Nhật Bản được mọi người biết đến không chỉ là một đất nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc mà còn là nơi lưu giữ một nền văn hóa truyền thống lâu đời với … xem thêm…nhiều lễ hội đặc trưng, mang dấu ấn riêng của văn hóa người Nhật. Nhiều lễ hội được diễn ra hằng năm, tùy theo mùa. Sau đây sẽ là một số lễ hội đặc sắc nhất dành cho bạn khi đi du lịch tại xứ sở hoa anh đào này.
Lễ hội hoa anh đào Hanami
Đây là một lễ hội truyền thống lâu đời của người Nhật Bản, diễn ra vào cuối tháng ba và đầu tháng tư. Trong tiếng Nhật, Hanami là từ được ghép bởi Hana có nghĩa là hoa và mi có nghĩa là ngắm nhìn. Do vậy Hanami có nghĩa là ngắm, thưởng lãm hoa. Đối với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho vẻ đẹp thanh đồng thời ước lệ như là nỗi buồn về sự ngắn ngủi. Cây hoa anh đào đem tặng được xem là biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Người Nhật có câu: “A flower is a cherry blossom, A person is a samurai” (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một samurai) thể hiện những gì trong tự nhiên và trong cuộc sống không tồn tại lâu, nhất là những vẻ đẹp thẩm mỹ vì thế hãy nên trân trọng chúng khi chúng còn tồn tại.
Diễn ra trong không khí thời tiết se se lạnh và nắng đã chan hòa, đây còn là dịp để mọi người cùng nhau quây quần, trò chuyện với nhau, thưởng thức những món ăn truyền thống như sushi, cơm hộp bento và uống rượu Hanamizake. Đa phần những thành phố lớn như là Tokyo, Osaka có lượng người đến dự lễ hội đông hơn hẳn. Nếu đi du lịch đến Nhật Bản vào dịp này, bạn hãy nên một lần tham gia vào lễ hội để hiểu được những giá trị nhân văn sâu sắc mà người Nhật đang gìn giữ tới ngày hôm nay.
Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu
Khác hẳn với các nước láng giềng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam,… Nhật Bản đón Tết truyền thống theo dương lịch và người Nhật gọi dịp này là “Oshougatsu“. Đây là ngày lễ lớn nhất Nhật Bản, diễn ra trong nhiều ngày. Vào ngày trước đêm giao thừa (31/12), người Nhật Bản thường làm tổng vệ sinh và trang trí nhà cửa với kadomatsu (3 ống tre tươi vắt thêm vài cành thông), shimenawa (dây trừ tà) và kagami mochi (bánh gạo gương) để chào mừng một năm mới sắp đến. Vào ngày Tết, họ có phong tục ăn osechi ryouri (cơm được trong hộp sơn mài) lấy lộc đầu năm và toshi-koshi soba (mì lúa mạch) đưa tiễn năm cũ. Vào ngày mùng một, hầu hết người Nhật sẽ đi ngắm bình minh và sau đó đến chùa để cầu nguyện. Đối với trẻ em, tiền lì xì của ba mẹ và họ hàng là điều làm chúng cực kì phấn khích vào ngày Tết.
Lễ hội đèn lồng Obon
Obon – lễ hội đèn lồng truyền thống của người Nhật. Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu hằng năm với ý nghĩa chính là để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo, báo hiếu cho cha mẹ và tổ tiên. Hơn nữa lễ hội Obon còn là dịp để thăm viếng phần mộ của tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất… Trong lễ hội, người Nhật sẽ đốt lồng đèn treo trước nhà mình nhằm mong muốn linh hồn người thân có thể về thăm nhà và để con cháu tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Họ sẽ đặt những chiếc bánh đầy màu sắc và hoa quả lên bàn thờ. Ngoài ra người dân còn tổ chức ca hát, nhảy múa với điệu múa truyền thống Bon Odori trong trang phục truyền thống Yukata.
Lễ hội Gion
Lễ hội Gion là một trong những lễ hội lớn nhất Nhật Bản, được tổ chức ở đền Yasaka vào tháng bảy hằng năm. Lễ hội với ý nghĩa cầu sức khỏe và xua tan bệnh dịch. Người dân đã tổ chức những buổi lễ tế để giữ cho tinh thần vượt qua sầu muộn, sự sợ hãi và luôn được thoải mái, thanh tịnh. Đám rước sẽ có 32 chiếc kiệu Yama có con rối, cây thông và bài vị làm theo lịch sử Nhật và Hoko là chiếc kiệu hai tầng, phía trên có những nhạc công biểu diễn những tác phẩm truyền thống của Nhật, thậm chí là cả Ba Tư và châu Âu, đi dọc theo những tuyến đường ở Kyoto rất hoành tráng và có ý nghĩa, xứng đáng một trong những lễ hội Nhật Bản thú vị nhất.
Lễ hội trẻ em Shichi-go-san
Lễ hội Shichi-go-san được tổ chức cho các em bé từ ba đến bảy tuổi. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15/11 hằng năm. Trong lễ hội, bạn sẽ thấy các bé trai bé gái ăn mặc thật xinh đẹp, trong những bộ đồ truyền thống Kimono đầy màu sắc, trên tay các bé sẽ cầm túi giấy có in hình chim hạc và rùa, tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ. Lễ hội theo tương truyền được bắt đầu từ thời Edo khi mà vị tướng Tokugawa Iemitsu đến đền thần cầu nguyện cho con trai ông lúc năm tuổi. Do vậy, lễ hội này đánh dấu sự trưởng thành của các bé, đồng thời cảm tạ thần linh đã luôn phù hộ cho những năm đầu đời và cầu phúc cho sức khỏe các bé về sau.
Lễ Hội Pháo Hoa Sông Sumida
“Lễ hội pháo hoa sông Sumida” được tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 7 hàng năm. Đây là lễ hội pháo hoa lộng lẫy với pháo hoa được bắn lên liên tiếp không ngừng từ 2 điểm bắn là quận Taito nơi có ngôi chùa Sensoji và quận Sumida nơi có Tokyo Sky Trê. Từ địa điểm bắn số 1 gần cầu Sakurabashi sẽ bắn khoảng 9,350 quả, từ địa điểm bắn số 2 gần cầu Komagatabashi sẽ bắn khoảng 10,650 quả, tổng cộng sẽ có khoảng hơn 20,000 quả.
Lịch sử của lễ hội pháo hoa Sumidagawa bắt đầu từ thời kỳ Edocách đây khoảng 400 năm trước. Có nhiều người đã chết do nạn đói xảy ra vào năm 1732. Vào năm sau đó, để làm xoa dịu linh hồn của những người đã chết và xua tan bệnh dịch, Shogun đời thứ 8 Tokugawa Yoshimune đã tổ chức Lễ tế thần nước có tên là “Lễ hội pháo hoa Ryogoku”. Đó chính là sự bắt đầu của “Lễ hội pháo hoa sông Sumida”.
Có nhiều loại pháo hoa khác nhau ví dụ như “Starmine” với pháo hoa sẽ được bắn với lượng lớn và liên tục lên trời, hoặc “Shikake Hanabi” với pháo hoa có các hình thù hoặc chữ số,…Đặc biệt là loại pháo hoa tròn, lớn được gọi là “Warimono” cực kỳ hấp dẫn cho dù bắn riêng lẻ và rất đáng để xem.
Lễ Thất Tịch
Ở đất nước mặt trời mọc thời điểm này, hầu như cuối tuần nào cũng có một lễ hội, nghi lễ đầy màu sắc và mang đậm tinh thần văn hóa dân tộc. Đầu tiên, phải kể đến Tanabata hay hội Thất tịch, thường tổ chức vào tháng 8, ngày tổ chức tùy theo từng vùng miền ở đất nước.
Lễ hội Tanabata có nghĩa “Ngắm sao” là một trong những lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội của Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa – lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không ở nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang bởi những hình ảnh như cây tre treo nhiều mảnh giấy đủ màu.
Lễ Hội Awa Odori Matsuri
Awa Odori Matsuri là lễ hội múa của tỉnh Tokushima. Theo tiếng Nhật, Odori có nghĩa là múa, Matsuri có nghĩa là lệ hội, còn Awa là tên gọi cũ của tỉnh Tokoshima. Năm 1586, nhân dịp khánh thành lâu đài Tokushima, chúa đất Hachisuka Iamasa lúc đó đã ban rượu cho người dân trong thành. Khi hơi men đã thấm, mọi người bắt đầu đứng dậy nhảy múa theo nhạc. Điệu múa Awa được cho là ra đời từ đó.
Hàng năm, cứ vào khoảng giữa tháng 8, khắp nơi trong tỉnh Tokushima lại rộn ràng không khí của lễ hội này. Nổi bật nhất về quy mô cũng như tiếng tăm có lẽ là lễ hội do thành phố Tokushima tổ chức. Sau này, lễ hội này không còn giới hạn trong tỉnh Tokushima nữa mà đã được tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau ở Nhật, kể cả Tokyo. Những người không có điều kiện đến Tokushima thì có thể tham dự lễ hội ở Koenji, nơi tổ chức lễ hội này nổi tiếng nhất ở Tokyo.
Trang phục của các nhóm không chỉ được thiết kế cầu kỳ, đẹp mắt mà còn rất đậm chất Nhật. Nam vũ công thường mặc những bộ yukata nửa người (có thể hiểu yukata là một loại kimono đơn giản), đầu quấn khăn, chân đi tất trắng, tay cầm quạt hoặc một lồng đèn nhỏ.
Trong khi đó, trang phục của các nữ vũ công thường là những bộ yukata dài, đầu đội nón, chân đi guốc geta (một loại guốc gỗ của Nhật có 2 đế ngang bên dưới rất khó di chuyển). Loại yukata của các nữ vũ công này khác với những bộ yukata thông thường, có thắt lưng nhỏ hơn để thuận tiện hơn khi múa.
Lễ Hội Âm Nhạc Kangensai
Kangen tức là âm nhạc được thực hiện bằng cách chơi 9 nhạc cụ của Nhật Bản: ba loại nhạc cụ dây (wagon, biwa, koto ), ba loại trống (kakko, taiko, shoko), và ba loại sáo (sho, hichiriki, ryuteki ). Tại cố đô xưa, lễ hội là nơi các quý tộc thưởng thức âm nhạc bởi các dàn nhạc duyên dáng trên thuyền nổi, các nhạc cụ thường được sử dụng là kangen.
Một đội thuyền trang trí màu sắc sặc sỡ làm cho một cuộc diễu hành trên biển kèm theo đó là 3 thuyền nhỏ được trang trí bằng những chiếc đèn lồng xâu thành chuỗi kết nối chúng làm nên một “sân khấu trên mặt nước” hoành tráng. Nhiều tàu thuyền khác được bố trí xung quanh sân khấu nổi cho du khách và các vị lãnh đạo. Đay là một khung cảnh tuyệt vời cho những bữa cơm gia đình và bạn bè cùng nấu ăn và thưởng thức trong tiếng nhạc du dương. Nghi lễ bắt đầu với buổi lễ Shin tô tại Đền Itsukushima lúc 4 giờ chiều và tiếp tục cho đến nửa đêm. Sau khi các nghi lễ được thực hiện trong đền thờ, những người tham gia lễ hội diễu hành qua cổng Torii để lên thuyền, mang theo một ngôi đền di động, trong đó các vị thần của Itsukushima được cho là được mang đến goza-bune thuyền.
Lễ Hội Nón Hoa
Đất nước Nhật Bản luôn nổi tiếng với các lễ hội văn hóa thuộc đủ thể loại, thu hút rất nhiều người dân Nhật Bản và du khách quốc tế tham gia. Đối với những ai yêu thích các loại hình nghệ thuật về ca múa nhạc thì không thể không nhắc đến lễ hội múa Hanagasa Matsuri (lễ hội nón hoa). Lễ hội mang đậm bản sắc đất nước Nhật Bản và không bị pha lẫn vào vô vàn những lễ hội của đất nước này. Lễ hội Hanagasa Matsuri là một trong những lễ hội lớn của Nhật Bản, bạn không nên bỏ qua lễ hội này.
Hanagasa là một chiếc mũ được trang trí bằng hoa nhân tạo. Tại Yamagata Hanagasa Matsuri, các vũ công mặc cùng một bộ trang phục cho mỗi nhóm và đội nón hanagasa trang trí với những cây rum thơm độc đáo của tỉnh Yamagata diễu hành qua con đường chính của thành phố Yamagata. Khoảng 100 nhóm trong số 10.000 vũ công tham gia vào vũ đạo này. Cuộc diễu hành được dẫn dắt bởi các lễ hội trang trí lộng lẫy. Những tiếng la hét độc đáo ‘Yassho! Makkasho! ‘ và nhịp điệu vui vẻ của trống hanagasa-daiko làm tăng thêm tâm trạng vui vẻ của lễ hội.
Nếu có dịp đến thăm đất nước Nhật Bản xinh đẹp, bạn nhất định phải tham gia những lễ hội thú vị này, chắn chắc bạn sẽ có những giây phút không thể nào quên. Nếu bạn còn những điều thú vị, đặc sắc nào khác về nước Nhật Bản, hãy chia sẻ với Toplist nhé.