Top 10 Đường biên giới dài nhất giữa hai quốc gia

Làn sóng nhập cư từ các quốc gia châu Phi, Trung Đông tới Châu Âu, các nước Nam và Trung Mỹ tới Bắc Mỹ đang gia tăng trong thời gian qua. Điều đó dẫn tới việc … xem thêm…nhiều quốc gia đang tìm cách xây dựng những bức tường ở đường biên giới hai nước. Điển hình là Mỹ với kế hoạch xây bức tường dài ở biên giới với Mexico. Hãy cùng tưởng tượng xem nếu 10 trường hợp dưới đây phải xây tường bao quanh, bức tường đó sẽ dài như thế nào?

Canada – Mỹ: 8 893 km

Canada là quốc gia rộng thứ 2 thế giới và Mỹ là quốc gia rộng thứ 4 chia sẻ đường biên giới dài nhất. Đường biên giới ở đây có 2 phần từ Bắc xuống Nam, là đường biên giới của Alaska với Yukon của Canada. Từ Đông sang Tây, đi qua 12 bang của Mỹ và 7 tỉnh của Canada. Đây là đường biên giới dài nhất thế giới.

Có rất nhiều địa điểm như nhà cửa, sân bay nằm giữa Mỹ và Canada. Ví dụ điển hình có thể là thị trấn Derby Line nằm trên đường biên giới giữa Mỹ và Canada. Trong một số trường hợp, một gia đình nấu cơm ở nước này nhưng có thể ăn cơm bên nước láng giềng. Derby Line là nơi có thư viện Haskell Free và nhà hát Opera. Điều thú vị là sân khấu nhà hát thì ở Canada nhưng cổng vào và hầu hết ghế ngồi thì ở Mỹ. Vì thế nhà hát có đến 2 địa chỉ, một địa chỉ ở Mỹ và một địa chỉ Canada.

Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền Nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía Tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở đại bồn địa.

Đường biên giới dài nhất thế giới của 2 đất nước nhìn từ vệ tinh.
Canada – Mỹ: 8 893 km

Nga – Kazakhstan: 6 846 km

Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới, bao phủ 1/9 lục địa trái đất, đường biên giới dài hơn 20 000km, với 14 quốc gia. Đường biên giới dài nhất của Nga là với Kazakhstan, một quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở phía Nam, Nga cũng là quốc gia rộng thứ 9 thế giới.

Kazakhstan một quốc gia có chủ quyền trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á Âu. Diện tích của Kazakhstan là 2.724.902 km vuông, rộng lớn hơn cả Tây Âu. Kazakhstan là quốc gia có diện tích đứng thứ 9 thế giới. Nước này có một phần nhỏ lãnh thổ nằm ở bờ phía tây sông Ural, thuộc phần châu Âu.

Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberia. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz.

Một cửa khẩu biên giới của Kazakhstan với Nga.
Nga – Kazakhstan: 6 846 km

Argentina – Chile: 5 300km

Đường biên giới của 2 quốc gia Nam Mỹ này phân chia bởi dãy núi Andes hùng vĩ, và hòn đảo Tierra del Fuego ở cực nam. Argentina là đất nước rộng thứ 8 thế giới trong khi Chile chỉ có diện tích bằng 1/4 đất nước hàng xóm. Một bức tượng Chúa Jesus được dựng lên ở dãy núi Andes chia Argentina và Chile. Bức tượng này là một biểu tượng của hòa bình giữa các quốc gia Nam Mỹ.

Argentina có tổng diện tích 2.766.891 km vuông, với 2.736.691 km vuông đất và 30.200 km vuông (1,1%) mặt nước. Argentina trải dài 3.900 km từ Bắc xuống Nam, và 1.400 km từ đông sang tây. Bề mặt địa hình có thể được chia thành 4 phần đồng bằng màu mỡ Pampa ở trung tâm đất nước, là vùng nông nghiệp chính yếu của Argentina. Vùng cao nguyên từ bằng phẳng tới đồi bát úp, giàu tài nguyên Patagonia trải dài từ nửa phía nam của đất nước tới Tierra del Fuego. Các đồng bằng cận nhiệt Grand Chaco ở phía bắc và vùng núi cao Andes chạy dọc theo biên giới phía tây với Chile.


Là một nước vừa dài, vừa hẹp ở sườn tây rặng Andes, Chile bao gồm nhiều vùng địa thế. Từ bắc đến nam, có chiều dài 4.630 km nhưng bề ngang đông – tây điểm rộng nhất chỉ có 430 km. Với tổng diện tích là 756.950 km vuông, Chile xếp thứ 38 trên thế giới về độ rộng lớn. Vùng sa mạc Atacama phía bắc là vùng giàu tài nguyên địa khoáng. Thung lũng miền Trung, tuy nhỏ nhưng là cái nôi lịch sử cùng là trung tâm kinh tế và dân cư của cả nước.

Bức tượng Chúa nằm giữa đường biên giới 2 nước.
Argentina – Chile: 5 300km

Trung Quốc – Mông Cổ: 4 677 km

Trung Quốc quốc gia rộng thứ 3 thế giới với đường biên giới dài 22 147 km với 16 quốc gia. Đường biên giới dài nhất của Trung Quốc là với Mông Cổ với chiều dài lên đến 4 677 km. Một thông tin đáng chú ý về hai quốc gia này là số người Mông Cổ mang quốc tịch Trung Quốc còn nhiều hơn cả những người Mông Cổ ở quốc gia này.

Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117 km từ cửa sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga bao gồm phần lớn khu vực Đông Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan[j], Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển.

Với diện tích 1.564.116 km vuông Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru. Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên.

Bước tượng 2 chú khủng long hôn nhau ở đường biên giới Mông Cổ – Trung Quốc.
Trung Quốc – Mông Cổ: 4 677 km

Ấn Độ – Bangladesh: 4 053 km

Ấn Độ là quốc gia rộng thứ 7 thế giới, nhưng lại có đường biên giới dài nhất với Bangladesh, đất nước chỉ bằng 5% diện tích Ấn Độ. Điều này là bởi hệ thống các vùng lãnh thổ chằng chịt ở phía bắc Bangladesh, nơi mà 1 vùng đất của Bangladesh nằm trong vùng đất của Ấn Độ.

Sự chồng chéo phức tạp đó có thể thấy rõ ở quận Cooch-Behar của Ấn Độ. Trong quận Cooch-Behar có khu vực Balapara Khagrabari được bao quanh bởi lãnh thổ của Bangladesh, chính Balapara Khagrabari lại bao quanh một khu đất khác của Bangladesh.

Bangladesh nằm ở vùng thấp của đồng bằng sông Hằng Brahmaputra. Đồng bằng này được hình thành nhờ hợp lưu sông Hằng, sông Brahmaputra và sông Meghna tại các nhánh của chúng. Đất phù sa lắng đọng do các con sông trên mang lại đã tạo nên một trong những đồng bằng màu mỡ nhất thế giới.

Sự phức tạp của những khu vực lãnh thổ nằm trong đất nước của nhau giữa Ấn Độ và Bangladesh.
Ấn Độ – Bangladesh: 4 053 km

Nga – Trung Quốc: 3 645 km

Hai đồng minh của Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến của ta cũng có đường biên giới dài gần 4000 km. Dù có Kazakhstan và Mông Cổ nằm giữa đường biên giới của cả 2 nhưng Nga và Trung Quốc vẫn có đường biên giới khá dài ở vùng Bắc Á. Phần biên giới của hai nước bao gồm hai phần, một phần dài hơn ở phía đông và phần ngắn hơn ở phía tây.

Cũng như nhiều biên giới quốc tế khác, một hiệp ước song phương tồn tại liên quan đến các phương thức hoạt động trong quản lý biên giới Trung Quốc và Nga. Thỏa thuận hiện thời hợp pháp, đã được ký tại Bắc Kinh năm 2006. Hiệp ước yêu cầu hai bên phải dọn dẹp cây trong một dải rộng 15 mét dọc theo biên giới. Đã có nhiều cuộc xung đột biên giới diễn ra giữa hai quốc gia vào những năm 1929, 1969. Trong những năm 1990 – 1991, hai nước đã đồng ý cắt giảm đáng kể lực lượng quân đội đóng tại biên giới.

Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính và phần tách rời. Biên giới của phần chính Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi.

Cửa khẩu biên giới giữa 2 quốc gia nhìn từ phía Trung Quốc.
Nga – Trung Quốc: 3 645 km

Nga – Mông Cổ: 3 543 km

Thật bất ngờ khi 3 đường biên giới của Nga với 3 đất nước lại nằm trong top 10. Đây cũng là đường biên giới ở phía nam nước Nga. Với Mông Cổ, đất nước này chỉ tiếp giáp với Nga và Trung Quốc, nhưng vẫn đủ để họ 2 lần lọt vào top của danh sách này.

Mông Cổ là một quốc gia nội lục có chủ quyền nằm tại nút giao giữa 3 khu vực trung, bắc và đông của châu Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với vùng Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại. Với đường biên giới với Trung Quốc về phía nam và với Liên bang Nga về phía bắc. Mông Cổ có diện tích 1.564.116 km vuông, là quốc gia có chủ quyền đầy đủ lớn thứ 18 và thưa dân nhất trên thế giới, dân số khoảng gần 3,3 triệu người. Đây cũng là quốc gia nội lục lớn thứ nhì thế giới, sau Kazakhstan.

Với diện tích 17,098,246 km vuông, Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ gần 1/9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với 145,8 triệu người. Lãnh thổ Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% Châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường, địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới được xem là một trong những siêu cường năng lượng.

Đoạn đường giao nhau giữa 2 nước Nga- Mông Cổ.
Nga – Mông Cổ: 3 543 km

Brazil – Bolivia: 3 400km

Brazil là quốc gia có diện tích lớn thứ 5 thế giới, và chiếm phần lớn lục địa Nam Mỹ. Đường biên giới dài nhất của họ là với quốc gia láng giềng Bolivia.


Brazil là một quốc gia rộng lớn với tổng diện tích của nước này là 8.514.876,599 km vuông, chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Brazil tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Là quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Brazil còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.

Với diện tích 1.098.580 km vuông, Bolivia là nước lớn thứ 28 thế giới có diện tích tương đương Mauritanie. Với rất nhiều vùng đa dạng sinh thái trong lãnh thổ Bolivia. Các cao nguyên phía tây đất nước nằm trong dãy núi Andes và gồm cả Altiplano Bolivia. Những vùng đất thấp phía đông bao gồm nhiều vùng rừng nhiệt đới Amazon và Chaco.

Có thể nhận ra rõ phần đất nào của nước nào kể cả khi nhìn trên vệ tinh.
Brazil – Bolivia: 3 400km

Trung Quốc – Ấn Độ: 3 380 km

Đường biên giới giữa 2 quốc gia này đang là điểm nóng ở khu vực Nam Á, với sự tranh chấp ở khu vực Kashmir. Với Trung Quốc, đây là đường biên giới dài thứ 3 của họ, với Ấn Độ là thứ 2. Khu vực biên giới này thường xuyên diễn ra những xung đột, căng thẳng giữa hai nước, làm mối quan hệ giữa hai quốc gia xấu đi nhiều.

Với diện tích 9.596.961 km vuông, Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới và có tổng diện tích lớn thứ 3 hoặc thứ 4 tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn.


Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.517 km trong đó, 5.423 km thuộc Ấn Độ bán đảo và 2.094 km thuộc các dãy đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep. Theo biểu đồ thủy văn học của hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát, 11% là bờ đá, gồm cả vách đá, và 46% là bãi bùn hay bãi lầy.

Phần biên giới dài thứ 9 thế giới của 2 nước Trung Quốc – Ấn Độ từng gây đụng độ khá nhiều trong quá khứ.
Trung Quốc – Ấn Độ: 3 380 km

Mỹ – Mexico: 3 141km

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã kí quyết định xây dựng một bức tường đi theo đường biên giới dài thứ 10 thế giới với Mexico. Đường biên giới này trải dài trên nhiều địa hình, từ khu vực dân cư đông đúc cho đến các hoang mạc không người ở.

Đây cũng là đường biên giới có nhiều lượt người qua lại nhất, với hơn 350 triệu lượt người đi qua 2 nước trong một năm. Từ năm 2009, vì mục tiêu an toàn, Mỹ bắt đầu xây dựng các hàng rào biên giới, với chiều dài khoảng 930 km. Giờ đây Mỹ lại có kế hoạch xây dựng bức tường cao dọc biên giới với Mexico. Là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Trung Quốc, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ của Trung Quốc hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Quốc nhưng đứng ngay trước Canada.

Mexico là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ. Phần lớn lãnh thổ của đất nước này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ trong khi một phần nhỏ thuộc bán đảo Baja California thuộc địa mảng Thái Bình Dương và địa mảng Cocos. Về địa lý, phần lớn lãnh thổ Mexico thuộc về Bắc Mỹ, trong khi 12% lãnh thổ thuộc bán đảo Tehuantepec thuộc khu vực Trung Mỹ. Còn về mặt địa chính trị, Mexico được coi như một quốc gia Bắc Mỹ, cùng với Hoa Kỳ và Canada.

Có khá nhiều dân cư sinh sống dọc hai bên biên giới Mỹ – Mexico.
Mỹ – Mexico: 3 141km

Qua bài viết này Toplist cũng đã cung cấp cho các bạn danh sách những đường biên giới dài nhất giữa hai quốc gia. Hy vọng đây cũng sẽ là kiến thức nho nhỏ giúp các bạn hiểu biết thêm về một số thông tin về đường biên giới của các quốc gia. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *