Top 12 Nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ ở trẻ em phụ huynh nên biết

Tự kỷ đang là một căn bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em trong thời gian gần đây. Không chỉ vì các biến chứng thần kinh mà còn có rất nhiều nguyên nhân đến từ … xem thêm…phía gia đình và bậc cha mẹ. Nếu gia đình của bạn hiện có con nhỏ, hãy cùng Toplist.vn xem qua bài viết về 12 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tự kỉ dưới đây để phòng ngừa và ngăn chặn chúng xảy ra với con em thân yêu của chúng ta nhé.

Gia đình không quan tâm

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc trẻ bị tự kỷ chính là do thiếu đi tình thương từ phía gia đình. Nhiều trường hợp trẻ em sinh ra rất bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Điều này có thể khiến bé cảm thấy cô độc, buồn phiền. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân trẻ tự kỷ. Chính vì vậy hãy quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo để trẻ có thể phát triển bình thường như những bạn cùng trang lứa.

Mặt khác, trong xã hội tất bật như hiện nay hầu hết cha mẹ đều bận rộn với vấn đề cơm áo gạo tiền mà quên đi việc chăm sóc cho con trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng bé cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mẹ, cảm thấy không được bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc.

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc trẻ bị tự kỷ chính là do thiếu đi tình thương từ phía gia đình.

Tự ti

Tự ti hoặc mặc cảm là giai đoạn hầu như mỗi người đểu trải qua. Nhưng rất ít người vượt qua nó và bước về phía trước. Rất ít trong số họ có thể không đủ may mắn để làm như vậy. Nếu phức tạp hơn, tự ti không biến mất trong một khung thời gian thì nó thực sự có thể có vai trò đáng lo ngại trong cuộc sống của con bạn trong tương lai. Những đứa trẻ phát triển mặc cảm tự ti cố gắng tránh xa tất cả những đứa trẻ mà chúng cho là vượt trội hơn chúng rất nhiều.

Một đứa trẻ tự ti còn có xu hướng tránh mọi người, cố gắng giả vờ rằng không có ai tồn tại xung quanh họ và họ không thấy ai. Hầu hết những đứa trẻ như vậy cuối cùng trở thành kẻ thua cuộc hoặc tự coi chúng là đứa thua cuộc. Cha mẹ có thể không biết con mình đang trong giai đoạn đi xuống này. Mặt khác, trẻ con có tính hiếu thắng rất cao vì vậy mà việc đem con ra so sánh hoặc thường xuyên chê bai con trước mặt người lạ sẽ thường khiến bé nảy sinh tâm lý mặc cảm, từ đó rụt rè và ngại giao tiếp với mọi người. Trẻ con dù là con nít nhưng vẫn hiểu được lời nói, thái độ của người lớn dành cho chúng. Thế nên thay vì cứ mãi đem sự tài giỏi của những đứa trẻ hàng xóm ra làm áp lực cho con thì hãy động viên bé từ những cố gắng nhỏ nhất để bé thoát khỏi những mặc cảm của chính mình.

Trẻ con có tính hiếu thắng rất cao vì vậy mà việc đem con ra so sánh hoặc thường xuyên chê bai con trước mặt người lạ sẽ thường khiến bé nảy sinh tâm lý mặc cảm, từ đó rụt rè và ngại giao tiếp với mọi người.

Di truyền

Tự kỷ cũng là một chứng bệnh có khả năng di truyền. Vì vậy, nếu cha hoặc mẹ có di chứng tự kỷ thì con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng theo rất nhiều. Một số gen khác nhau dường như tham gia vào chứng rối loạn tự kỷ. Đối với một số trẻ em rối loạn tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn di truyền. Chẳng hạn như hội chứng Rett hoặc hội chứng X dễ vỡ. Đối với những trẻ khác, những thay đổi di truyền (đột biến) có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tự kỷ. Tuy nhiên các gen khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não hoặc cách mà các tế bào não hoạt động, hoặc chúng có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Một số đột biến di truyền được thừa hưởng từ cha mẹ. Trong khi những đột biến khác có thể xảy ra một cách tự nhiên. Tự kỷ cũng được xem là một dạng bệnh thần kinh nhẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và sự phát triển tâm lý của con người. Vậy nên hầu hết các bệnh nhân tự kỷ thường được khuyên chữa lành bệnh trước khi có quyết định mang thai.

Tự kỷ cũng là một chứng bệnh có khả năng di truyền. Vì vậy nếu cha hoặc mẹ có di chứng tự kỷ thì con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng theo rất nhiều.

Mẹ lúc mang thai bị stress

Mang thai là một trong những niềm vui của người phụ nữ nói riêng và của cả một đại gia đình nói chung. Tuy nhiên ở trong giai đoạn thai kỳ người phụ nữ rất dễ bị căng thẳng bởi những áp lực từ nhiều phía, công việc, gia đình và chính bản thân họ. Nội tiết tố thay đổi khiến bản thân họ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Khả năng chịu áp lực cũng giảm đi đáng kể. Nếu không giải tỏa được những căng thẳng stress khi mang thai thì những vấn đề này rất dễ phát triển thành những rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Giai đoạn trong bụng mẹ chính là thời kỳ mà bé chịu ảnh hưởng toàn bộ từ mọi tác động tâm lý cho đến thực phẩm cung cấp vào. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy những phụ nữ khi mang thai có tâm trạng vui vẻ hoạt bát khi sinh con thường khỏe mạnh và lanh lợi. Trái lại những người đau buồn, khóc nhiều thường sẽ khiến em bé sinh ra ít nói, nét mặt buồn, thậm chí là tự kỷ.

Những người đau buồn, khóc nhiều thường sẽ khiến em bé sinh ra ít nói, nét mặt buồn, thậm chí là tự kỷ.

Môi trường ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang thực sự là mối lo ngại toàn cầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí ảnh hưởng nặng nề và toàn diện tới sức khỏe con người, đặc biệt các nhà khoa học còn chỉ ra tác động tiêu cực của nó đối với khả năng nhận thức của trẻ. Không khí ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thần kinh của trẻ em, dẫn đến kết quả kiểm tra nhận thức thấp hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần và vận động của chúng.

Thậm chí từ lâu các nghiên cứu cũng đã ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh tâm thần và nhận thức chậm trong học tập và phát triển ở trẻ em sinh sống gần những đoạn đường giao thông tắc nghẽn cao hơn hẳn các khu vực có môi trường sống trong lành. Một môi trường trong lành và sạch sẽ luôn đem lại tâm trạng dễ chịu hơn là không khí hôi thối bẩn thỉu. Những người phải sống thời gian dài trong những môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng thường có tâm trạng u uất, không vui vẻ, có thể mỏi mệt và ngại giao tiếp với xã hội. Điều này đúng cho cả trẻ em và có dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng nặng nhất ở trẻ em bởi hầu hết đa phần trẻ con thường dành nhiều thời gian sinh hoạt tại nhà.

Những người phải sống thời gian dài trong những môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng thường có tâm trạng u uất, không vui vẻ, có thể mỏi mệt và ngại giao tiếp với xã hội.

Áp lực từ gia đình, xã hội

Nhiều áp lực vô hình xuất phát từ mong muốn của cha mẹ hoặc yêu cầu khắt khe từ thầy cô sẽ là nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Đó có thể là áp lực về thành tích, điểm số hay buộc phải chiến thắng trong những cuộc thi, bị ép buộc phải học tập những môn không yêu thích, học thêm quá nhiều… điều này khiến các bé cảm thấy mỏi mệt và chán nản với cuộc sống hiện tại. Từ đó bé thu mình vào thế giới riêng, mặc kệ chuyện gì xảy ra bên ngoài. Phụ huynh luôn mong muốn con mình phải đạt điểm cao, phải có thành tích trong các cuộc thi nhưng lại chỉ nghĩ: Mình chỉ cần bỏ tiền để cho con tham gia các lớp học thêm là đủ. Trong khi đó con trẻ cần sự quan tâm và cần thời gian mà bố mẹ dành cho mình.

Chính vì chạy theo điểm số nên trong con mắt của phụ huynh đời sống học đường của con chỉ bao gồm việc học, học và học. Tách trẻ khỏi các mối quan hệ thầy cô và bạn bè, khiến trẻ ít chia sẻ những mối quan tâm của tuổi mới lớn và thường không biết cách giải quyết những xung đột của nội tại và các mối quan hệ xung quanh. Phụ huynh coi con là phương tiện để đạt được những kì vọng của mình. Nhiều trường hợp kỳ vọng quá cao so với sức lực và khả năng của con. Rất nhiều trẻ bị biến thành “vật thí nghiệm” và đây là lỗi sợ hãi, mặc cảm của các trẻ.

Nhiều áp lực vô hình xuất phát từ mong muốn của cha mẹ hoặc yêu cầu khắc khe từ thầy cô sẽ là nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Hạn chế giao tiếp

Nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng cho sự an toàn của con mà thường giữ chặt con quanh quẩn trong nhà. Tuy nhiên như vậy sẽ hạn chế rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ của bé. Bé sẽ trở nên nhút nhát khi gặp người lạ, sợ đám đông, nói không trôi chảy và hình thành thói quen chỉ muốn ở một mình. Hay nhiều bé sợ sai, sợ thất bại. Đặc biệt với những trẻ có sức học trung bình, thường bị điểm kém hoặc bị cô giáo khiển trách thì nỗi sợ này càng lớn, trẻ sẽ không dám giơ tay phát biểu trên lớp và không tự tin trả lời mỗi khi được hỏi.

Nếu bố mẹ vì thấy con học kém lại thường xuyên đánh mắng, dùng từ ngữ nhiếc móc nặng nề, so sánh con kém cỏi hơn các bạn thì sẽ càng khiến trẻ bị tổn thương tâm lý. Trẻ cảm thấy mình không được yêu thương và càng khép mình hơn. Từ đó hình thành vòng luẩn quẩn của sự tự ti trong trẻ. Có nhiều trẻ khi ở nhà thì rất tự tin, hoạt bát, nói nhiều nhưng khi ra ngoài lại nhút nhát, ít nói, bám dính lấy bố mẹ. Nguyên nhân là vì trẻ được bố mẹ bảo bọc quá mức, suốt ngày loanh quanh trong nhà “con hát, mẹ khen hay” nên điều kiện tiếp xúc và giao tiếp bên ngoài quá ít ỏi. Điều đó làm trẻ có tâm lý sợ sệt và khó thích nghi với người lạ hay môi trường không quen thuộc.

Hạn chế giao tiếp cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ con.

Sử dụng smartphone quá nhiều

Trong hoàn cảnh xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử từ rất sớm. Để dỗ các con ăn, các bậc phụ huynh cũng sẵn sàng để cho con xem video trên điện thoại thông minh (smartphone). Muốn con chơi ngoan để cha mẹ làm việc, chiếc điện thoại cũng trở thành vật hữu dụng giúp gia đình tránh được những tiếng khóc, tiếng ỉ ôi và quát tháo trong gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần của trẻ cũng như ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ. Các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não bộ của trẻ.

Mạt khác, nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác. Như vậy thiết bị công nghệ hiện đại đang lấy đi quá nhiều tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Hầu hết chúng chỉ yêu thích việc cắm mặt vào màn hình máy tính hay smartphone hàng giờ liền để xem phim nghe nhạc mà không hề muốn trò chuyện với bất cứ ai bên ngoài. Sự yên tĩnh này của bé sẽ thật sự là một hồi chuông báo động nguy hiểm cho chứng tự kỷ. Hơn ai hết phụ huynh cần là người luôn bên cạnh con để giới hạn chừng mực thời gian sử dụng thiết bị điện tử và tăng nhu cầu vận động giao tiếp của con trẻ.

Smartphone đang được báo động trở thành tác nhân xấu khiến nhiều trẻ em trên thế giới rơi vào chứng tự kỷ, lười giao tiếp.

Không có bạn bè, anh em cùng trang lứa

Chứng tự kỷ thường sẽ xuất hiện nhiều nhất ở những gia đình chỉ có duy nhất một đứa con. Bởi cha mẹ trong thời đại hiện nay dường như đã quá bận rộn và chúng không thể có lấy một người đồng trang lứa để bầu bạn. Đừng nghĩ rằng bạn thuê về một giúp việc chăm chỉ là đủ. Bởi lẽ giữa trẻ con và người lớn luôn có một khoảng cách rất xa và người giúp việc không thể cùng con bạn đồng hành trong những trò chơi con nít ngớ ngẩn được.

Hãy sinh thêm em bé hoặc cho con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè để tăng khả năng giao tiếp và vận động của bé. Điều quan trọng là cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện cởi mở với các con, nói chuyện và thường xuyên giải thích rõ cho các em về rối loạn tự kỷ bằng ngôn từ phù hợp với lứa tuổi của mỗi trẻ.

Có bạn đồng trang lứa, anh em gần tuổi sẽ giúp bé hoạt náo và năng động hơn, hạn chế các chứng bệnh về thần kinh và tự kỷ.

Bị đe dọa

Trẻ em khi bị đe dọa cũng thường có xu hướng thu mình lại bởi chúng sợ bị trách phạt. Nếu cảm thấy con bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu im lặng, cúi gầm mặt, chống đối giận dữ khi nhắc đến vấn đề đi học hoặc một người nào đó thì hãy luôn dành thời gian tìm hiểu lý do nhé. Rất có thể bé đang bị đe dọa bởi một mối nguy hiểm vô hình nào đó mà không dám nói ra.

Kéo dài tình trạng này trong thời gian dài sẽ nhanh chóng dẫn đến căn bệnh tự kỷ. Ngoài ra, trẻ con bình thường đôi lúc bố mẹ có thể quát mắng hay phát vào mông nếu bé bướng quá. Nhưng với trẻ tự kỷ dùng đòn roi là điều tối kỵ bạn nhé.

Trẻ em khi bị đe dọa cũng thường có xu hướng thu mình lại bởi chúng sợ bị trách phạt.

Trẻ tự kỷ do khiếm khuyết về não bộ

Theo Giáo sư Elliott Sherr thuộc Đại học California cho rằng nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể đến từ kết quả của sự gián đoạn truyền thông tin giữa các bán cầu não. Các nhà nghiên cứu do NINDS tài trợ đã nghiên cứu sự hình thành chức năng của các khớp thần kinh, các vị trí kết nối giữa các nơron có thể hoạt động không đúng trong hệ thần kinh của trẻ khiến trẻ bị tự kỷ. Một nghiên cứu gần đây kiểm tra bộ não của 11 cá nhân tự kỷ ở cấp độ vi mô đã tìm thấy những thay đổi trong cấu trúc và tổ chức của các tế bào não hình thành trong thời kỳ thai nhi, cho thấy sự khác biệt trong phát triển trí não bắt đầu ngay sau khi thụ thai.

Hiện nay đã có những bằng chứng về việc phát triển não không điển hình có thể làm cơ sở cho các triệu chứng liên quan đến tự kỷ. Điều này được thể hiện qua sự khác biệt ở nhiều vùng não. Nó bao gồm thùy trán, thùy thái dương, tiểu não, amygdala dưới vỏ não và đồi hải mã. Cụ thể: Thùy trán trẻ tự kỷ có bề mặt lớn hơn bình thường. Đây là thùy có chức năng tổ chức và điều hướng các hoạt động sinh hoạt thuộc đời sống tư duy. Thùy trước của não phát triển nhanh quá mức. Cấu trúc hạnh nhân ở trẻ tự kỷ to hơn kích thước trung bình của trẻ bình thường.

Trẻ tự kỷ do khuyết về não bộ.

Người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai

Virus Rubella là một dạng virus sởi, phát ban ngoài da. Tuy nhiên đây là loại virus nguy hiểm bậc nhất ảnh hưởng đến não bộ của trẻ trong quá trình mang thai. Đặc biệt, trong giai đoạn tuổi đời thai nhi còn nhỏ, từ 0- 3 tháng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi và có thể sẽ dẫn đến trẻ tự kỷ.

Biểu hiện bệnh lý của mẹ trong thời kỳ mang thai khi nhiễm virus Rubella đó là người mệt mỏi, toát mồ hôi nhẹ, sốt nhẹ, trong khoảng 3- 5 ngày sẽ nổi mẩn đỏ, lan dần ra toàn thân. Mẹ nên đi khám nếu như gặp phải những triệu chứng này để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất nhé. Để tránh nhiễm Virus Rubella, mẹ bầu cần tiêm phòng trước khi mang bầu 3 tháng. Trong trường hợp phát hiện mang bầu muộn, khi sinh bé, các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để tiêm phòng nhiễm virus. Hãy phòng ngừa tốt nhất để trẻ tránh làm bé mắc phải hội chứng tự kỷ.

Virus Rubella gây bệnh tự kỷ ở trẻ.

Trẻ em giống như một tờ giấy trắng non nớt, rất hồn nhiên cũng rất dễ tổn thương. Các bậc cha mẹ cần dành nhiều hơn thời gian cho con, bên cạnh an ủi và động viên để con nhỏ luôn hòa đồng, năng động và phát triển bình thường, khỏe mạnh nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *