Di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam là những nơi hằn sâu những vết tích hào hùng trong lịch sử dân tộc, là nơi chứng kiến bao thăng trầm của … xem thêm…đất nước. Tất cả được thể hiện một cách rõ nét qua những di tích lịch sử còn được lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay. Hãy cùng Toplist khám phá những di tích lịch sử nổi tiếng nhất tại Việt Nam nhé!
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Di tích Phủ Chủ tịch là nơi sống và làm việc lâu nhất của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969), được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ đại biểu các chính đảng, hội đoàn, tôn giáo; đại biểu công nhân, nông dân, trí thức, quân đội; đại biểu các dân tộc thiểu số; đại biểu đồng bào và chiến sĩ miền Nam Việt Nam. Cũng tại đây, Người còn tiếp đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm Việt Nam; đại diện các đội tuyển trẻ, liên đoàn trẻ, liên đoàn nữ…
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Phủ Chủ tịch trở thành di tích lịch sử. Nhiều du khách từ Việt Nam và trên thế giới đến thăm khu di tích này.
Tổng diện tích khu di tích hơn 14ha, trong đó diện tích được liệt kê là 22.000m2, gồm 16 công trình, công trình tồn tại lâu nhất hơn 100 năm, công trình mới nhất hơn 40 năm. Một số công trình lớn trong khu di tích:
- “Nhà sàn Bác Hồ”: được xây dựng theo phong cách nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ ngày 18 tháng 5 năm 1958 đến ngày 17 tháng 8 năm 1969Nhà 54, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 18 tháng 5 năm 1958Phòng họp Bộ Chính trị, nơi quyết định cuộc Tấn công và nổi dậy Xuân 1968Nhà 67, nơi họp Bộ Chính trị, cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dưỡng bệnh và qua đờiGiàn hoa Phủ Chủ tịch, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tiếp kháchNhà Thủ Tướng“Đường mòn Bác Hồ”, nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luyện tập với mong muốn có đủ sức vào thăm người dân miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời“Ao cá Bác Hồ” với diện tích 3.320 m², sâu 3 m, có nhiều loài cá được thả tại đây
Vị trí: Phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là một hệ Thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Hệ thống này được phong trào kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào lên trong Chiến tranh Đông Dương và Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho, phòng làm việc, hệ thống hầm dưới lòng đất, dài khoảng 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ (lưỡi cưa, chiếc ki xúc đất). Đường hầm sâu dưới đất từ 3-12m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm sâu 15m cung cấp nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng, từ đường “xương sống” tỏa ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn thông nhau.
- Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo, và sức nặng của xe tăng, xe bọc thépTầng hai cách mặt đất khoảng 5m, có thể chống được bom cỡ nhởTầng cuối cùng cách mặt đất 8-12m, cực kỳ an toàn
Đường lên xuống giữa các tầng hầm được bố chí các nắp hầm bí mật, bên trên ngụy trang kín đáo, nhìn như những ụ mối, dọc đường hầm có lỗ thông hơi.
Vị trí: Đường tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Di tích Dinh Thống Nhất
Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập) là một công trình kiến trúc nổi tiếng do người Pháp xây dựng ở Sài Gòn. Công trình dinh được thiết kế bởi Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, ông đã kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại và kiến trúc truyền thống phương Đông. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh.
Dinh Thống Nhất khởi công ngày 1-7-1962 và khánh thành ngày 31-10-1966. Được xây dựng trên nền Dinh Toàn quyền Đông Dương (còn gọi là Dinh Norodom do người Pháp thiết kế năm 1868).
Dinh có diện tích sử dụng 4500m2 trên khu đất rộng 120.000m2, bao gồm 1 tầng hầm, 3 tầng chính, 2 tầng lửng, 1 sân thượng và 1 tầng nghỉ dưỡng gọi là Lầu Tứ Phương. Dinh có 100 phòng, và mỗi phòng đều có cách bố trí riêng theo nội dung của từng phòng. Phòng khánh tiết có sức chứa 800 người. Dinh còn có 2 phòng trưng bày với tổng diện tích 2000m2, khu nhà khách với 33 phòng, máy phát điện dự phòng công suất 350KVA và nhiều điểm dịch vụ vui chơi giải trí khác.
Năm 2009, Dinh Thống Nhất được định xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước.
Vị trí: Số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long (thành Hà Nội) là quần thể di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn gắn liền lịch sử kinh thành Thăng Long, Hà Nội.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, tòa thành được xây dựng và mở rộng ở các vương triều sau. Thành Thăng Long được quy hoạch kiểu “Tam trùng thành quách” gồm: vòng ngoài cùng gọi là La Thành hay Đại La Thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là khu kinh tế thị dân, lớp thành còn lại là Tử Cấm Thành hay Cấm Thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Năm 1805, Nhà Nguyễn xây thành Hà Nội đã giữ lại Cấm thành làm hành cung cho vua mỗi khi tuần du phía Bắc. Thời Pháp, khi phá thành Hà Nội, người Pháp cũng giữ lại khu này làm chỉ huy sở quân đội.
Năm công trình kiến trúc cổ còn xót lại sau trận phá thành Hà Nội của Pháp gồm các hạng mục sau: Cột cờ Hà Nội, cửa Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cửa chính Bắc Môn.
- Đoan Môn là tường thành phía Nam, được xây theo lối kiến trúc cuốn vòm cân xứng tuyệt đối qua “trục thần đạo” với 5 cổng: cổng giữa to nhất dành cho vua, 4 cổng còn lại dành cho quan lại, hoàng thân, quốc thích.Điện Kính Thiên, điện bị phá năm 1886 để làm tòa thành ban chỉ huy pháo binh Pháp. Hiện công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá.Hậu Lâu (Lầu công chúa) xây bằng gạch, được xây theo kiến trúc hình hộp với ba tầng, kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Pháp.Bắc Môn – Cửa Bắc được xây dựng xong vào năm 1805, có dạng hình thang theo lối vọng lâu: phía trên là lầu, phía dưới là thành. Trên lầu hiện là nơi thờ hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – người đã cùng dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành đến chết.
Vào lúc 20:30, ngày 31/7/2010 theo giờ Brasil, tức 6:30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản Văn hóa thế giới.
Vị trí: Số 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội còn được có cái tên khác là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ XIX. Cột cờ Hà Nội nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long.
Cột Cờ được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau và có gạch bao quanh.
- Tầng một dài 42,5m, cao 3,1m, trên có hai thang gạchTầng hai mỗi chiều 27 mét, cao 3,7 mét có bốn cửa, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ “Nghênh húc” (đón ánh nắng ban mai), V cửa Tây với “Hồi quang” (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với “Hướng minh” (hướng về ánh sáng), cửa Bắc không có chữ đề.Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m, cao 5,1m. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m; cột hình bát giác, thon dần lên trên, mỗi chân đế dài khoảng 2m. Có 54 bậc thang xoắn ốc ở phần trong thân lên đỉnh. Toàn bộ được chiếu sáng (và thông gió) bởi 39 lỗ hình dẻ quạt. Đỉnh cột cờ là một phiến đá hình bát giác cao 3,3m, tám cạnh tương ứng với tám ô cửa sổ. Chính giữa sàn là một hình trụ có đường kính 40cm đến đỉnh sàn cắm một cán cờ (cán cờ cao 8m). Toàn bộ cột cờ cao 33,4m, nếu tính thêm cán cờ thì là 41,4m.
Năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1989.
Vị trí: Trên con đường Điện Biên Phủ đối diện với vườn hoa Lê-nin, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Quần thể di tích Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế là một quần thể di tích lịch sử văn hóa được xây dựng trên địa bàn kinh đô từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 do triều Nguyễn chủ trương. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Huế vẫn giữ được những nét đặc trưng của cố đô, hàng trăm tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, tất cả đều mang giá trị lịch sử, văn hóa và phong cách đặc sắc. Phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc Huế…
Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu sau: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, Trai cung, bến thuyền Cung đình, Trấn Bình đài, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn miếu, Võ miếu, Hải Vân quan,…
- Kinh thành Huế do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Kinh thành hình vuông với chu vi 10km, cao 6,6m, dày 21m, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn.Đại nội (Hoàng thành, Hoàng cung): nằm giữa trục chính của Kinh thành Huế, là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ cúng của vị vua quá cố. Mặt bằng của kinh thành gần vuông, mỗi cạnh dài khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, có hào bao quanh, có 4 cửa ra vào. Đại Nội bao gồm hơn 100 mảnh kiến trúc tuyệt đẹp được chia thành nhiều khu vực như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và Điện Phụng Tiên, Phủ Nội Vụ, Vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn…Tử Cấm Thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng điện Thái Hòa. Tử Cấm Thành dành giêng cho vua và gia đình vuaNgoài ra còn một số các kiến trúc tiêu biểu khác như: Lăng tẩm của các vua Nguyễn, Đàn Nam Giao, Văn Miếu và Hổ Quyền,…
Vào ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, và được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Vị trí: Nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Khu di tích Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc độc đáo ở Ninh Bình. Nơi này đã được UNESCO công nhận là một trong 4 vùng lõi thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An. Đồng thời, Cố đô cũng được nhà nước xếp vào danh sách quần thể kiến trúc, là đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia, cần được bảo vệ hiện nay.
Với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng hàng nghìn năm qua vẫn lưu giữ những di tích lịch sử của nhiều thời đại. Đó là bức tường thành kiên cố, hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên và vua Le Dahang uy nghi và hoành tráng. Nơi đây xứng đáng là điểm du lịch đáng để khám phá và trải nghiệm nhất tại Ninh Bình.
Trải dài khắp hơn 1.000 năm lịch sử, những công trình di tích có ý nghĩa quan trọng nơi Cố đô Hoa Lư vẫn được bảo tồn và giữ gìn cho đến tận ngày nay. Nổi bật hơn cả là đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành. Hai ngôi đền này được xây dựng từ thời Lý và được nhà Hậu Lê cho xây dựng lại. Kiến trúc của đền được mô phỏng theo kinh thành xưa, kiểu nội công ngoại quốc. Tiếp đến đền thờ Công chúa Phất Kim nằm cách đó không xa. Ngôi đền được xây dựng vào thời Tiền Lê với mục đích suy tôn người phụ nữ hiền lành và trung hậu.
Hai điểm đến tiếp theo không thể bỏ lỡ đó là chùa Nhất Trụ và phủ Vườn Thiên
- Chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành ra lệnh xây dựng vào năm 995. ngôi chùa hiện nay chỉ còn cột Kinh Phật trước cửa là được nguyên vẹn. Phủ Vườn Thiên là nơi thờ hoàng tử Lê Long Thâu, người có nhiệm vụ cai quản tháp Tự Thiên – tháp quan sát các hiện tượng thiên nhiên và dự báo thời tiết thời bấy giờ.
Vị trí: Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Lễ hội: Diễn ra vào từ ngày mùng 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch hàng năm
Di tích lịch sử Pác Bó
Pác Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pác Bó còn có nghĩa đen là “Miệng nguồn”. Vào ngày 8 tháng 2 năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn hang Cốc Bó tại Pác Bó làm nơi ở sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ Quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Pác Bó Cao Bằng bao phủ bởi những dãy núi non hiểm trở, những thác nước như vẫy gọi vỗ về, những rặng tre xanh mát cả vùng trời. Ngoài cảnh đẹp của non nước, đến du khách có thể ghé tham quan những địa danh lịch sử như Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó, Suối Lê-nin, núi Các Mác.
Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Đi bộ trên sa thạch rêu phong dọc con suối nơi Bác Hồ từng làm việc và câu cá sẽ đến cây cầu gỗ bắc qua khe Cốc Bó. Đây là nơi bắt nguồn của dòng suối Lenin. Hang Pắc Bó hiện ra từ sườn núi đá lởm chởm. Trước hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một hang lớn và một hang nhỏ nằm bên sườn núi Khuổi Nậm. Tại đây, Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ra nghị quyết chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) và Chiến khu cách mạng.
Vào ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Vị trí: xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
ATK – An toàn khu kháng chiến
ATK – An toàn khu kháng chiến là một Di tích quốc gia đặc biệt, là điểm tham quan, du lịch về nguồn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ… Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ 1947 – 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.
Khu ATK này đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt quan trọng vào năm 1981. Hiện nay khu ATK còn lưu giữ nhiều di tích về nơi ở và nơi làm việc của Bác Hồ, đồng thời khu ATK cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Trung ương họp tại đồi Tỉn Keo, thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được ký ban hành tại đây, trong đó có luật nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên…giảm tô, cải cách ruộng đất…Thủ phủ ATK còn là địa điểm ngoại giao cho các hoạt động của nước ta diễn ra trong thời gian đó.
Năm 1990, một tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, một bảo tàng di tích lịch sử và một nhà khách được xây dựng tại đồi Tỉn Kèo, tỉnh Thái Nguyên… Những ngôi nhà truyền thống cũng được xây dựng ở trung tâm xã Phú Đình và các cuộc triển lãm đã được giới thiệu. Nhiều di tích văn hóa quý giá được trưng bày.
Vị trí: Thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Khu di tích chiến thắng Bạch Đằng
Khu di tích chiến thắng Bạch Đằng gồm quần thể các bãi cọc, đình, đền, miếu dàn trải bên tả ngạn sông Bạch Đằng. Trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta, dòng sông Bạch Đằng đã ba lần chứng kiến quân dân ta đánh tan quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh đều bằng các cây cọc gỗ cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Đó là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938; chiến thắng của Lê Hoàn năm 981, mà đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn năm 1288.
Ngày 27 tháng 9 năm 2012, di tích lịch sử Bạch Đằng được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt trong Quyết định số 1419/QĐ-TTg.
Các điểm di tích thuộc khu di tích bao gồm:
- Bãi cọc Yên Giang: (phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên), được phát hiện năm 1953, khai quật vào các năm 1958; 1969; 1976; 1984; 1988Bãi cọc Đồng Vạn Muối: (phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên), được phát hiện năm 1958, khai quật năm 2005Bãi cọc Đồng Má Ngựa: (phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên), được phát hiện năm 2009, khai quật năm 2010Đền Trần Hưng Đạo: (phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên), tọa lạc trên doi đất cổ giữa sông Bạch Đằng, nơi trung tâm chiến trận Bạch Đằng năm 1288, Đền thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Ngoài ra, còn có Miếu Vua Bà, Bến Đò Rừng, Đền Trung Cốc, Đình Trung Bản, Đình Yên Giang, Đình Đền Công.
Vị trí: phân bố trên địa bàn phường Yên Giang, phường Nam Hòa, xã Liên Hòa thuộc thị xã Quảng Yên và xã Điền Công thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Lễ hội: Lễ hội Bạch Đằng diễn ra từ ngày 6-9/3 Âm lịch
Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ
Nằm trên đồi F-1 trong 45 điểm thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ thực sự là một công trình văn hóa lịch sử ý nghĩa để nhân dân và du khách tới tham quan, tri ân các liệt sỹ hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Đền liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ – một quần thể độc đáo rộng 50.000m2 hài hòa giữa các yếu tố lịch sử, văn hóa và sinh thái. Ba gian chính chủ đạo là hoa văn mây, hoa văn mặt trời thể hiện ý chí quật cường của dân tộc.
Công trình gồm các hạng mục chính: Đền thờ chính, nhà Tiền tế, các nhà Tả vu, Hữu vu, nhà dịch vụ. Trong đó, Đền thờ chính sử dụng kết cấu công trình bê tông cốt thép toàn bộ, kết hợp với hệ thống kết cấu gỗ truyền thống, mái ngói, nền nhà và bậc lát đá granit. Diện tích xây dựng của công trình là 303m2. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ gồm: cổng vào, sân vào, hệ thống đường dẫn, sân tịnh thất và hồ tịnh thất, thiền viện; hệ thống cây xanh, cảnh quan,…
Vị trí: Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ tọa lạc tại Đồi F, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, nằm liền kề Di tích lịch sử Đồi A1
Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc, nơi đã phải hứng chịu hàng ngàn trận bom của máy bay Mỹ, và sự hy sinh cao cả của tiểu đội với 10 cô gái thanh niên xung phong.
Vị trí ngã ba Đồng Lộc là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 (Hà Tĩnh). Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, mọi con đường chi viện từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Máy bay Mỹ đã tập trung khối lượng bom đạn rất lớn đánh phá ngã ba này và đoạn trường xung phong. Trên một đoạn trường chưa đầy 20km đã phải hứng chịu 2.057 trận bom.
Tiểu đội 4 (Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng) có 15 cô gái tuổi từ 17 đến 24, được giao nhiệm vụ sửa đường cho xe qua. Ngày 24/7/1968, sau nhiều trận bom cày nát đoạn đường, các cô vẫn không rời vị trí. Vừa dứt tiếng bom, các cô lại lao ra dùng cuốc, xẻng san lấp hố bom, vá đường, thông xe. Đến 16h30, trận bom thứ 15 trong ngày lại dội xuống Đồng Lộc, một quả rơi sát miệng hầm nơi 10 cô gái đang tránh bom. Tất cả 10 cô đã hy sinh, trong tay chỉ có cuốc, xẻng. Các co đã hy sinh ở tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
Ngã ba Đồng Lộc ngày nay là nơi yên nghỉ của 10 cô gái trên đồi, cạnh hố bom năm xưa xanh mướt màu xanh cây lá, vi vút tiếng thông reo. Tại đây có đài liệt sỹ lưu danh 10 cô gái anh hùng.
Ngày 9/12/2013, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đặc biệt
Vị trí: Xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam cầm và thiết lập chế độ tù đày, khổ ải hơn 20 nghìn chiến sĩ cách mạng. Những tù nhân cách mạng yêu nước đã bị bọn cai ngục sử dụng đủ mánh khóe, miếng đòn để tra tấn, bạo hành nhưng không hề nao núng tinh thần, nhụt chí. Và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc chiến chống Mỹ. Đây là nơi ghi lại những hành động ngược đãi tù nhân nghiêm trọng của thực dân Pháp, quân đội Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Hệ thống nhà tù bao gồm có 7 trại giam, 2 khu biệt lập và 127 phòng giam, 44 xà lim cùng 504 phòng giam biệt lập do chính quyền thực dân Pháp tới chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng lên. Hệ thống nhà tù này từng được xem là “địa ngục trần gian”, nhà tù khắc nghiệt nhất Đông Dương.
“Địa ngục trần gian” hầu như không có ngày nào là không có những người tù ngã xuống. Từ điều kiện ăn ở thiếu thốn, từ những hình thức tra tấn đàn áp dã man của quản ngục rồi những hành động giam cầm hành hạ ở khu “chuồng cọp”, khu “chuồng bò” đến hầm xay lúa… Trong các khu giam giữ thì “chuồng cọp” là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất. Tù nhân bị giam trong căn phòng 5m2, nằm trên nền xi măng và bị cùm chân, thường xuyên bị tra tấn.
Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo.
Vị trí: Trung tâm Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.
Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vắn, xếp chồng khít lên nhau, mà không cần chất kết dính. Chiều dài trung bình của các phiến đá là 1,5m, độ dày từ 15-20 tấn. Lâu đài gần như hình vuông. Chiều dài bắc nam là 870,5m, chiều đông tây là 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là các cổng tiền – hậu – tả – hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền (phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m (ba cửa còn lại chỉ có một cửa). Chiều cao trung bình của tường thành là 5-6 mét, điểm cao nhất là cổng thành cao 10 mét.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thành cũng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 – 1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận.
Vị trí: Địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Trên đây là những Di tích lịch sử – cách mạng nổi tiếng nhất ở Việt Nam mà Toplist đã liệt kê. Hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và ý nghĩa.