Cận thị là tật mắt thường gặp nhất ở trẻ vì thói quen sinh hoạt không điều độ với cường độ học tập quá cao, giải trí với thiết bị điện tử không điều độ. Chính … xem thêm…vì thế, ba mẹ thường đau đầu vì con có thể tăng độ quá nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác và việc học tập của con. Đừng lo lắng, ba mẹ có thể thử những mẹo giảm độ cận thị tự nhiên cho trẻ em hiệu quả nhất dưới đây khó khăn của bé sẽ được giảm đáng kể.
Bài tập đảo mắt và xoa bóp gáy
Bài tập đầu tiên khá đơn giản, mẹ chỉ cần cố gắng cho con tập thường xuyên sẽ thấy hiệu quả. Trước tiên, mẹ giữ đầu bé cố định, rồi hướng dẫn bé tập đảo tròng mắt sang trái 25 lần. Sau đó, chuyển chiều, hướng dẫn bé đảo mắt sang phải 25 lần. Khi bé đảo mắt nhìn sang trái, mẹ lưu ý giữ đầu bé không được quay về phía trái. Với chiều đảo mắt qua bên phải, mẹ cũng tập bé với tư thế tương tự như vậy.
Tiếp đến, mẹ bắt đầu tập cho bé đảo tròng mắt theo hướng từ trên xuống dưới. Tương tự như cách đảo mắt theo chiều trái – phải, hướng dẫn bé đảo lên trên 25 lần và đảo xuống 25 lần liên tục. Mẹ cần nhớ là, khi con đảo mắt hướng lên trên, cố gắng giữ mắt bé nhìn hướng lên nhưng không được ngẩng đầu. Với chiều đảo mắt hướng xuống cũng như thế nhé.
Chú ý:
- Trong lúc đảo mắt, nên để mắt bé nhìn xa nhất có thể.Thực hiện bài tập này cho bé vào sáng và tối 2 lần mỗi ngày. Tuyệt đối không để gián đoạn buổi tập nào, sự kiên trì rèn luyện mắt đều đặn mỗi ngày sẽ đem đến kết quả khả quan hơn.Khi áp dụng cách làm giảm độ cận thị với bài tập mắt trên đây, có thể bé sẽ cảm thấy bộ phận sau gáy tưng tức và hơi mỏi. Mẹ nên dùng tay xoa bóp, day qua day lại phần gáy của bé khoảng 3 – 5 phút con sẽ đỡ mỏi và cảm nhận được mắt mình sáng, khỏe hơn khá nhiều.
Bài tập “Trataka”
Để cải thiện khả năng tập trung của mắt, người Ấn thường áp dụng bài tập “Trataka”. Đây được xem là một trong những bài tập Yoga giảm cận thị cho mắt rất hiệu quả. Mẹ để bé tập trung nhìn vào một vật nhỏ được đặt cố định trên nền nhà hoặc trên bàn (chẳng hạn cây nến hay một điểm tối), cho đến khi hình ảnh rõ ràng của vật đó được não ghi nhận lại.
Theo đó, bé sẽ tập trung nhìn vào một vật nhỏ cố định (chẳng hạn ánh nến, một điểm tối) cho đến khi hình ảnh rõ ràng của vật đó được não ghi nhận là hoàn tất. Khi nhìn lâu, nước mắt sẽ chảy ra, lúc này bạn để bé nhắm mắt lại nghỉ ngơi 1 lát. Mục đích của bài tập là thử sức bền của mắt cho đến khi bé chảy nước mắt là được. Chăm chỉ luyện tập để thấy hiệu quả tốt hơn.
Massage mắt
Trước hết, mẹ làm ấm tay bằng cách xoa 2 lòng bàn tay vào nhau. Sau đó, mẹ áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt bé và giữ nguyên trong khoảng 10 giây. Lần lượt, mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa nhấn vào nhãn cầu sao cho bé không cảm thấy đau, rồi tiếp tục dùng ngón tay trỏ nhấn những điểm còn lại. Cứ như thế, lặp đi lặp lại động tác massage này 3 lần. Bài tập massage mắt không chỉ tốt cho mắt trẻ bị cận, mà còn cải thiện tình trạng mỏi mắt khi phải điều tiết quá nhiều. Thực hành kiên trì và lâu dài, mắt bé sẽ không tăng độ cận nữa.
