Top 16 Món ăn truyền thống đặc sắc nhất của Nhật Bản

Mọi người thường chú ý đến Nhật Bản nhờ vẻ đẹp mong manh của những cánh hoa anh đào nhưng Nhật Bản lại thu hút mình bởi nền ẩm thực truyền thống rất đặc biệt. … xem thêm…Có thể, mình chưa có cơ hội đặt chân đến Nhật Bản và mình chỉ có cơ hội thử những món ngon của đất nước Mặt Trời mọc này ở Việt Nam nhưng chỉ mới chừng đó thôi cũng đủ làm mình thích thú rồi. Thật sự những món ăn truyền thống của Nhật vừa đảm bảo cả phần nhìn và phần vị đấy!

Sushi

Món sushi đầu tiên ở Nhật Bản xuất hiện từ cách đây rất lâu, khoảng 1300 năm về trước, cho đến nay, sushi đã được biến tấu với đủ các loại hương vị và thành phần khác nhau. Cũng được làm từ cơm nhưng sushi của người Nhật thể hiện rất rõ nét những nét văn hóa lâu đời của “xứ sở hoa anh đào” cũng như thể hiện được sự khéo léo của người dân đất nước này. Đã từ rất lâu rồi, sushi được xem là một trong những món ăn phổ biến trong bữa ăn của người Nhật, giống như cơm ở Việt Nam vậy. Vào những dịp lễ truyền thống, sushi luôn được xuất hiện ở những vị trí quan trọng cũng như trang trọng nhất của bàn tiệc với đủ các loại hương vị và màu sắc đa dạng. Người Nhật thường gói sushi từ cơm trộn giấm với các loại thực phẩm khác nhau như: dưa chuột, trứng, mực, cá ngừ, tôm,…

Sushi Nhật Bản với đủ các loại đa dạng (Nguồn: Sưu tầm)
Sushi thể hiện sự khéo léo của người Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)

Sashimi

Ban đầu, chắc sẽ có nhiều bạn nhầm lẫn giữa Sushi và Sashimi. Tuy nhiên, hai món ăn truyền thống của Nhật Bản này lại khác nhau hoàn toàn đấy. Nếu như Sushi được gói với các thành phần chủ yếu là cơm thì Sashimi lại có thành phần chủ yếu là từ hải sản tươi sống, thường được ăn kèm với lá tía tô hay củ cải bào, chấm với nước chấm là xì dầu, tương hoặc các loại gia vị khác như mù tạt, gừng,… tùy vào từng loại hải sản được chế biến. Nếu như Sushi được xem là một trong những món ăn chính trong bữa ăn của người Nhật thì Sashimi lại đóng một vai trò hết sức quan trọng là món khai vị để đánh thức các giác quan của tất cả các thực khách. Hải sản tươi sống thường được cắt thành từng lát thật mỏng, vừa miệng. Một số loại hải sản thường xuyên được sử dụng để làm Sashimi như cá hồi, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực, bạch tuộc,…

Sashimi là món khai vị đánh thức các giác quan của thực khách (Nguồn: Sưu tầm)
Mỗi loại Sashimi sẽ có một loại nước chấm riêng tùy theo loại hải sản được dùng (Nguồn: Sưu tầm)

Yakitori

Yakitori là một món ăn khá phổ biến của ẩm thực truyền thống Nhật Bản. Đây là món ăn được chế biến từ thịt gà, gan gà cùng một vài loại rau khác. Tất cả sẽ được ướp sẵn và xiên vào đũa tre, sau đó chúng được nướng chín bằng than. Lúc này, cùng với mùi thơm từ thịt gà, cùng với cái vị béo ngậy sẽ khiến người thưởng thức khó lòng mà quên được hương vị của Yakitori.

Yakitori thu hút mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên (Nguồn: Sưu tầm)
Cho đến khi thưởng thức, Yakotori cũng khiến người thưởng thức không tài nào quên được cả hương lẫn vị (Nguồn: Sưu tầm)

Tonkatsu

Tonkatsu là một món ăn Nhật Bản được ra đời từ cuối thế kỉ 19. Tonkatsu được chế biến từ thịt lợn thăn thái lát, ướp các gia vị như muối, tiêu,… rồi rắc nhẹ một lớp bột mì cùng với bột chiên tẩm trứng, sau đó chiên giòn lên để ăn kèm với bắp cải và súp miso. Lớp bột ngoài vàng óng, giòn tan đã đủ khiến người thưởng thức ngây ngất. Thêm lớp thịt thăn vừa đủ mềm, thấm vị đậm đà kèm với một chút vị thanh đạm của bắp cải. Chắc hẳn ngay cả những thực khách khó chiều nhất cũng bị thuyết phục bởi món ăn tưởng chừng như rất đơn giản này.

Tonkatsu là một món ăn đặc biệt của nền ẩm thực Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)
Một chút biến tấu của Tonkatsu truyền thống (Nguồn: Sưu tầm)

Kaiseki Ryori

Kaiseki Ryori là một trong những món ăn thể hiện rõ nét nhất nét đặc trưng tinh tế và sâu lắng của ẩm thực Nhật Bản. Kaiseki Ryori được chế biến từ nhiều loại rau và cá cùng nhiều gia vị được làm từ nguyên liệu rất quen thuộc của Nhật Bản là rong biển và nấm. Món ăn có mùi vị thơm ngon rất đặc trưng, khi thưởng thức, thực khách sẽ muốn được ăn nữa, ăn mãi không ngừng. Có lẽ, chính những nguyên liệu tưởng chừng như “nhạt nhẽo” lại làm nên một món ăn đầy thu hút như vậy.

Kaiseki Ryori không chỉ thu hút thực khách bằng hương vị rất đặc trưng mà còn…
thuyết phục thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên (Nguồn: Sưu tầm)

Shabu-shabu

Cr cần nói về ẩm thực Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ không thể không nhắc tới món ăn vô cùng quen thuộc Shabu-shabu. Món ăn quen thuộc này có cách chế biến khá là đơn giản. Những lát thịt bò được thái mỏng, bằm mềm, kẹp vào giữa đôi đũa và hơ xung quanh một nồi nước đang sôi, sau khi thịt đã chín tới sẽ nhúng vào một loại nước sốt đặc biệt và thưởng thức. Nghe thì đơn giản thế thôi, nhưng cảm giác một miếng thịt được cắt mỏng vừa đủ, mới vừa chín tới tan chảy trong miệng hòa quyện với vị nước sốt thật là tuyệt vời.

Shabu-shabu có thịt được cắt lát mỏng rất vừa ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Shabu-shabu được xem là đỉnh cao của ẩm thực Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)

Mì Udon

Udon là một loại mì rất phổ biến mà hầu hết tất cả các nhà hàng hay quán ăn đường phố ở Nhật Bản đều bán. Sợi mì Udon được làm từ bột mì, muối và nước. Loại mì này được làm theo cách truyền thống của người Nhật, mang đậm hương vị của ẩm thực “xứ sở hoa anh đào”. Mì thường được ăn lúc còn nóng để tận hưởng và trải nghiệm đầy đủ hương vị tinh tế mà món ăn mang lại. Sợi mì Udon khoác áo màu trắng đục, to và dai. Nước dùng thường có vị rất thanh đạm: mặn nhẹ và ngọt thanh.

Mì Udon rất phổ biến ở mọi cửa hàng Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)
Udon được xem là món ngon dành cho mọi tầng lớp (Nguồn: Sưu tầm)

Tempura

Tempura là một món ăn được khá nhiều người nhắc đến khi nói về ẩm thực của Nhật Bản. Nhìn Tempura, thực khách có thể nghĩ đây chỉ đơn giản là món tôm tẩm bột chiên ăn kèm với nước sốt tương ớt nhưng Tempura thực sự lại mang đậm nét ẩm thực Nhật Bản bởi thành phần của nó rất đa dạng gồm có tôm, đậu phụ non, các loại rau khác nhau như đậu bắp, rong biển,… Sau khi chế biến, hỗn hợp này được phủ thêm một lớp bột chiên, chiên thật thơm giòn. Tempura luôn được ăn nóng cùng với súp để đảm bảo độ giòn của món ăn.

Tempura không đơn giản chỉ là món tôm chiên bột như vẻ bề ngoài (Nguồn: Sưu tầm)
Tempura là món ăn chứa đựng sự tinh túy của ẩm thực Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)

Bánh xèo Okonomiyaki

Bánh xèo Okonomiyaki là món ăn vô cùng phổ biến không chỉ đối với người dân Nhật Bản mà còn với cả những du khách đặt chân đến với Osaka. Trong tiếng Nhật, nghĩa của từ Okonomiyaki chính là “nướng tự do”. Bánh là hỗn hợp của bột gạo, trứng, rau quả, thịt và rất nhiều các nguyên liệu khác được nướng lên. Trong quá trình nướng bánh, đầu bếp thường cho thêm lên bánh bắp cải trên bề mặt trứng. Sau đó, khi bánh đã chín sẽ rưới thêm nước sốt và tẩm mayonnaise, rong biển và thịt cá ngừ. Bánh xèo Okonomiyaki khiến cho thực khách tò mò thích thú để trong suốt quá trình thưởng thức suy nghĩ xem mình đã ăn một chiếc bánh có những nguyên liệu gì?

Bánh xèo Okonomiyaki luôn biết cách thu hút ánh nhìn bằng vẻ ngoài của mình (Nguồn: Sưu tầm)
Bánh xèo Okonomiyaki được làm từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Bánh nhân bạch tuộc Takoyaki

Bên cạnh món bánh xèo như đã nhắc ở trên, bánh nhân bạch tuộc Takoyaki cũng được xem là món bánh mang đậm hương vị của thành phố Osaka, Nhật Bản. Bánh được rán giòn lớp vỏ ngoài cùng với lớp nhân mềm. Sau khi rán xong, bánh được rưới thêm một lớp nước sốt thịt trên bề mặt bánh, thêm một chút rong biển, thịt cá ngừ hoặc hành tây. Món này thường được thực khách dùng xiên que để thưởng thức.

Takoyaki là một ăn rất phổ biến đến từ Osaka, Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)
Takoyaki thu hút thực khách bởi hương vị độc đáo của mình (Nguồn: Sưu tầm)

Lẩu bò Sukiyaki

Tiếp đến là món Sukiyaki, đây là món lẩu nổi tiếng tại Nhật được chế biến ngay tại trên bàn ăn bằng cách nấu chung những lát thịt bò xắt mỏng cùng các loại rau, đậu phụ và mì sợi. Món này được dùng trong một nồi lẩu rất nông làm bằng hợp kim sắt. Nguyên liệu chính của lẩu sukiyaki là thịt bò thái mỏng và nấm, đậu phụ, hành, shirataki….

Những miếng thịt bò thượng hàng đi kèm trong lẩu thường được thái thật mỏng, nhúng sơ qua nước lẩu rồi chấm vào chén trứng gà sống đánh nhuyễn, độ nóng của thịt bò làm trứng chín và tạo thành một lớp mỏng bao quanh bên ngoài. Vị mềm ngọt của thịt bò hòa cùng vị béo bùi của trứng rất hấp dẫn, một khi đã ăn thì chắc hẳn bạn chỉ có ghiền bởi độ ngon của nó mà thôi.

Không chỉ các thực khách đến Nhật thích món ăn này vì sự độc đáo cũng như độ thơm ngon của nó mà các gia đình Nhật cũng khá chuộng món ăn này. Các thành viên trong gia đình thường ngồi quay quần bên nồi Sukiyaki nghi ngút khói và thưởng thức món ăn nóng hổi, thơm ngon này.

Lẩu bò Sukiyaki

Donburi

Donburi là từ dùng để chỉ tất cả các loại cơm được chế biến đặt nhân lên phần cơm nấu chín đã nén chặt trong tô tròn – loại vốn được người Nhật cổ sử dụng như cơm hộp ăn trưa giản tiện. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Donburi xuất hiện tại cả những nhà hàng đặc sản cũng như có thể tìm thấy trên thực đơn của tất cả các loại nhà hàng quán ăn.

Donburi được xác định là xuất hiện và cùng bắt đầu phổ biến trong thời Edo. Khi đó, người ta nấu cơm và nén vào một chiếc tô tròn, bên trên đặt thịt lươn nướng cùng một số loại rau, muối chua, đậy nắp kín lại và đem theo bên mình.

Một số loại donburi phổ biến nhất là gyudon (cơm thịt bò), katsudon (cơm với tonkatsu), tendon (cơm với tempura), oyakodon (cơm với thịt gà và trứng), tekkadon (cơm với thịt cá ngừ – maguro), và kaisendon (cơm với hải sản sống).

Donburi

Cơm nắm Onigiri

Cơm nắm Onigiri Nhật Bản là một món cơm rất quen thuộc đối với người dân Nhật Bản cũng như du khách tham quan. Hương vị thơm ngon không thể chối từ, mới lạ từ vị giòn dai của rong biển quyện lại lớp cơm phủ mềm mịn cùng nhiều loại nhân khác nhau đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người dân Nhật. Những nắm cơm nấu chín được gọi là Onigiri hoặc Omusubi được bán trong các cửa hàng tiện lợi, các phòng ăn trong tầng hầm của cửa hàng bách hóa và các nhà hàng đặc sản.

Những nắm cơm này thường nhỏ vừa ăn, được nêm thêm muối và thường chứa nhân như umeboshi (quả mơ muối Nhật Bản), okaka (cá ngừ và rong biển konbu khô bào mỏng), hoặc cá hồi.

Cơm nắm Onigiri

Cơm cà-ri Kare Raisu

Cơm cà-ri (Kare Raisu) là cơm trộn với nước sốt cà ri mang đậm chất Nhật Bản, có thể được ăn kèm với thức ăn mặn như tonkatsu. Cà-ri không phải là một gia vị có nguồn gốc Nhật Bản, nhưng đã được sử dụng tại Nhật Bản trong hơn một thế kỷ trở lại đây. Kare Raisu là một món ăn rất phổ biến, và các nhà hàng Kare Raisu rẻ tiền có ở nhiều nơi đặc biệt là trong và xung quanh các ga tàu.

Cà ri Nhật Bản khác so với cà ri của Ấn Độ, cà ri Ấn Độ được nấu thành từ rất nhiều loại gia vị và thảo mộc, có khi lên đến 20 loại gia vị cho một nồi cà ri và thường sử dụng thịt gà hay thịt cừu; cà ri Nhật Bản chỉ nấu bằng bột cà ri và sử dụng thịt heo (miền Đông Nhật Bản), thịt bò (miền Tây Nhật Bản). Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ẩm thực độc đáo của bạn ngay tại xứ sở Phù Tang đấy nhé!

Cơm cà-ri Kare Raisu

Ramen

Ramen là loại mì cũng rất nổi tiếng và cũng được xem là một trong những món mì mang đậm nét thuần túy của người Nhật sau Udon, Soba hay Somen.

Theo 1 số tài liệu vào năm 1665, lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni chính là người đầu tiên được nếm thử món mì của Trung Quốc do một Khổng gia thết đãi. Sau đó năm 1884 một cửa hàng ở thành phố Hakodate đã quảng cáo thông tin phục vụ món “Soba Nam Kinh” trên Thời báo Hakodate. Mì soba Nam kinh chính thức được xuất hiện tại Yokohama vào giữa thời đại Meij và mì Ramen chính thức được phục vụ taị Rairaiken ở Asakusa vào năm 1910.

Thành phần của một tô mì Ramen sẽ bao gồm: Sợi mì được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức sợi mì Ramen cũng khá phong phú nhưng về cơ bản, tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức. Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare. Dashi cho mì Ramen được nấu từ xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, nấm Shiitake, hải sản, hành tây,… Tare là những gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare của Ramen gồm có Shio, Shoyu và Miso. Ngoài ra, Ramen còn một số thành phần khác như rau tươi, thịt heo, rau củ khô và trứng luộc.

Ramen

Cơm trà xanh Ochazuke

Cơm trà xanh Ochazuke được xem là món cơm trộn được chế biến nhiều nhất và vô cùng được yêu thích bởi du khách cũng như người Nhật Bản. Một bát cơm trà xanh Ochazuke được tạo nên bởi các thành phần cơ bản sau: cơm nóng – rong biển – lát cá hồi – thịt lợn – mơ muối – một số hải sản sống (mực, trứng cá…)… và nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh ”độc nhất vô nhị” của Nhật Bản, và vì thể các hương vị của các thành phần trong bát cơm trộn đặc trưng này không bị mất đi. Ngoài ra người ta có thể dùng thêm, chế biến thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng. Wasabi cũng có thể được trộn thêm trong món cơm này nếu có các hải sản sống, hải sản nướng… trong món ăn.

Ochazuke thường được người Nhật ăn Ochazuke vào mùa lạnh, vị trà nóng quyện với các thành phần không thể thiếu sau của Ochazuke khiến món ăn này được yêu thích trên khắp các vùng của nước Nhật.

Cơm trà xanh Ochazuke

Ẩm thực Nhật Bản thật đặc biệt phải không? Những món ăn nơi đây cũng như chính con người Nhật Bản vậy, nhẹ nhàng đầy tinh tế. Nếu có cơ hội bạn nhất định phải thử 10 món ăn truyền thống của “xứ sở hoa anh đào” này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *