Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú nhất trên thế giới. Nơi đây hội tụ đầy đủ các món từ cao lương mỹ vị có giá trên … xem thêm…trời đến các món ăn bình dân nhưng hương vị đậm màu Trung Hoa khiến khách du lịch ăn một lần và nhớ mãi. Dưới đây chính là những món ăn bình dân nổi tiếng của người Hoa.
Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh là một món ăn từ Bắc Kinh được chế biến từ thời phong kiến. Đặc điểm của loại thịt này là lớp da mỏng và giòn, còn các phiên bản chính thống của món ăn thì phục vụ chủ yếu là da với ít thịt, được người nấu thái lát trước mặt thực khách. Vịt được nuôi đặc biệt để làm món ăn này rồi giết thịt sau 65 ngày, và tẩm gia vị trước khi quay trong lò kín hoặc treo. Thịt thường được ăn với hành lá, dưa leo và nước sốt đậu ngọt với bánh cuốn nhân. Đôi khi củ cải muối cũng có bên trong, và có thể sử dụng các loại nước sốt khác.
Đặc trưng của món vịt quay Bắc Kinh là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm, nhiều nhà hàng còn phục vụ món da và món thịt riêng. Vịt Bắc Kinh to, béo sau khi được quay trong lò lửa lớn, được nhà hàng lạng lấy thịt và da phục vụ cho khách, riêng phần xương còn lại sẽ được hầm để nấu món súp.
Sủi cảo
Sủi cảo, còn gọi là bánh chẻo là một loại bánh hấp của Trung Quốc được ăn phổ biến ở Đông Á. Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc. Mặc dù được coi là một phần của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây.
Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, tạo hình cho đến lúc ăn sủi cảo đều khá cầu kỳ. Chẳng hạn như, khi làm nhân, quá trình băm thịt và rau phải vang vọng, kéo dài tiếng của dao thớt chạm vào nhau. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Và băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều thể hiện gia đình đó sẽ có cuộc sống đầm ấm, khá giả. Khi ăn sủi cảo, cũng phải có quy luật và tôn ti trật tự rõ ràng.
Mì vịt tiềm
Mì vịt tiềm là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Món ăn có sự hòa quyện của thịt vịt cùng các loại thảo mộc như hoa hồi, quế, định hương… tạo nên hương vị đặc trưng thu hút người ăn. Bên cạnh hương vị thơm ngon, món ăn này còn có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là lý do đã khiến nhiều người tìm hiểu cách nấu mì vịt tiềm ngon để thực hiện tại nhà.
Sau đây là cách là mì đúng cách: Lấy xì dầu xoa lên toàn thân vịt. Chú ý chỉ xoa lớp da thôi. Thoa vào lớp thịt sẽ làm thịt bị đen mất thẩm mĩ. Cũng không nhúng vịt vào xì dầu nhé! Ướp vịt trong 5p. Sau đó dùng dầu vừa phi sả, riềng hành để chiên vịt cho thơm. Riêng vịt khi chiên muốn chín đều và ngon thì phải chiên ngập dầu. KHi vịt đã vàng tới thì vớt ra và để cho ráo dầu. Chuẩn bị sẵn 1 nồi nước sôi để khi vịt chiên xong thì đem đi chần. Vừa giúp thịt săn lại vừa bớt dầu mà lại có màu đẹp mắt. Nồi nước dùng khi ninh được 2 tiếng rồi thì bạn cho 1 chút muối và 1 chút đường phèn vào cho vừa miệng ăn. Bạn cứ theo công thức 5l nước dùng thì cho 20g muối và 40g đường mà điều chỉnh. Sau đó cho đùi vịt đã làm sạch, nấm đông cô thái sợi và thuốc bắc vào. Ninh nhỏ lửa chừng 30p nữa là được nồi nước dùng.
Mì hoành thánh
Mì vằn thắn (còn được gọi là mì hoành thánh) (Bính âm Hán ngữ: Yúntūn miàn; phiên âm tiếng Quảng Châu: wàhn tān mihn) là một món mì Quảng Đông. Mì vằn thắn đã không được đặt tên, húntún 餛飩), cho đến thời nhà Đường (618-907). Món ăn phổ biến ở miền Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Món ăn thường được phục vụ trong một nước dùng nóng, trang trí với các loại rau lá và sủi cảo vằn thắn (hoành thánh). Các loại rau lá được sử dụng thường là kai-lan, còn được gọi là cải xoăn Trung Quốc. Một loại sủi cảo khác được gọi là shui jiao đôi khi được phục vụ thay cho vằn thắn. (Hoành thánh tôm thường được gọi là sủi cảo Hồng Kông (shui jiao) 蝦 餛飩 , 大多 稱為). Hoành thánh chứa tôm, thịt gà hoặc thịt lợn, và hành lá, có một số đầu bếp thêm nấm và nấm đen.
Ở Quảng Châu và Hồng Kông, mì vằn thắn thường được phục vụ trong món súp nóng hổi với hoành thánh tôm và trang trí với rau lá. Có rất nhiều biến thể của món ăn Quảng Đông phổ biến này, với các loại lớp ở trên và trang trí khác nhau. Ví dụ, súp và hoành thánh trong một bát riêng, mì được phục vụ tương đối khô, với lớp thức ăn ở trên và trang trí, trộn với nước sốt, nhúng mì vào súp để ăn.
Thịt viên
Thịt viên – món ăn không thể bỏ qua khi là một món ăn được làm từ một số lượng thịt cuộn thành một quả bóng nhỏ, đôi khi cùng với các thành phần khác, chẳng hạn như vụn bánh mì, hành tây băm nhỏ, gia vị, và có thể trứng, bột mì. Thịt viên Trung Quốcthường được chuẩn bị và cán bằng tay, và được nấu chín bằng cách rán, nướng, hấp, hoặc hầm với sốt. Có rất nhiều loại công thức nấu thịt viên sử dụng các loại thịt và gia vị khác nhau, các phương pháp chuẩn bị khác nhau, và tùy theo loại thịt hay nhân mà chúng có thể được gọi là thịt bò viên, cá viên, thịt heo viên, thịt gà viên…
Trong Ẩm thực Trung Quốc thịt viên (đặc biệt là một món ăn phổ biến ở Thượng Hải) thường làm bằng thịt heo và thường được hấp hoặc đun sôi, hoặc là bổ sung với xì dầu. Thịt viên lớn, được gọi là đầu sư tử, có thể có kích thước từ 5 cm đến 10 cm đường kính. Nhỏ hơn, được gọi là thịt heo viên, được sử dụng trong súp hay bún. Thịt viên hấp trong Ẩm thực Quảng Đông biến thể, được làm bằng thịt bò và phục vụ như là một món ăn điểm tâm (xíu mại trong dim sum). Một món ăn tương tự được gọi là thịt bò viên, và cá viên được làm từ cá nghiền thành bột. Ở miền bắc Trung Quốc, thịt viên lớn không đều được làm từ thịt băm và bột chiên và ăn trong những dịp đặc biệt.
Mì trường thọ
Món mì trường thọ đã được ra đời từ cách đây khoảng 300 năm tại làng Nam Sơn, tỉnh Chiết Giang. Đúng với tên gọi, món mì này mang một thông điệp vô cùng ý nghĩa đó là tượng trưng cho sức khỏe và lời chúc sống thọ vào những ngày đầu năm mới hay là ngày sinh nhật cũng đều được.
Mì trường thọ được chế biến với phần nước đặc biệt, có thể ăn kèm cùng thịt vịt quay, thịt xá xíu hoặc tôm sú, hoặc có thể ăn riêng một mình. Thưởng thức mì trường thọ theo cách nào bạn cũng đều cảm nhận được vị ngon, rất riêng của nó. Khi ăn, người Trung Quốc thường thêm một quả trứng gà vào mì trường thọ, vì trứng gà có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn. Cũng có người nói, trứng gà tượng trưng cho sinh mạng.
Đậu phụ Tứ Xuyên
Nếu bạn đến vùng đất Tứ Xuyên tươi đẹp của Trung Quốc, ngoài món thịt gà Kung Pao, bạn cũng hãy thưởng thức món đậu phụ Tứ Xuyên. Món ăn này đã xuất hiện từ thời của các vua nhà Thanh. Nó được sáng chế bởi một ông chủ quán cơm ở Thành Đô. Khi nghe đến tên gọi của món ăn này, chắc hẳn bạn cũng đã nhận ra nguyên liệu chính của món ăn độc đáo này. Nguyên liệu chính là đậu phụ non và thịt bằm. Với cách chế biến vô cùng đơn giản là: Ướp thịt với một chút dầu ăn và xì dầu trong vòng 20 phút để thịt ngấm đều. Đậu phụ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Xào tỏi, ớt lên cho thêm tương đậu cay vào. Xào đến khi sốt có màu đỏ bắt mắt. Cho tiếp thịt băm vào xào đến khi chín. Đổ thêm nước dùng và nêm thêm gia vị. Rồi đổ đậu phụ vào, thêm ít bột bắp pha sẵn để sốt sánh lại. Để ra dĩa và dùng nóng.