Mẹ dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn quanh mắt trong vòng 10 giây. Tiếp theo, lặp lại thao tác ở bầu mắt dưới trong 10 giây. Quá trình này giúp kích thích tuyến nước mắt và thư giãn các cơ mắt. Tiếp tục, dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa ấn nhẹ giữa thái dương, giữ động tác này trong 4-5 giây. Thực hiện động tác này 5-6 lần giúp dịch mắt lưu thông tốt hơn. Mẹ có thể vừa nhắm mắt vừa thực hiện động tác này. Bài tập nhẹ và không tốn quá nhiều thời gian sẽ giúp con thư giãn mắt rất nhanh, hãy thực hiện bài tập nhỏ này ít nhất 5-6 lần/ngày nếu bé cận nặng và phải học tập với thiết bị điện tử quá nhiều nhé.
Rèn luyện những thói quen tốt cho mắt hàng ngày
Mẹ cần giúp con thay đổi thói quen học tập:
- Mẹ nên lưu ý khi trẻ học tập, đặc biệt là lúc tiếp xúc với máy tính, hãy hướng dẫn bé giữ “khoảng cách an toàn” cho mắt từ 30 – 35cm. Điều này sẽ giúp mắt bé đỡ bị mỏi, đồng thời đây là cách dễ nhất để giúp mắt không bị tăng độ thêm. Ngoài ra, tư thế ngồi học ảnh hưởng rất lớn đến đôi mắt của trẻ. Vì khi bé ngồi không thẳng lưng và đổi tư thế ngồi liên tục, mắt của bé sẽ điều tiết rất nhiều, khiến độ cận tăng nhanh hơn. Vậy nên, hãy hướng dẫn bé ngồi thẳng lưng, giữ cơ thể cân đối khi học và làm việc để đảm bảo cho đôi mắt không phải tăng độ. Đồng thời, cũng không ảnh hưởng đến cột sống, giúp bé tập trung hơn trong học tập.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày:
- Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ nên hạn chế đeo kính cho bé. Nếu bé chỉ bị cận dưới 0,75 độ thì không cần đeo kính thường xuyên. Nếu cận từ 1 – 2 độ thì chỉ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa như: khi lái xe, đọc sách và làm việc trên máy tính, để hạn chế sự điều tiết của mắt. Tránh để bé xem máy tính, điện thoại, tivi 2 tiếng trước khi ngủ nhé. Đồng thời, hạn chế thời gian đeo kính của bé. Chỉ nên đeo kính khi ngồi trên xe, đọc sách và làm việc trên máy tính. Mỗi ngày, mẹ nên cố gắng cho bé nhìn ra xa ít nhất nửa tiếng khi đi bộ, hoặc dạo chơi ngoài trời. Ví dụ, mẹ có thể hướng mắt bé để nhìn cây cối, nóc nhà ở càng xa càng tốt, chú ý tập trung ánh nhìn vào một điểm. Mẹo để thực hiện cách làm giảm độ cận thị này hiệu quả là hãy tìm món đồ bé thích đặt ở cự ly xa. Bé thích cái gì, thì độ tập trung vào món đồ đó càng cao và kéo dài lâu.
Chỉ cần mẹ siêng năng tập cho bé thói quen này cho đôi mắt của mình, bảo đảm chỉ trong một thời gian, mắt bé sẽ không còn tăng độ liên tục nữa!
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Việc áp dụng các bài thuốc dân gian cũng là mẹo an toàn, hữu ích mà mẹ nên thử cho con. Khoảng sau 3 tháng thì mắt bé sẽ giảm độ cận rất hiệu quả.
Bài thuốc thứ nhất:
- Nguyên liệu gồm có: 10 quả long nhãn (thịt), 10 hạt long nhãn và 10gr hạt câu kỷ hay còn gọi là kỷ tử (mua ở các hiệu thuốc bắc).Cách làm: Để tiến hành cách làm giảm độ cận thị này, mẹ đun sôi cả 3 nguyên liệu trên, rồi trút hết vào ấm, cho bé uống như uống trà. Mẹ nên cho thêm ít nước vào để bài thuốc có vị dễ uống hơn với trẻ em.Chú ý: Mẹ nên cho bé uống 15-20 phút sau khi ăn xong là tốt nhất. Bài thuốc chỉ có công dụng cải thiện thị lực khi bạn nấu chung hoàn toàn hạt nhãn và thịt nhãn với nhau.
Bài thuốc thứ hai:
- Nguyên liệu cần có: Đậu đen và hồng táo theo tỷ lệ 1:1Cách làm: mẹ nấu 2 nguyên liệu này và mỗi ngày ăn một ít. Khi nấu, không nên cho đường vào để bài thuốc phát huy hết công dụng. Bài thuốc này chỉ hiệu nghiệm đối với trẻ cận thị dưới 4 độ thôi, mẹ nhé.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung cho bé các loại thực phẩm vàng tốt cho mắt sáng, khỏe mạnh. Mẹ cũng nên tập bé thói quen uống nước ép cà rốt pha với vài giọt dầu ô-liu mỗi ngày. Cách này vừa giúp mắt bé sáng hơn, lại rất tốt cho sức khỏe nói chung. Sau khi bé đi học về, mẹ nên rửa mắt bé với nước ấm hoặc nước muối sinh lý, để làm sạch bụi bẩn ô nhiễm.
Mẹ nên cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lí và dinh dưỡng bằng việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt như: vitamin A, B, D, E. Và các khoáng chất như: kẽm, beta carotene, crom, selen…Những chất này vừa hỗ trợ máu huyết lưu thông dễ dàng, giảm tình trạng mệt mỏi, khô rát mắt lại còn giúp thị lực được ổn định và đôi mắt trở nên sáng khỏe hơn. Tập cho bé ăn nhiều rau củ có màu đậm như cà rổ, cà chua, rau ngót, củ dền, bí đỏ, thịt gà,thịt bò, gan lợn, trứng gà, cá hồi…
Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng chứa nhiều vitamin e, hoặc dùng dầu cá để tăng cường mắt bé thêm sáng khỏe. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế sử dụng đường và các chế phẩm có nhiều đường, vì chúng sẽ hủy hoại các vitamin B, gây ảnh hưởng không tốt đến đôi mắt của trẻ.
Nhìn mặt trời mọc
Đây là bài tập giúp sưởi ấm mắt bằng ánh nắng mặt trời. Cho bé nhắm mắt hướng về phía mặt trời, rồi sau đó chỉ nghĩ về những điều vui vẻ sao cho tâm thế bạn được thư thái nhất, đồng thời kết hợp nghiêng sang trái phải và quay vòng để mắt được tập theo cơ thể. Nên nhớ bạn chỉ tập dưới ánh mặt buổi sớm hoặc lúc hoàng hôn, khi nắng không hề chói gắt.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một số tia trong ánh sáng Mặt trời có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các tế bào nhất định trong mắt. Nó có tác dụng tích cực đối với những người bị cận thị và còn phòng tránh cận thị cho những người chưa mắc. Tất nhiên, đó là khi bạn tiếp xúc với ánh nắng có lợi (thời gian sáng sớm hoặc cuối giờ chiều).
Giữ ẩm cho mắt
Cơ thể bạn chủ yếu là nước và mắt bạn cũng cần nước để giữ ẩm. Khi mắt bạn bị khô sẽ gây ra tình trạng mỏi mắt, ngứa, đỏ và nhức mắt. Chính vì vậy, việc giữ ẩm cho đôi mắt là vô cùng quan trọng.
Bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống nước thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng nên gặp bác sỹ để được tư vấn sử dụng loại nước nhỏ mắt chuyên dụng giúp giữ ẩm cho đôi mắt của bạn. Hãy dành chút thời gian để mắt của bạn được nghỉ ngơi và giữ thói quen chớp mắt hoặc nhìn ra xa.
Khám mắt định kỳ
Chúng ta nên xây dựng cho trẻ một thói quen khám mắt định kỳ, đôi mắt chính là bộ phận dễ tổn thương nhất, thế nên nếu không chăm sóc kỹ càng sẽ rất dễ làm tổn thương cửa sổ tâm hồn. Định kỳ khám mắt với người bị cận thị là 6 tháng một lần.
Ngoài việc đo lại độ cận, việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt khác ở trẻ. Những bệnh mà bé có thể dễ dàng mắc phải như đục thủy tinh thể, nhìn một thành hai (song thị), biến dạng, méo mó vật thể…v.v…nếu khám mắt định kỳ sẽ dễ dàng phát hiện và điều trị một cách nhanh chóng.
Tránh tia cực tím
Tránh tia cực tím là một trong các cách làm tăng thị lực cho mắt cận hiệu quả cho trẻ. Bạn có thể cho trẻ dùng kính râm khi đi ra ngoài lúc trời nắng hoặc che chắn bằng mũ rộng vành. Kính râm được phát minh ra với mục đích chính là bảo vệ mắt khỏi các tia UV có trong bức xạ mặt trời và các tác nhân ô nhiễm như bụi bẩn của môi trường vì tia UV có thể khiến mắt bạn bị lão hóa, gây nguy cơ ung thư da quanh mắt, thậm chí còn khiến cho bạn mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, còn bụi bẩn có thể gây viêm mắt, đau mắt,…
Mặt khác, bạn cũng cần sử dụng ánh sáng tự nhiên thay cho ánh sáng của bóng điện hay màn hình máy tính, điện thoại để có thể nâng cao thị lực hiệu quả.
Trên đây là một số mẹo hay để giúp giảm độ cận cho trẻ em mà bạn có thể áp dụng. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.