Ngày xưa đã có rất nhiều các phương pháp làm đẹp từ khuôn mặt, tóc tai, đôi mắt, đôi môi….. Có rất nhiều phương pháp làm cho người phụ nữ trở nên xinh đẹp … xem thêm…hơn trong mắt người đối diện nhưng cũng có rất nhiều phương pháp làm đẹp kỳ dị mà người xưa áp dụng. Hãy cùng toplist khám phá những chiêu làm đẹp khác biệt đó nhé.
Tóc giả phủ bột
Sắc đẹp ngoại hình luôn là một chủ đề nóng bỏng, được mọi người quan tâm chú ý dù ở bất cứ thời đại nào. Chúng ta luôn dành thời gian và tiền bạc để tút tát cho nhan sắc của bản thân thêm phần lộng lẫy, làm đẹp giờ đây là chuyện rất đơn giản nhưng trong quá khứ thì lại là một cơn ác mộng kinh hoàng.
Tóc thường có màu phù hợp với nơi sống, như vàng hay trắng, đen… Nhưng thời xưa, những mái tóc giả được phủ bột lại là mốt. Nó là một cách để người đàn ông dùng để che đi chứng hói đầu sớm. Phụ nữ thì thường dùng cách này để tăng phần quyến rũ.
Trán rộng
Hai thế kỉ trước, khi tóc giả thống trị châu Âu, một trào lưu làm đẹp khác cũng chiếm ưu thế, thể hiện rõ trên các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, đó là để trán rộng. Phụ nữ châu Âu thời Phục Hưng cạo tóc tới hói đầu để khoe trán rộng và nhổ trụi lông mi để chứng tỏ mình là cô gái ngoan.
Bằng mọi cách, phụ nữ quý tộc thời ấy làm cho vầng trán của họ cao rộng hết mức có thể, từ việc nhổ bớt lông mày cho đến kéo hết tóc ra sau, lộ cả đường chân tóc. Nhiều người từng theo trào lưu kì lạ này, trong đó có phụ nữ với nụ cười bí ẩn Mona Lisa.
Bàn chân gót sen
Những người phụ nữ Trung Quốc xưa, đặc biệt là các cung tần, mỹ nữ trong cung vua phủ chúa thường chuộng đôi chân gót sen; thon nhọn và mềm mại. Nhưng đổi lại là nỗi đau đớn và thương tật họ phải mang theo suốt cuộc đời.
Chỉ khi có được đôi chân nhỏ nhắn, thon thả thì các thiếu nữ Trung Quốc mới mong lấy được chồng giàu sang. Quan niệm xuất phát từ điển tích xưa về gót sen vàng của hoàng hậu Triệu Phi Yến đã khiến bao thế hệ phụ nữ ở Trung Quốc phải hủy hoại, làm biến dạng bàn chân của mình ngay từ nhỏ. Trào lưu này thịnh hành gần 1.000 năm trước rồi bị hủy bỏ bởi tác hại lâu dài đối với sức khỏe.
Kẻ mắt Ai Cập
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người Ai Cập cổ đại rất thích trang điểm, bao gồm cả phụ nữ lẫn nam giới cũng như mọi tầng lớp trong xã hội từ dân thường cho đến hoàng tộc. Cụ thể, hầu hết người Ai Cập thích đôi mắt được kẻ đậm. Vì vậy, họ thường kẻ mắt màu đen hoặc xanh lá cây. Người Ai Cập thời cổ đại trang điểm như vậy vì tin rằng nó sẽ giúp họ bảo vệ mắt tránh khỏi ánh nắng Mặt trời và phòng ngừa bệnh tật.
Trên thực tế, loại bột màu đen được người Ai Cập sử dụng để kẻ mắt có thành phần là muối chì vô cùng độc hại và nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra có 4 loại chì được sử dụng để tạo ra loại bột màu kẻ mắt trên, bao gồm galena và laurionite. Hai loại chì này được con người tạo ra chứ không có sẵn trong tự nhiên. Nếu tiếp xúc với chì trong một thời gian dài sẽ khiến người Ai Cập thời cổ đại gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Da trắng nhợt
Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá. Thời Trung Cổ (Trung đại) là thời đại thứ hai trong ba thời đại lịch sử theo cách phân kỳ truyền thống của lịch sử phương Tây, cùng với Cổ đại và Hiện đại. Thời kỳ Trung Cổ tự nó chia làm ba giai đoạn, Sơ kỳ Trung Cổ, Trung kỳ Trung Cổ và Hậu kỳ Trung Cổ. Da trắng là trào lưu làm đẹp lớn nhất và gần như xuyên suốt châu Âu từ thời kỳ Trung Cổ đến cận đại. Người dân thời đó tin rằng làn da trắng toát, nhợt nhạt minh chứng cho địa vị quý tộc giàu sang, sung sướng, không phải phơi mình ngoài nắng để làm việc.
Việc tắm nắng trong giai đoạn này không phổ biến, thay vào đó, phụ nữ quyền quý dặm rất nhiều phấn thơm màu trắng trên toàn bộ cơ thể. Điều này dễ dàng thấy được qua các tác phẩm hội họa.
Thân hình đẫy đà
Những người phụ nữ béo tròn thường được khắc họa gợi cảm trong các tác phẩm thời kỳ Phục Hưng. Đây là trào lưu rất phổ biến ở châu Âu, vì họ tin rằng phụ nữ đẹp và quyền quý phải sở hữu cơ thể to béo, khỏe mạnh, với các vòng nở nang.
Người phụ nữ đẹp trong các tác phẩm Phục Hưng thường có cơ thể đẫy đà, tròn trịa, làn da trắng sứ, ngực nhỏ. Thời kỳ Phục Hưng (1400-1700) là giai đoạn nghệ thuật hưng thịnh nhất trong các thời kỳ nghệ thuật tạo hình của thế giới. Thời kỳ này, các họa sĩ khi vẽ phụ nữ thường thể hiện sự đẫy đà. Bức tranh Đức mẹ Đồng trinh và Chúa hài đồng trước tấm chắn lò sưởi (The Virgin and Child before a firescreen) được vẽ khoảng năm 1440 của Robert Campin thể hiện Đức mẹ được vẽ với khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu. Leda và thiên nga lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp của danh họa Michelangelo. Trong tranh, nàng Leda khỏa thân, trong tư thế đầy gợi cảm với thiên nga. Cơ thể Leda với phần hông to, nở nang.
Cổ dài
Một số dân tộc thiểu số ở châu Á và châu Phi vẫn duy trì kiểu làm đẹp kéo dài cổ nhờ những chiếc vòng đồng. Do ảnh hưởng của cách làm đẹp này, cổ của những người phụ nữ này yếu ớt đến mức không nâng nổi đầu và gần như sẽ gãy nếu tháo bộ vòng ra.
Một cách giải thích khác là họ đeo những chiếc “nhẫn cổ” vì mẹ và chị gái cũng làm như thế. Trên thực tế, phong tục này bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ. Trong một giấc mơ, trưởng bộ lạc được cảnh báo rằng vào ngày thứ tư sau khi con ông chào đời, một con hổ sẽ xuất hiện và tấn công dân làng. Nó sẽ cắn vào cổ họ cho đến chết. Vì thế, bộ lạc quyết định tất cả trẻ em phải đeo vòng quanh cổ từ ngày thứ tư sau khi sinh để con hổ không xuất hiện.
Giày chopines
Nếu bạn thấy những đôi giày cao gót của Lady Gaga đã là dị thường thì giày chopines của quý tộc châu Âu trong giai đoạn thế kỷ 15-17 càng khiến bạn phải kinh ngạc. Những đôi chopines dựng đứng này trung bình cao khoảng 50cm, có thể giúp bộ váy lướt thướt của các quý bà không bị lấm bẩn khi đi trên đường phố. Nó đặc biệt thịnh hành ở thành phố Venice của Italy và Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, điều khiến đôi giày này trở nên đặc biệt thu hút giới phụ nữ tầng lớp cao cấp khi nó thể hiện địa vị xã hội của người mặc. Đôi giày chopine càng cao thì địa vị của họ càng được củng cố cũng như khiến họ luôn cao hơn người khác.
Trong thời kỳ phục hưng, giày chopine đã trở thành một phần không thể thiếu của những phụ nữ tầng lớp cao quý và ngày càng được nâng chiều cao. Một số đôi có chiều cao vượt ngưỡng 50cm. Vào năm 1430, chiều cao của giày chopine bị giới hạn chỉ khoảng 8cm theo luật pháp Venice. Tuy nhiên, các bà các cô cứ thế lờ đi đạo luật này. Thông thường, phần gót của giày chopine được làm bằng gỗ hoặc gỗ bọc kim loại. Ngoài ra, phần trên của giày được làm với da thuộc, thêu kim tuyến hay vải nhung đính đá quý trên giày. Tuy được trang trí có vẻ cầu kỳ như vậy nhưng giày chopine thường được giấu dưới lớp váy, tránh ánh mắt xăm xoi của dư luận hay người khác. Vì kiểu dáng của giày nên nhiều người có dáng đi trông khá kỳ cục.
Ganguro
Ganguro được nhận biết bằng làn da nâu sậm, mái tóc nhuộm sáng, mắt và môi được trang điểm màu trắng hoặc bạc. Ganguro là dòng gyaru nổi tiếng nhất ở Nhật vào những năm 2000. Không chỉ là xu hướng thời trang, Ganguro còn là một phong cách sống, nó đi ngược lại với những chuẩn mực về cái đẹp của phụ nữ Châu Á truyền thống, là tiếng nói phản kháng của giới trẻ Nhật đối với những luật lệ xã hội hà khắc và cuộc sống đô thị tẻ nhạt.
Thời trang kiểu ganguro đặc trưng với lối nhuộm da mặt màu nâu đồng bóng loáng. Kết hợp những màu tóc sáng như bạch kim, hồng nhạt hay vàng nâu, son môi và kẻ mắt trắng toát. Kiểu làm đẹp khác thường này tồn tại không lâu, vì nó biến những cô gái “xứ hoa anh đào” xinh đẹp trở thành những cô nàng thổ dân quái lạ.
Các cách làm đẹp ngày xưa có đôi chút dị nhưng có cái lại cho ta cảm giác đau đớn như bó chân để thành chân búp sen… Các kiểu làm đẹp ngày nay gần như không còn quá quy tắc và kỳ dị như các cách trên. Đôi khi xem lại, nó vẫn để lại trong ta ấn tượng sâu sắc về cách trang điểm lạ lẫm ngày xưa.