Ngoài đậu phụ non, món ăn này được chế biến cùng với thịt bằm và một số gia vị đặc trưng của vùng đất Tứ Xuyên. Thoạt nhìn rất đơn giản và bình dân, nhưng đĩa đậu hũ xào cay với hương vị nồng nàn ấm nóng ngay lập tức có được vị trí xứng đáng trong làng ẩm thực Tứ Xuyên, bởi nó là sự kết hợp tuyệt với với khí hậu quanh năm lạnh giá của nơi dây.
Nếu bạn đã được một lần thưởng thức món ăn này, bạn sẽ không thể nào quên vị cay nóng của nó khi ăn không. Đặc biệt, khi ăn cùng với cơm thì có thể nói không có món ăn nào sánh bằng. Vốn xuất thân là món ăn bình dân trong bữa cơm hàng ngày, nhưng đậu hũ Tứ Xuyên đã thể hiện một sự kết hợp hài hòa và tinh tế trong hình thức, kết cấu lẫn mùi vị, nâng tầm một món ăn cay thơm bình thường thành một bản giao hưởng của vị giác, xứng đáng trở thành món ăn quốc hồn quốc túy của đất nước Trung Hoa.
Cơm chiên Dương Châu
Cơm chiên Dương Châu được xuất phát từ triều đại nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1754. Cơm chiên này được đặt tên là Dương Châu là do đặt theo tên của vùng Dương Châu, tương truyền là do ông Y Bỉnh Thụ của thời nhà Thanh tạo ra chứ món này không bắt nguồn từ thành phố Dương Châu. Đây có thể nói là món ăn phổ biến nhất ở Trung Quốc và có thể tìm thấy được ở trong mọi nhà hàng phục vụ món ăn Trung Hoa. Thành phần của món cơm chiên khá phong phú. Đầu tiên không thể thiếu cơm. Cơm dùng cho món cơm chiên này phải là cơm tơi, mịn, không bị nát, không bị dính. Thịt lợn nướng Trung Quốc, vị ngọt nhẹ đặc biệt là một thứ nguyên liệu khác không thể thiếu được trong món cơm chiên.
Tuy vậy, ở một số nơi, thịt đùi lợn được dùng thay cho thịt lợn nướng. Bên cạnh đó phải còn có cà rốt, giá, cần tây, đậu phụ, đậu quả, trứng và một số loại thịt như tôm, thịt gà. Cơm được chiên bằng dầu thực vật hoặc mỡ động vật để giúp cho hạt cơm không bị dính và có mùi thơm ngậy. Trứng đem lại màu vàng óng cho món cơm. Màu vàng nâu và một chút mặn được tạo bởi nước tương. Thêm hạt tiêu và nước sốt, món cơm sẽ có vị cay vừa phải, đậm đà mà rất dễ chịu. Hành và tỏi càng làm dậy lên mùi thơm hấp dẫn sẵn có. Ngoài ra, cũng có thể cho thêm hải sâm, đậu xanh, hành tăm và thịt đùi tuỳ theo sở thích của mỗi người để cơm chiên thêm phần quyến rũ và bổ dưỡng.
Chính sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu có trong món cơm chiên Dương Châu mà làm cho món ăn không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có màu sắc rất bắt mắt nữa. Để món ăn không bị khô hay ngấy, du khách có thể kết hợp ăn với dưa chuột, cà chua cắt lát hoặc các loại salad khác. Thêm chút xì dầu hoặc tương ớt sẽ làm món ăn ngon hơn nhiều. Hãy thưởng thức khi còn nóng để có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng của món cơm chiên Dương Châu.
Bánh bao
Nếu có một cuộc thăm dò để tìm kiếm món ăn thông dụng nhất Trung Quốc, du khách sẽ nhận được câu trả lời, đó chính là bánh bao. Món ăn này có mặt ở khắp nơi, từ các quán hàng lề đường cho đến những nhà hàng cao cấp. Với sự đa dạng trong cách nấu nướng, các loại gia vị mà các món ăn của trung Quốc cũng có nhiều hương vị khác nhau. Sự khác nhau này không chỉ bởi sự khác nhau của các món ăn, mà ngay cả trong một món ăn, tùy từng cách chê biến của đầu bếp, mà thực khách sẽ được thương thức một món ăn với nhiều hương vị khác nhau. Thật ấn tượng.
Bánh bao trung Quốc là một loại bánh được làm từ với vỏ bằng bột mỳ, có nhân với nhiều nguyên liệu khác nhau và được hấp chín. Bánh bao hay còn được nhiều người gọi với cái tên khác là màn thầu. Thực ra nhiều người nghĩ rằng 2 tên gọi này khác nhau, dành cho 2 món ăn khác nhau, nhưng thực chất đó chỉ là cách gọi theo từng địa phương, có nơi gọi là bánh bao, có nơi gọi là màn thầu.
Đây là món ăn khá phổ biến và nổi tiếng ở Trung Quốc, du lịch Trung Quốc bạn có thể bắt gặp hình ảnh của những lố bánh bao được hấp chín đầy hơi trên mọi góc phố của Trung Quốc, hay thậm chí là trong bất kỳ bộ phim trung quốc nào thì hình ảnh chiếc bánh bao trắng thơm là điều không thể thiếu. Người dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng Bánh bao cho bữa sáng của mình. Phần vỏ khá đơn điệu khi chỉ sử dụng bột mỳ, nhưng phần nhân chính là phần quan trọng nhất của món bánh này, với nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt hoặc rau. Nếu du lịch trung Quốc, bạn có thể thưởng thức bánh bao với nhiều hương vị khác nhau, từ bánh bao xá xíu có nhân từ xá xíu, hay đậu sa bao là một loại bánh có nhân được làm từ đậu đỏ đã đun nhừ.
Thịt kho đông pha
Thịt kho Đông Pha là món ăn trứ danh của ẩm thực Trung Quốc, đặt theo tên của nhà thơ, thi pháp và học giả nổi tiếng Tô Đông Pha của triều đại Bắc Tống. Ông còn được biết đến như một nhân vật có niềm đam mê nấu nướng khi trong các bài thơ ông viết đều có sự liên kết với các món ăn. Thịt kho Đông Pha trải qua 3 giai đoạn phát triển song song với cuộc đời Tô Đông Pha: đầu tiên là ở Từ Châu, thành phố phía bắc của tỉnh Giang Tô, nơi thịt kho Đông Pha lần đầu xuất hiện với tên gọi thịt lợn Huizeng. Tiếp đó, do xáo trộn trong triều đình mà ông bị đày tới Huangzhou, nay là Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, nơi Tô Đông Pha hoàn thiện thêm phương pháp, công thức nấu ăn. Cuối cùng, ông được phục chức ở Hàng Châu, nơi món thịt Đông Pha trở nên nổi tiếng toàn Trung Quốc.
Thời điểm sống ở Hàng Châu, Tô Đông Pha giữ chức quan phụ trách điều tiết nước. Khi ấy, hồ Tây trong thành phố bị bao phủ bởi rong rêu, dẫn tới tắc nghẽn nặng nề. Đông Pha điều hàng chục nghìn công nhân tới nạo vét hồ và bùn thải, xây dựng cầu nổi, khôi phục vẻ đẹp vốn có của hồ Tây và biến nó thành nơi trữ nước tưới tiêu nông nghiệp. Người dân trong vùng để tỏ lòng biết ơn đã đem thịt lợn dâng cho Tô Đông Pha. Tuy nhiên, ông đem số thịt đó nấu thành món ăn và gửi lại từng hộ gia đình. Vị ngon đậm đà khó quên của thịt kho đã biến nó trở thành món ăn truyền thống của người Hàng Châu. Để thể hiện lòng tôn trọng, người dân trong vùng quyết định lấy tên ông đặt cho món thịt. Một chủ nhà hàng lớn ở Hàng Châu sau khi bàn bạc với các đầu bếp đã quyết định đưa thịt kho Đông Pha vào hệ thống nhà hàng. Nhờ đó, món ăn này được nhiều người biết tới hơn bao giờ hết.
Thịt kho Đông Pha có cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng lại đậm vị và đưa cơm. Thịt ba chỉ được cắt thành miếng hình vuông vừa ăn, ướp với nước tương, xì dầu và rượu Thiệu Hưng (Shao Xing). Miếng thịt sau đó được chiên trong dầu nóng, giữ cho vỏ ngoài vàng ruộm và phần da hơi giòn. Đặt thịt vào nồi đun cùng hỗn hợp nước ướp, hầm trong 3 tiếng để miếng thịt chín nhừ. Đây là món ăn cùng cơm (xôi trắng) và rau cải, được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong mùa lạnh.
Trên đây là những món ăn bình dân nổi tiếng của người Hoa, bạn hãy note ngay chúng vào sổ tay du lịch để nếu có dịp đến những vùng đất này thì không quên thưởng thức các món ăn hấp dẫn trên do chính người bản địa chế biến.