Loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại phổ biến trong cộng đồng, xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người già tới trẻ nhỏ. Để hiểu thêm về bệnh loét dạ … xem thêm…dày – tá tràng, Toplist xin cung cấp tới bạn đọc những thông tin chi tiết sau đây.
Bạn đang đọc: Top 10 Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
Loét dạ dày – tá tràng (phần đầu của ruột non) là tình trạng tổn thương mất tổ chức cấp hay mạn tính, tạo nên lỗ khuyết, ăn sâu qua lớp cơ niêm và tới lớp hạ niêm mạc hoặc sâu hơn nữa. Tùy theo vị trí của ổ loét mà bệnh có các tên gọi khác nhau, như: loét tâm vị, loét thân vị, loét hang vị, loét bờ cong lớn, loét bờ cong nhỏ, loét môn vị…
Loét dạ dày – tá tràng thường là loét mạn tính. Loét cấp tính chỉ xảy ra trong những điều kiện đặc biệt: uống nhầm acid, uống rượu quá mạnh… Nhưng đợt tiến triển cấp trên loét mạn tính là một biểu hiện thường gặp của bệnh.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên. Nam bị nhiều hơn nữ. Loét hành tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày. Xu hướng chung là các ổ loét vẫn tiếp tục tiến triển, do vậy một bệnh nhân đã một lần bị loét dạ dày – tá tràng sẽ rất dễ tái phát và trở thành loét mạn tính.
Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý tiến triển dần theo thời gian. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, ổ loét sẽ ăn mòn hoàn toàn lớp niêm mạc, cơ và thanh mạc. Khi thanh mạc dạ dày bị phá hủy, bệnh nhân có thể bị thủng dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.
Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (sự nguyên vẹn của biểu mô phủ, sự chế nhầy và tình trạng của lớp nhầy, vai trò của thần kinh và tuần hoàn) với yếu tố tấn công (acid clohydric, pepsin).
Theo thống kê của WHO, trong loét dạ dày thì vai trò của yếu tố bảo vệ là chủ yếu, còn trong loét tá tràng thì vai trò của các yếu tố tấn công là chủ yếu.
Loét dạ dày – tá tràng thường do 1 số nguyên nhân sau đây:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.pylori): khoảng 75 – 85% trường hợp loét dạ dày và 90% loét tá tràng là do nhiễm vi khuẩn H.pylori. Đây là một xoắn khuẩn gram âm, khư trú chủ yếu trong lớp chất nhầy và bám vào bề mặt tế bào biểu mô dạ dày, tá tràng. H.pylori gây long tróc và hoại tử các tế bào biểu mô. Đồng thời, nó còn tiết men urease gây hiện tượng khuếch tán ngược ion H+, ngăn cản sự tổng hợp, phân bố và thay đổi các thành phần của chất nhầy. Chính vì vậy, sự toàn vẹn của các yếu tố bảo vệ không còn, dẫn tới các yếu tố tấn công sẽ tác động trực tiếp lên tế bào biểu mô và gây loétDo sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID): đây là nhóm thuốc giảm đau phổ biến trên lâm sàng (aspirin, steroid). Tuy nhiên lại gây hại cho các cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Cơ chế của NSAID là ức chế sinh tổng hợp prostaglandin – chất trung gian trong phản ứng viêm. Qua đó làm giảm hiện tượng sưng viêm và đau rõ rệt. Đồng thời nó cũng ức chế tổng hợp prostaglandin E2 – chất giữ vai trò phục hồi tế bào và sinh sản chất nhầy, dẫn tới giảm yếu tố bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị và acid từ thức ăn tấn công gây phá hủy tế bào biểu môCăng thẳng kéo dài (stress): căng thẳng thần kinh, chấn thương tâm lý sẽ gây co mạch và tăng tiết acid, làm cho niêm mạc tổn thương, dẫn tới loét dạ dày – tá tràng. Vết loét lại kích thích vỏ não và vỏ não lại kích thích trở lại dạ dày theo cơ chế phản hồiUống nhiều rượu, bia: rượu, bia chứa nồng độ cao và các thành phần có hại cho sức khỏe. Alcohol có khả năng làm mỏng lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, đông thời kích thích dạ dày co bóp và tiết dịch vị. Điều này dẫn tới niêm mạc dạ dày, tá tràng dễ bị viêm loét và loét sâuYếu tố di truyền: người bệnh loét dạ dày – tá tràng có tiền sử gia đình chiếm 60%, nhóm máu O có tần suất mắc bệnh cao hơn các nhóm máu khác gấp 1,4 lầnCác yếu tố nguy cơ: thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không đủ dinh dưỡng, vitamin. Tắc mạch, nghẽn mạch, xơ hóa mạch máu, tình trạng ure huyết cao, nhiễm trùng huyết nặng…
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây loét dạ dày – tá tràng. Trong đó 3 nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn H.pylori, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và tình trạng stress kéo dài.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng thường có những triệu chứng điển hình. Tùy vào vị trí và mức độ của ổ loét mà người bệnh có những biểu hiện, tần suất, cường độ khác nhau.
Các dấu hiệu của bệnh loét dạ dày – tá tràng thường biểu hiện như sau:
- Xuất hiện cơn đau vùng thượng vị (vùng trên rốn, dưới xương ức), có cảm giác đau kèm theo nóng rátĐau âm ỉ kéo dài, mức độ đau tăng lên khi căng thẳng, uống rượu bia hoặc ăn các loại thực phẩm cay, nóng, chuaCơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và khi đói. Cảm giác đau giảm sau ănỢ hơi, ợ chua, ăn uống kém và chán ănTrào ngược thực quảnBuồn nôn và nôn, đặc biệt là sau khi ăn noTiêu chảyMất ngủSụt cân, mệt mỏi, khả năng tập trung kém
Các triệu chứng của bệnh loét dạ dày – tá tràng có xu hướng tăng nặng về cả tần suất và cường dộ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể gặp phải một số biến chứng sau:
- Thủng dạ dàyViêm phúc mạcXuất huyết tiêu hóa, đại tiện ra phân đenHẹp môn vị dạ dàyUng thư hóa dạ dày, tá tràng
Trong giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh chỉ khiến bệnh nhân khó chịu nhẹ, giảm dần và lặp lại sau vài phút. Người bệnh thường chủ quan tự điều trị tại nhà. Chỉ khi các biến chứng của loét dạ dày – tá tràng xuất hiện thì người bệnh mới tới các cơ sở y tế để khám, vì vậy đa số bệnh nhân là loét dày dày – tá tràng mạn tính.
Chẩn đoán bệnh loét dạ dày – tá tràng
Khi tới các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng dựa vào:
- Tiền sử bệnh: có thể giúp bác sĩ chẩn đoán loét cấp tính hay loét mạn tính. Đồng thời cũng xác định được nguyên nhân gây loétKhám thực thể: người bệnh biểu lộ rõ điểm đau vùng thượng vị kèm theo rối loạn ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nônChụp X – quang dạ dày: cho bệnh nhân uống barit, sau đó tiến hành chụp X – quang dạ dày ở các vị trí và tư thế khác nhau. Đây là thăm khám gián tiếp để tìm các ổ đọng thuốc trong dạ dày. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụngNội soi dạ dày – tá tràng: bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào thực quản của bệnh nhân đi vào dạ dày và tá tràng. Camera sẽ truyền hình ảnh vào màn hình cho phép kiểm tra cặn kẽ niêm mạc đường tiêu hóa. Nội soi phát hiện ra các dấu hiệu, vị trí của viêm, trợt và ổ loét Xét nghiệm: dùng để xác định sự tồn tại của H.pylori, gồm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, xét nghiệm urease, test thở C13 và xét nghiệm phân. Xét nghiệm phân và test thở phát hiện H.pylori chính xác hơn. Xét nghiệm này rất quan trọng vì việc điều trị loét dạ dày – tá tràng do H.pylori sẽ khác với loét đường tiêu hóa do các nguyên nhân khác
Điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng không sử dụng thuốc
Điều trị không dùng thuốc bao gồm nhiều biện pháp loại trừ các yếu tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng bao gồm:
- Tránh sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticoid. Đối với trường hợp phải dùng thuốc dài hạn, nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc thay thế loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng để giảm tác dụng không mong muốn lên đường tiêu hóaKhông sử dụng rượu bia và các đồ uống chứa cồn khácTránh các loại thực phẩm có khả năng kích thích lên niêm mạc dạ dày, tá tràng như thức ăn chứa gia vị cay, nóng (ớt, tiêu, tỏi, mù tạt…) và chứa nhiều acid (cóc, cam, sấu, xoài chua,…)Tránh căng thẳng kéo dài, dành thời gian nghỉ ngơi, tăng cường tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc Chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Tránh bỏ bữa thường xuyên, ăn uống theo giờ giấc thất thườngCai thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ độngHạn chế sử dụng các loại đồ uống gây hại cho niêm mạc dạ dày (cafe, trà đặc, đồ uống có gas…)
Điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng có sử dụng thuốc
Các thuốc sử dụng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng làm có khả năng làm giảm yếu tố gây loét, bảo vệ và làm liền ổ loét. Trong trường hợp dương tính với H.pylori, thuốc còn có tác dụng diệt trừ xoắn khuẩn.
Các thuốc sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): gồm Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole… Đây là nhóm thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton nên làm giảm bài tiết acid do bất kỳ nguyên nhân gì. Thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các loại thuốc khác. Chỉ cần dùng 1 liều, bài tiết acid ở dạ dày sẽ bị ức chế trong khoảng 24 giờ. Tỷ lệ liền ổ loét có thể đạt tới 95% sau 8 tuần điều trịThuốc kháng receptor H2 – histamine ở dạ dày: gồm Cimetidine, Ranitidine, Famotidine… Thuốc có cấu trúc hóa học gần giống với histamine nên xảy ra cạnh tranh chiếm chỗ với histamine tại receptor H2 ở dạ dày, gián tiếp làm giảm bài tiết cả số lượng và nồng độ HCl của dịch vị. Thuốc ngăn cản bài tiết acid do bất kì nguyên nhân nào làm tăng tiết histamine tại dạ dày (căng thẳng kéo dài, thức ăn chứa acid mạnh…)Thuốc kháng acid: gồm Maalox, Gastropulgite, Phosphalugel… Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày, tạo điều kiện cho ổ loét liền sẹo và giảm nhanh cơn đau cùng các triệu chứng kèm theoThuốc bao che niêm mạc dạ dày: gồm Teprenone, Sucralfate, Misoprostol… Nhóm thuốc này có khả năng kết hợp với chất nhầy của dạ dày tạo thành một lớp bảo vệ ổ loét vững chắc, ngăn không cho dịch vị ăn mòn niêm mạc. Đồng thời, thuốc cũng kích thích các tế bào của dạ dày sản xuất chất nhầyThuốc kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô phủ của niêm mạc dạ dày: nhóm thuốc này gồm các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12) và vitamin U. Các vitamin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, điều hòa độ acid giúp cơ thể hấp thu nhanh các chất dinh dưỡngKháng sinh diệt xoắn khuẩn H.pylori: khi đã xác định sự có mặt của H.pylori trong loét dạ dày – tá tràng, phải sử dụng các phác đồ diệt H.pylori để vết loét nhanh liền và tránh tái phát. Tùy theo từng phác đồ điều trị mà có thể sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Đặc biệt, kháng sinh thường hoạt động kém ở môi trường acid, vì vậy cần phối hợp thuốc kháng sinh với thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị, hiệu quả đạt tới 85 – 90%. Các kháng sinh diệt H.pylori phổ biến hiện nay gồm Amoxicilin, Clarithromycin, Tinidazole…Chất diệt khuẩn: sử dụng trong trường hợp loét dạ dày – tá tràng do nhiễm xoắn khuẩn H.pylori. Nhóm thuốc này gồm các muối Bismuth dùng dưới dạng keo (Colloidal Souscotrate Bismuth, Sous Salicylate Bismuth…). Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc đạ dày do tăng tiết dịch nhầy và ức chế hoạt tính của pepsin, kích thích tổng hợp prostaglandin, diệt xoắn khuẩn H.pylori. Đặc biệt, khi phối hợp với kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton, có thể đạt tới 95% diệt trừ được H.pylori
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất trong bệnh loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc hay điều chỉnh liều, ngừng thuốc khi chưa hết đợt điều trị.
Tìm hiểu thêm: Top 10 Sản phẩm trị mụn tốt nhất hiện nay
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì
Ăn uống không đúng cách cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng và làm tình trạng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa vết loét tái phát.
Khi bị loét dạ dày – tá tràng, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ chữa lành các vết loét và có khả năng giảm tiết acid dịch vị. Một số thực phẩm mà người bệnh có thể bổ sung trong khẩu phần ăn bao gồm:
- Những thực phẩm giảm tiết acid dịch vị để làm giảm tác động của acid lên niêm mạc dạ dày: chất ngọt, chất béo. Một số loại trái cây và rau củ như: chuối, dưa hấu, rau chân vịt, củ cải, mùi tây, rau diếp… được xem là những thực phẩm giúp hạn chế sự tiết dịch vị ở dạ dày khá công hiệuThực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm hút dịch vị và dễ tiêu hóa: gồm các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm nát, cháo, bánh mì, bánh qui sữa, bột sắn, các loại củ…Thực phẩm có tác dụng trung hòa acid dịch vị: acid dư thừa trong dạ dày có thể được cân bằng nếu bổ sung các loại thực phẩm làm từ sữa, trứng, pho mát, bơ… Đồng thời chúng cũng giúp người bệnh giảm đau đáng kểThực phẩm giàu đạm: thịt nạc thăn, thịt gà, ngan, cá nên chế biến luộc để dễ hấp thu Những thực phẩm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm ứ trệ ở dạ dày: các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tình trạng hấp thụ kém trong bệnh loét dạ dày- tá tràng. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung sữa chua hằng ngày để bổ sung vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn H.pyloriHỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong: là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý loét dạ dày – tá tràng. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày và làm lành ổ loét
Ngoài ra còn nên bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa trong khẩu phần ăn hằng ngày như súp lơ, bông cải xanh, đậu bắp, củ cải đường để ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn H.pylori cũng như ngăn ngừa hình thành ổ loét tại dạ dày, tá tràng.
Các thực phẩm nên tránh khi bị loét dạ dày – tá tràng
Ngoài những thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng, người bệnh còn nên kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm chứa gia vị cay, nóng: cần tránh những món ăn như ớt, tỏi, tiêu, mù tạt… Nguyên nhân bởi đây đều là những thức phẩm gây tăng kích ứng niêm mạc dạ dày, điều này dẫn tới ổ loét lan rộng và sâu hơnThực phẩm chứa nhiều acid: nguyên nhân chính của loét dạ dày – tá tràng là do tăng lượng acid dịch vị quá mức. Nếu bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều acid như chanh, cam, me, sấu… sẽ làm tình trạng ổ loét nghiêm trọng hơn, niêm mạc dạ dày sẽ bị ăn mòn và phá hủy ngày cành nhanhThực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây rán… khiến cơ thể khó tiêu hóa và dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm cho vết loét bung rộng ra Rượu bia và các đồ uống có cồn khác: sử dụng nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng. Với những người đã mắc bệnh thì đồ uống có cồn có thể làm ổ loét nặng nề hơn. Vì đồ uống có cồn làm tăng tiết acid dịch vị, tăng co bóp dạ dàyCà phê: các thực phẩm chứa caffeine làm tăng lượng acid trong dạ dày và có thể gây ra chứng ợ chua hoặc kích thích dạ dày. Không chỉ tránh cà phê thông thường, người bệnh cũng nên tránh cà phê đã khử caffeine vì nó cũng làm tăng tiết acid dạ dày
Phòng ngừa bệnh loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng sẽ gây tác động tiêu cực tới sức khỏe, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. Một khi đã bị loét dạ dày – tá tràng thì vết loét đó rất dễ tái phát và trở thành mạn tính. Vì vậy, mỗi người cần tự trang bị cho bản thân những kiến thức về bệnh lý này, cũng như các tác nhân gây bệnh để có thể tự phòng tránh cho bản thân và gia đình.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh loét dạ dày – tá tràng gồm:
- Không lạm dụng thuốc tây: sử dụng thời gian dài nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và thuốc corticoid sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét dạ dày – tá tràng. Do vậy, cần lưu ý không được lạm dụng những nhóm thuốc trên. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng chúng để điều trị, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc chữa trịGiữ tinh thần thoải mái: căng thẳng kéo dài sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid dịch vị và co bóp mạnh hơn, điều này làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng. Vì vậy, chúng ta phải luôn giữa tinh thần lạc quan, thoải mái, tươi vui, cố gắng tìm kiếm sự tích cực trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể thư giãn, nghe nhạc, tham gia thể thao, du lịch… để tạm gác đi lo toan, phiền muộn trong cuộc sống, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tậtTạo thói quen ăn uống khoa học, hợp lý: ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, tránh ăn khuya. Không nên ăn quá no hoặc để bụng đói. Hạn chế vận động mạnh và làm việc sau khi ăn. Không nên ăn quá nhiều đồ cay, nóng, chiên, xào, nhiều dầu mỡ… Tăng cường bổ sung rau xanh, vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn hằng ngàyNgủ đủ giấc, tránh thức khuya: dạ dày sẽ tăng cường tiết acid dịch vị vào ban đêm. Chính vì vậy, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc giúp làm giảm nguy cơ loét dạ dày – tá tràngThăm khám sức khỏe định kì: giúp bạn kiểm tra được sức khỏe của bản thân, phát hiên sớm bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn H.pylori gây nên thì bạn nên nhanh chóng áp dụng phác đồ tiêu diệt vi khuẩn H.pylori theo chỉ định của bác sĩ
Ăn uống cho người bị loét dạ dày – tá tràng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa loét dạ dày – tá tràng. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy, người bị loét dạ dày – tá tràng cần có chế độ ăn uống phù hợp và khoa học.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người loét dạ dày – tá tràng gồm:
- Tránh tối đa đồ ăn sống, chưa qua chế biến: vì thực phẩm sống khiến dạ dày phải tăng tiết acid và tăng cường co bóp. Điều này ảnh hưởng xấu tới tình trạng của ổ loétHạn chế ăn thực phẩm chứa gia vị cay, nóng, nhiều acid, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ như ớt, mù tạt, gà chiên, tôm chiên…Bổ sung thêm rau xanh, các thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa và trái cây tươi trong khẩu phần ăn hằng ngàyĂn chậm, nhai kỹ: giúp thức ăn được nghiền nhỏ để cơ thể dễ hấp thu hơnTránh ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: giúp hạn chế việc dạ dày bị căng đầy, khiến dạ dày luôn được trung hòa acid khi luôn có thức ănTránh làm việc, học tập, vận động mạnh ngay sau khi ănHạn chế tối đa sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích
>>>>>Xem thêm: Top 10 Loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh loét dạ dày – tá tràng, bạn đọc nên nắm chắc để chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình. Nếu cảm thấy bản thân có những dấu hiệu như đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi thì nên tới các cơ sở y tế để khám và điều trị đúng cách. Đồng thời cần tăng cường luyện tập thể thao, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tuyệt vời nhé.