Top 20 Đặc sản ngon, đậm chất cố đô Huế

Từ lâu, Huế nổi tiếng với những đặc sản về ẩm thực cung đình. Tuy nhiên, các món ăn bình dân cũng không kém phần hấp dẫn, thu hút nhiều thực khách và là điểm … xem thêm…nhấn của vùng Cố Đô. Hãy cùng Toplist điểm qua các đặc sản đậm chất cố đô Huế thông qua bài viết dưới đây nhé.

Cơm Hến

Cơm Hến đâu cũng có, nhưng không phải nơi nào cũng ngon và đặc trưng như ở Huế. Cơm Hến được mệnh danh là món ăn nghèo mà vẫn sang với nguyên liệu chính là cơm trắng và hến. Người ta cho phần hến đã xào sẵn cùng với các loại phụ gia, thêm tóp mỡ chiên giòn… Đặc biệt là thêm mắm ruốc ở Huế, vừa chát vừa bùi. Cơm hến ăn kèm với rau sống, giá đỗ, bắp chuối và thêm phần lạc đã rang chín để thêm phần bắt mắt. Cơm hến ngon nhất là ở Cồn Hến và một tô có giá khoảng 10.000 đồng.

Cơm Hến là một món ăn dân dã nhưng lại mang đậm hương vị của xứ Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng. Nếu có dịp đến Huế, bạn nhất định phải thử món Cơm Hến để cảm nhận được nét đặc trưng của ẩm thực nơi đây.

Cơm hến
Cơm hến

Bánh canh Bà Đợi

Ai đã từng đến Huế thì đừng bao giờ bỏ lỡ Bánh canh Bà Đợi. Nằm trên đường Đào Duy Anh, cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh hoạt động theo lối gia đình, vì quán không có bảng hiệu nên khách quen thường gọi là quán bà Đợi (người Huế gọi là quán mụ Đợi – tên chủ quán).

Nước dùng của quán có vị đậm đà và đặc trưng của tôm còn có chả giòn sần sật… Khi ăn thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt và hành lá thái nhỏ được bày sẵn trên bàn theo sở thích của từng người. Vì nước dùng rất đặc biệt nên thực khách rất ít khi bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi. Vị ngọt thanh từ xương hầm, vị đậm đà từ tôm và gia vị hòa quyện tạo nên một hương vị độc đáo, khiến thực khách muốn ăn mãi không thôi. Có thể nói, Bánh canh Bà Đợi không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một phần của văn hóa ẩm thực Huế. Nếu bạn có dịp đến Huế, hãy nhớ ghé thăm quán Bà Đợi để thưởng thức món bánh canh trứ danh này nhé!

Bánh canh Bà Đợi
Bánh canh Bà Đợi

Chè Hẻm

Ở Huế thường có câu nói đùa: Nếu Hà Nội có “36 phố phường” thì ở Huế có “36 thứ chè”. Ít ai biết được loại chè này có từ khi nào nhưng ai cũng quen gọi bằng cái tên “chè hẻm” bởi lẽ nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.

Mỗi loại chè đều có hương vị đặc trưng riêng, ngon, bổ và bắt mắt. Chè bắp ngọt mát, vừa ngon vừa bùi, ngon nhất là được nấu từ bắp non Cồn Hến; Chè hạt sen với mùi hương tinh khiết từ giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Còn có nhiều loại chè khác như nhãn bọc hạt sen, chè hạt lưu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc,…

Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có, ví dụ chè bột lọc bọc thịt heo quay được chế biến từ những miến thịt heo quay cắt nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, loại chè này cho ta cảm giác rất lạ, vừa ngọt vừa mặn rất đặc trưng. Có dịp hãy ghé thử các món chè hẻm này bạn nhé!

Chè Hẻm
Chè Hẻm

Cơm chay Huế

Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú. Chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.

Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố – trên đường Điện Biên Phủ.

Cơm chay Huế
Cơm chay Huế

Bún bò Huế

Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Điều làm nên sự đặc biệt của bún bò Huế chính là hương vị đậm đà, cay nồng và đầy màu sắc. Nước dùng được hầm từ xương bò trong nhiều giờ, cho vị ngọt thanh và béo ngậy. Điểm nhấn của món ăn là những lát thịt bò mềm thơm, giò heo béo ngậy, chả cua dai giòn và tiết heo bùi bùi. Rau sống ăn kèm cũng rất đa dạng, từ hoa chuối, bắp chuối, giá đỗ đến rau húng láng, rau ngổ, tạo nên sự hòa quyện hoàn hảo cho món ăn.

Để thưởng thức bún bò Huế ngon nhất, bạn hãy đến với địa chỉ 13 Lý Thường Kiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất kỳ quán ăn nào trên đất Cố đô. Giá một tô bún bò Huế dao động từ 30.000 đến 40.000 đồng, vô cùng hợp lý để bạn thưởng thức một món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng.

Bún bò Huế
Bún bò Huế

Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng

Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng cũng là những món ăn không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Cố đô Huế. Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng hầu như có ở nhiều tỉnh thành, nhưng mỗi nơi sẽ có những công thức riêng, tạo nên những hương vị riêng đặc trưng của vùng đất đó.

Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng, thịt được tẩm ướp gia vị theo công thức đặc biệt, tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà. Thịt nướng trên than hoa nên có mùi thơm đặc trưng và giữ được độ mềm mại. Nước chấm được pha chế theo công thức riêng của từng quán, thường có vị chua ngọt hài hòa, giúp kích thích vị giác. Rau sống ăn kèm rất đa dạng, gồm các loại rau thơm, rau húng, giá đỗ, bắp chuối bào… giúp cân bằng hương vị và tăng thêm độ thanh mát cho món ăn. Các quán bánh ướt thịt nướng và bún thịt nướng ngon nằm trên mạn Kim Long – đường đi chùa Thiên Mụ. Thử ghé qua để thưởng thức bạn nhé!

Bún thịt nướng
Bánh ướt thịt nướng

Các loại bánh Huế: Bánh bèo, bánh khoái

Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ. Các bạn có thể đến các nơi như: cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… để tận mắt thưởng thức bánh bèo tại đây.

Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Bánh ngon một phần nhờ loại nước chấm đặc trưng là nước lèo. Thứ quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Bánh khoái nổi tiếng nhất là bánh khoái Thượng Tứ, quán có 3 chi nhánh là Lạc Thiện, Lạc Thạnh và Bạch Yến.

Bánh bèo Huế
Bánh khoái

Bánh chưng Nhật Lệ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành.

Cắn một miếng bánh chưng Nhật Lệ, ta sẽ cảm nhận được sự dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của nhân đậu xanh, vị béo ngậy của thịt mỡ, vị cay nồng của tiêu và hành hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị vô cùng đặc biệt. Bánh chưng Nhật Lệ thường được ăn kèm với dưa hành, thịt kho tàu và canh măng. Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân Huế. Bánh chưng Nhật Lệ đã trở thành một món quà ý nghĩa dành tặng cho du khách khi đến với mảnh đất cố đô.

Bánh chưng Nhật Lệ
Bánh chưng Nhật Lệ

Nem lụi Huế

Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”’. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi hoạt động suốt ngày đêm và lúc nào cũng chật ních người. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày.

Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu… lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, nước mắm, quế chi,… rồi trộn với nước cốt dừa. Món nem lụi này đảm bảo sẽ làm nao lòng nhiều lữ khách tứ phương.

Nem lụi Huế
Nem lụi Huế

Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ là món bánh canh đặc trưng của người Nam Phổ (huyện Phú Vang), không giống với bất kỳ món bánh canh nào ở các vùng khác. Những sợi bánh canh được làm từ loại gạo đặc biệt, để có được sợi bánh mềm dai mà không nát.

Nước dùng cho bánh canh được làm từ cua, thịt nạc xay, tôm, sườn heo, chả, cùng với bí quyết riêng tạo cho bánh canh Nam Phổ có sự đặc sánh và hương vị rất đặc trưng. Bánh canh Nam Phổ thường không có cửa hàng cố định mà chỉ bán ở các gánh hàng rong, có thể tìm thấy tại các khu chợ. Nếu có dịp đến Huế hãy thưởng thức ngay món ăn này bạn nhé!

Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ

Mè xửng

Mè xửng, hay còn gọi là kẹo mè xửng, là một trong những món ăn luôn xuất hiện trên bàn trà của người Huế. Người Huế xưa thường vừa uống trà, vừa nhâm nhi miếng mè xửng nhỏ, đây cũng là một trong những thú vui tao nhã. Thật ra, ở Huế không vội được đâu, ăn mè xửng cũng thế. Với món đặc sản Huế dinh dính này, bạn chỉ có thể được trong miệng mới có thể cảm nhận hết vị ngọt, cái dẻo và thơm mát mà chúng mang lại.

Ngày càng có nhiều loại mè xửng khác nhau được sản xuất do nhu cầu sử dụng của khách hàng nên bạn có thể bắt gặp nhiều loại mè xửng như mè dẻo, mè giòn, mè đen, mè gương. Mỗi loại lại có cái ngon và sự thú vị riêng, tuy nhiên bạn cũng cần cẩn thận khi mua mè xửng về làm quà. Khi mua mè xửng, bạn nên kiểm tra màu sắc và độ dẻo của chúng. Nếu mè xửng có màu vàng trong, khi bóp hoặc bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thả tay ra lại trở về hình dạng cũ là mè xửng loại tốt.

Mè xửng
Mè xửng

Tôm chua Huế

Tôm chua là một món đặc sản Huế bình dị mà bạn khó có thể thấy ở những tỉnh thành khác. Bản thân tôm đã có vị thanh mát, ngọt dịu nay được pha với cay nồng từ các loại gia vị chẳng những không át được vị mát lành vốn có của tôm mà còn thật hài hòa và quyến rũ khi ăn cùng với các món ăn kèm khác.

Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy đây là một món đặc sản Huế đại diện cho nét tính cách cầu kỳ và tỉ mẫn của người dân nơi đây. Khi chế biến, họ đặc biệt không sử dụng loại tôm biển to mà chỉ chọn tôm nước ngọt, tôm sông, tôm đất nhỏ. Lý do là vì tôm nhỏ thì dễ thấm đều gia vị hơn và khi bày biện lên dĩa, chén hay xếp trong hũ trông cũng đẹp mắt hơn.

Tôm chua Huế thường được ăn kèm như gỏi cuốn với thịt luộc, bánh tráng cùng các loại rau sống. Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều thời gian để cuốn bánh tráng, bạn cũng có thể ăn tôm chua với cơm nóng.

Tôm chua Huế
Tôm chua Huế

Vả trộn

Ở Huế, khi có ai rủ bạn ăn “vả” tức là họ muốn bạn ăn chơi, ăn cho vui miệng. Có lẽ vì thế mà trái vả ở Huế thường để dùng làm món ăn chơi, khai vị. Đã đến đây thì bạn nhất định phải ăn thử trái vả vì đây mới đúng là đặc sản Huế, chỉ Huế mới có vả mà thôi, đảm bảo không đụng hàng với bất kỳ xứ nào khác.

Một sự thật thú vị rằng khi đi ăn ở Huế, từ nhà hàng cho đến quán bình dân, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món vả trộn trong thực đơn chứng tỏ được độ yêu thích của người dân nơi đây dành cho loại trái này. Bánh tráng nướng là “cặp bài trùng” với vả trộn. Xúc miếng vả trộn bằng bánh tráng, bỏ vào miệng thì mới đúng là cách ăn của người Huế. Vả trộn là một món ăn phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất kỳ hàng quán nào ở Huế, nhất là những quán “nhậu” bình dân tại đây.

Quả vả
Vả trộn

Kẹo cau

Tên gọi “kẹo cau” xuất phát từ hình dáng giống trái cau của loại kẹo này, trông giống một quả cau được bổ ra. Đây là một thức quà vặt mà trẻ con rất thích, gồm có phần nước đường bên trong màu vàng nhạt đã khô lại, tượng trưng cho hạt cau, còn phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường.

Món đặc sản Huế này đã xuất hiện từ khá lâu. Ban đầu, kẹo để nguyên viên tròn, thường được gói trong lá chuối khô nhưng ngày nay, kẹo được bổ ra và gói trong giấy bóng kiếng sạch sẽ. Bạn dễ dàng mua kẹo cau ở các khu chợ lớn nhỏ, các quầy tạp hóa, hoặc ngay tại các điểm tham quan. Kẹo cau – một món quà vặt bình dị nhưng lại mang đậm hương vị của quê hương xứ Huế. Nếu bạn có dịp đến với mảnh đất cố đô, hãy nhớ thưởng thức món kẹo đặc biệt này nhé!

Kẹo cau
Kẹo cau

Bánh nậm

Bánh nậm cũng là một trong những món ăn vặt yêu thích của người dân nơi đây, xuất hiện nhiều trên các gánh hàng rong ở khắp thành phố Huế. Bánh nậm là một loại bánh và là món ẩm thực truyền thống đặc trưng của xứ Huế, cùng với bánh bèo, bánh bột lọc. Đây là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành (người già, trẻ em, người ốm đều có thể ăn được).

Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày rằm, mồng một. Đặc biệt, còn có bánh nậm nhân thịt cóc, dành cho trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, cũng ngon và hấp dẫn không kém bánh nậm tôm. Chiếc bánh nậm hình chữ nhật, được bọc trong lá dong, với lớp bột trắng ngần điểm xuyến màu tôm hồng bắt mắt. Một bát bánh nậm thường sẽ có thêm chả tôm, chan nước mắm ngọt để làm đậm thêm vị bánh.

Bánh nậm
Bánh nậm

Bánh ram ít

Nếu xét trong các món bánh mặn thì bánh ram ít có phần kỳ công hơn cả từ hình dáng, cách phối màu cho đến cách làm. Sự kỳ công này đến từ việc bánh ram ít, trước khi trở thành món đặc sản Huế dễ dàng ăn thử ở bất kỳ nơi đâu như ngày nay, đã từng là món ăn được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích.

Tên gọi “bánh ram ít” là sự kết hợp của hai bánh: bánh ram và bánh ít. Phần viên bánh tròn màu trắng ở trên là bánh ít, phần bánh chiên ở dưới là bánh ram. Khi ăn bánh cũng là một trải nghiệm rất độc đáo. Khi cắn, đầu tiên ta cảm nhận được cái dẻo của bột nếp, sau đó là phần nhân tôm thịt đậm đà trong bánh rồi cuối cùng là cái giòn rụm của bánh ram. Vừa ngon mắt vừa ngon miệng, bánh ram ít là món ăn ưa thích của nhiều thực khách khi đến Huế.

Bánh ram ít
Bánh ram ít

Bánh đậu xanh trái cây

Bánh đậu xanh trái cây còn được biết đến là món bánh “quý tộc” vì ngày xưa, bánh đậu xanh trái cây chỉ được thực hiện bởi những đầu bếp, thợ làm bánh nổi tiếng để dâng lên triều đình. Chính vì thế, món bánh đòi hỏi cao sự khéo tay và cẩn thận ở người làm.

Bột bánh “quý tộc” được làm từ đậu xanh, thạch và màu thực phẩm. Sau khi trộn bột, người thợ phải dùng tay nặn ra hình dáng các loại củ, trái cây phổ biến như cam, mận, táo, ớt,… Cách thưởng thức bánh đậu xanh trái cây đúng Huế phải vừa uống trà, vừa ăn bánh và hàn huyên, tâm sự. Cách ăn chậm rãi và từ tốn này thích hợp với các gia đình vương giả thời xưa hoặc người lớn tuổi.

Bánh đậu xanh trái cây
Bánh đậu xanh trái cây

Trà Cung Đình Huế

Trà Cung Đình là một trong những loại trà được kết hợp bởi rất nhiều loại thỏa dược quý hiểm như: Tim sen, Khổ qua, Vối nụ, Atiso, hảo quyết minh, Hồi hoa, Hồng táo, Hoa hòe, Cúc hoa, Hoài sơn, Đại táo, Cỏ ngọt, Cam thảo Bắc, Hoa lài tất cả những loại thảo dược này đều được lựa chọn và sơ chế rất tỉ mỉ, công phu, đem lại hương vị thơm ngon, thanh mát. Xưa kia, loại trà này chỉ phục vụ vua chúa, nhưng nay được sản xuất rộng rãi hơn để bất cứ ai muốn trở lại những hương vị xưa cũ đều có thể tìm mua và thưởng thức nó một cách dễ dàng hơn.


Trà Cung Đình
không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các loại thảo dược quý trong trà giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, an thần, giúp ngủ ngon giấc, và tốt cho tim mạch.

Trà Cung Đình Huế
Trà Cung Đình Huế

Bánh ép

Nhắc đến các món ăn dân dã ở Huế thì không thể thiếu cái tên bánh ép được. Đây là món ăn mà gắn liền với tuổi thơ của nhiều người ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bởi bánh ép không chỉ ngon mà giá rẻ nên nó được liệt kê vào danh sách các món ăn vặt yêu thích của học sinh, sinh viên.

Bánh ép Huế thường được ăn kèm với đu đủ chua ngọt, có thể cho thêm ít tré vài cọng rau răm. Khi ăn chấm cùng nước mắm chua ngọt, cay cay khiến người ta ăn vào khó cưỡng lại. Ăn món ăn đặc sản ở Huế này phải sếp chồng nhiều dĩa lên nhau mới thấy được niềm thú vị, hấp dẫn của nó. Nếu có dịp hãy thử một lần ghé ăn loại đặc sản trứ danh này bạn nhé!

Bánh ép
Bánh ép

Thanh trà Thủy Biều

Bưởi Thanh Trà xứ Huế có hương vị đặc trưng rất riêng mà ít thành phố nào có được. Trái Thanh Trà – hương vị xứ Huế nhẹ hơn bưởi, da mỏng, căng bóng và không xù xì. Thanh trà Thủy Biều mang hương vị đậm đà thơm ngon đặc biệt, vị ngọt, thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức. Thanh trà không chỉ thơm ở những múi ruột của trái mà thơm từ vỏ, từ lá, tất nhiên là cả hoa thanh trà,… Nếu đến Huế vào tháng 8 – 10 hãy đến trực tiếp các khu vườn ở Thủy Biều để tham quan vườn thanh trà cũng như thỏa thích lựa chọn mua món đặc sản này.

Thanh trà không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn là món quà đặc biệt của Cố đô. Du khách có thể mua thanh trà về làm quà cho người thân, bạn bè để chia sẻ hương vị đặc trưng của xứ Huế.

Thanh trà Thủy Biều
Thanh trà Thủy Biều

Nếu có thể, hãy đến Huế để cùng thưởng thức những món đặc sản của vùng cố đô và để hiểu hơn về ẩm thực bình dân của nơi đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *