm công viên là bức tượng Phật nằm khổng lồ dài khoảng 40 m, với dáng vẻ thảnh thơi như tư thế Phật tổ nhập Niết bàn. Gương mặt đức Phật thật bình dị, bao dung với vầng trán rộng, mắt khép nhẹ và môi mỉm cười.
Khải Hoàn Môn Patuxay Gate
Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang (Lạng Xạn) hay đại lộ Thanon Luang về phía đông bắc thủ đô Viêng Chăn là một biểu tượng chiến thắng của người Lào. Hầu hết khách du lịch khi đến với thủ đô của đất nước Lào đều dành thời gian ghé thăm Patuxay, nơi được xem là biểu tượng của thành phố này. Patuxay (hay Patuxai) được người dân đất nước Triệu Voi ví như khải hoàn môn của thành phố. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào.
Patuxay nằm giữa trục đường chính của con đường đẹp nhất thủ đô, nơi dù bạn đi từ bất kỳ hướng nào cũng có thể nhận ra nó từ xa. Giữa ngã tư phố phường, Patuxay chào đón ánh bình minh của một ngày mới và cũng là nơi ngắm nhìn hoàng hôn rõ nét khi đêm về.
Patuxay có nhiều tên gọi khác như đường băng thẳng đứng, con quái vật bằng xi măng hay Champs Elysée của phương Đông. Công trình được xây dựng từ năm 1962 đến 1968. Qua nhiều lần dang dở vì thiếu kinh phí và nhiều lý do khác, cho đến nay Patuxay vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Với người dân Lào, sở dĩ công trình không được tiếp tục xây dựng vì nó thể hiện một phần lịch sử nghèo khó của đất nước. Công trình cũng như một lời nhắn nhủ đến thế hệ sau này biết đến quá khứ khó khăn để phấn đấu xây dựng đất nước trong tương lai. Patuxay có phần nào đó giống với Khải Hoàn Môn ở Paris nhưng mang nét bản sắc của văn hóa Lào. Đó là những hình tượng trang trí Kinari – nửa người phụ nữ và nửa chim, là những phù điêu mô tả trường ca Rama và các toà tháp mang đậm phong cách của người Lào.
Theo cầu thang xoắn ốc, du khách sẽ đến với tầng 7 của toà tháp. Không gian bao la và trải rộng vươn ra mọi hướng của thủ đô Viêng Chăn hiện ra trước mắt du khách. Nào toà thị chính thành phố, nào Pha That Luang (di sản văn hoá thế giới, biểu tượng quốc gia phật giáo tiểu thừa Lào), khu chợ lớn nhất ở Viêng Chăn, chợ Sáng…tất cả đều có thể ngắm nhìn từ Patuxay. Đây là một địa điểm lý tưởng để có thể chụp ảnh toàn cảnh thành phố.
Chùa Wat Sisaket
Wat Sisaket là một ngôi chùa nhỏ tại thủ đô Viêng Chăn, chùa có đến 6.840 tượng phật lớn nhỏ rất quý hiếm. Tượng ở đây được làm chủ yếu bằng Đồng, một số làm từ các vật liệu khác như gỗ quý, bạc, hoặc mạ vàng. Chùa có kiến trúc mái 5 tầng và hành lang bao quanh chùa chính. Những tường phía trong hành lang là nơi trưng bày hơn 2000 tượng phật lớn nhỏ được làm trong thế kỷ 16 – 19. Xung quanh hành lang có đặt hơn 300 tượng phật mang phong cách điêu khắc Lào bằng chất liệu gỗ, đá hoặc thiếc được làm tại Vientiane. Giá phía dưới cũng trưng bày hơn 300 tượng phật theo phong cách Lào.
Dãy hành lang phía Tây có trưng bày một loạt những bức tượng bị vỡ – kết quả của cuộc tấn công của quân Xiêm năm 1828. Đáng chú ý, trong gian chính điện và một vài gian xung quanh, có rất nhiều pho tượng cổ bằng đồng mạ vàng rất quý hiếm”. Đến Sisaket, bất kỳ ai cũng phải ghé thăm “kho tượng Phật” nằm gọn bên mé trái của chùa. Tấm cửa được đóng đơn giản với những tấm gỗ thưa, để lộ ra bên trong hàng trăm bức tượng Phật lớn bé. Có bức chỉ còn thân, có bức mất tay mất chân, có cái chỉ có đế. Nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là mất đầu.
Nơi đây cũng là một bảo tàng – nơi lưu giữ hơn 8000 cuốn sách có giá trị và 6840 tượng phật được làm bằng nhiều chất liệu như đồng, đá, gỗ, bạc hay thạch cao… Mặt trong của chính điện có hàng ngàn hốc nhỏ, mỗi hốc đặt một bức tượng Phật, tạo cảm giác che chở cho người cầu nguyện. Hệ thống trường lang bên ngoài cũng đặt hàng trăm bức tượng Phật lớn nhỏ. Tại đây còn có một thư viện gần 400 năm tuổi với nhiều kinh sách Phật cổ viết bằng tay trên lá cọ…
Chùa Phra Keo
Phra Keo là ngôi chùa được xây dựng năm 1565 bởi triều đại vua Sai Setthathirat. Nơi đây thờ tượng Phra Keo và đã từng bị cướp mất khi quân Xiêm xâm chiếm năm 1779. Năm 1828, ngôi chùa đã bị san phẳng và từ năm 1936 – 1942, chùa Phra Keo được xây lại bằng công sức của người dân Lào.
Chùa Phra Keo hay còn gọi là Haw Phra Kaew là ngôi chùa Phật ngọc nổi tiếng của thủ đô Viêng Chăn, đây là nơi mà trước kia các vị Vua Chúa, Hoàng tộc đến cầu nguyện. Ngày nay, Phra Keo là một viện bảo tàng rộng lớn chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo với kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân Lào.
Chùa Phra Keo cũng là một công trình kiến trúc độc đáo của Lào khi được xây trên nền đá. Công trình phía trên nền đá được chạm trổ, trang trí rất ấn tượng, có thể nhìn thấy những đường nét tinh xảo ngay trên tường, cột và trần của chùa. Chạy dọc cầu thang lên chùa là hình rồng chạm khắc tinh xảo từ đá. Trên các mảng cửa sổ, cửa lớn còn trang trí tượng nữ thần Apsara… Bên trong là những chi tiết và họa tiết trang trí tinh xảo. Các cung điện của chùa Phra Keo được trang trí với các bức tượng Phật được làm bằng đồng. Những khu vườn ở xung quanh chùa cũng được trang trí rất đẹp.
Trên đây, Toplist giới thiệu tới bạn đọc những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của đất nước Lào – đất nước láng giềng của Việt Nam. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong lịch trình ghé thăm đất nước Triệu Voi nổi tiếng.