Loãng xương còn được hiểu là bệnh giòn xương, sảy ra khi tổ chức xương bị thiếu muối vô cơ mà thành phần chủ yếu là canxi. Điều này khiến xương dễ bị gãy và dễ … xem thêm…bị tổn thương dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và khó có thể tránh khỏi được. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa hiện nay cho rằng loãng xương có thể phòng ngừa nếu được thực hiện đúng cách. Vậy phòng ngừa loãng xương như thế nào? Hãy cùng Toplist tìm hiểu các biện pháp phòng loãng xương hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Bổ sung vitamin D
Để cơ thể có thể hấp thụ được lượng canxi mà bạn nạp vào mỗi ngày qua các loại thức ăn thì cần một người vận chuyển trung gian chính là vitamin D. Không giống như canxi, vitamin D không có nhiều trong thực phẩm trừ một số loài cá biển béo và nấm. Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ đến một số loại thuốc vitamin hoặc thực phẩm chức năng, tuy nhiên cần có sự chỉ định và tư vấn rõ ràng của bác sỹ. Việc sử dụng những sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc và thương hiệu sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, với chức năng chính là tăng cường khả năng hấp thụ canxi và phosphat ở đường ruột. Vitamin D gồm nhiều cấu trúc, tuy nhiên vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol) là hai cấu trúc sinh lý chính. Có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm chứa lượng vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng. Trẻ có thể sẽ trở nên còi cọc, người lớn dễ mắc chứng nhuyễn xương, loãng xương nếu không bổ sung đầy đủ vitamin D.
Đo chiều cao
Loãng xương được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại năm 990 – TCN. Tuy nhiên, định nghĩa về loãng xương được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức đưa ra vào năm 1991, tại Thụy Sĩ, và tiếp tục hoàn thiện cập nhật vào năm 2001. Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.
Chiều cao chính là một trong những thước đo hiệu quả để báo động chứng bệnh loãng xương. Nhiều người thường thấy buồn cười vì có vẻ như mình đang thấp lại nhưng lại không hề nhận ra căn bệnh loãng xương đang tìm đến cận kề rồi. Hãy hình thành thói quen đo chiều cao định kỳ vào 6 tháng hoặc 1 năm để kịp thời nhận biết sự thay đổi của chiều cao cơ thể. Nếu phát hiện chiều cao hiện tại của mình giảm đi 3cm so với lần đo trước hãy lập tức đến tìm bác sỹ chuyên khoa xương để được tư vấn và điều trị chứng loãng xương sớm nhất.
Thận trọng khi dùng thuốc
Trong y học cortisol được xem như là thành phần gây ra loãng xương cao nhất. Một số đơn thuốc điều trị một số bệnh sẽ có cortisol, điều này cực kỳ có hại cho xương khi bạn sử dụng thuốc trong thời gian dài. Liều dùng tối đa cho cortisol trong một ngày là 7,5mg. Vì vậy, bạn hãy thân trọng khi dùng thuốc, bên cạnh đó hãy tích cực bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi để tránh tình trạng loãng xương nhé. Một vài loại thuốc điều trị khớp có thể dẫn tới mất xương hoặc yếu xương nếu chúng được sử dụng liều cao hoặc thời gian dài. Tình trạng mất xương hoặc loãng xương sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương, khiến người cao tuổi cảm thấy đau đớn và giảm chất lượng sống.
Đối với người trưởng thành, thuốc có tác dụng tích cực chuyển hóa canxi đến xương, nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây mất mật độ xương. Có đến 30-50% bệnh nhân bị gãy xương mà không phải bị chấn thương khi sử dụng GC liều cao và kéo dài. Đó là do GC làm tang tỉ lệ tiêu xương, làm bào mòn xương. Người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao nếu dùng GC kéo dài. Ngoài ra, với tác dụng phụ, GC còn gây ra hoại tử xương không do nhiễm khuẩn và teo cơ, nhất là ở vùng đầu xương cánh tay hay đầu xương đùi, gây đau dữ dội và giảm cử động của người bệnh loãng xương.
Tắm nắng
Nếu bạn đã nhận ra tầm quan trọng của vitamin D đối với xương thì không thể nào quên đi người bạn thân thiết là mặt trời rồi. Trong ánh nắng mặt trời chứa nhiều vitamin D có lợi cho sự phát triển của xương khớp. Đây cũng là lý do mà những quốc gia có khí hậu lạnh quanh năm thường tiêu thụ rất mạnh các thực phẩm chức năng bổ sung canxi và người dân thì thường xuyên tìm đến các quốc gia xứ nóng để du lịch và tắm nắng. Tắm nắng sẽ giúp khung xương chắc chắn và khỏe mạnh. Thời gian lý tưởng để tắm nắng là từ 6 giờ sáng đến trước 9 giờ sáng, trong khoảng thời gian này, ánh nắng dịu nhẹ và thường không chứa nhiều tia UV. Để bảo vệ cơ thể, phòng chống loãng xương, bạn đừng quên tắm nắng mỗi ngày nhé.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tăng số lượng bạch cầu cùng các kháng thể miễn dịch để giúp cơ thể tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các bệnh như cảm cúm, viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời. Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bổ sung canxi
Canxi là một chất quan trọng cấu thành nên xương. Bên cạnh đó chúng còn giúp ngăn ngừa và giảm khả năng loãng xương ở những người lớn tuổi. Để bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho mình, bạn có thể tìm kiếm chúng qua một số loại rau xanh và trái cây như chuối, kiwi, súp lơ… Hạn mức tối thiểu cần có ở một người lớn là cần bổ sung 10g canxi cho mỗi ngày. Tránh các chế phẩm làm từ vỏ hàu chưa tinh chế, bột xương, dolomite hoặc san hô, vì chúng có thể chứa chì hoặc các kim loại độc hại khác. Không vượt quá liều hàng ngày được nhà sản xuất khuyến cáo để tránh nguy cơ tác dụng phụ.
Nếu bạn bổ sung sắt hoặc kẽm, kháng sinh tetracycline hoặc levothyroxin (dùng để điều trị suy giáp), hãy uống vài giờ trước hoặc sau khi uống canxi để tránh tương tác tiêu cực. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng nhận đủ vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi. Nếu bạn không nhận đủ từ ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống hoặc vitamin tổng hợp của bạn, bạn nên chọn một chế phẩm bổ sung canxi có chứa kèm vitamin D. Nếu không có vitamin D, chỉ có 10 –15% lượng canxi trong chế độ ăn uống và khoảng 60% phốt pho được hấp thu. Vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi và phốt pho lần lượt là 30 – 40% và 80%.
Chế độ ăn uống
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai bằng cách xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, phối hợp với các loại thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc quá nhiều tinh bột sẽ không tốt cho xương. Nếu bạn đang bắt đầu có những dấu hiệu ban đầu của chứng loãng xương thì hãy bổ sung vào thực đơn của mình những loại thực phẩm giàu canxi như trứng, tôm, sữa, cua, ghẹ và các loài giáp xác khác… Tốt nhất hãy duy trì sao cho chỉ số BMI luôn ở mức 20 đến 25 là đảm bảo.
Tập thể dục
Những bài tập thể dục có thể khiến bạn mệt mỏi và thậm chí là đem lại nhiều chấn thương không mong muốn, tuy nhiên đó lại là phương pháp rèn luyện xương tốt nhất. Những vận động viên thể thao thường có khung xương chắc khỏe hơn những người lười tập thể dục. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dành ra 30 đến 35 phút đi bộ mỗi ngày để giúp cơ xương vận động nhiều hơn. Việc tích cực tập luyện thể chất khi còn trẻ, lúc về già sẽ trẻ và khỏe lâu hơn. Hoạt động thể lực là rất quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương. Sự co kéo cơ học-sinh học của cơ bắp trên xương kích thích cho xương phát triển, hấp thu chất khoáng, và trở nên chắc khỏe hơn. Những người không nhận được các kích thích kể trên – như các nhà du hành vũ trụ hoặc những người ít vận động thể lực chẳng hạn – bắt đầu mất xương với tốc độ rất nhanh chóng.
Lý tưởng nhất, chúng ta cần thực hiện các hoạt động mang vác trọng lượng trong suốt cuộc đời để xây dựng xương và duy trì mật độ xương. Hoạt động thể lực tạo ra một sự khác biệt lớn, ngay cả đối với thời kỳ thơ ấu. Ví dụ: đã có những thử nghiệm ở một nhóm trẻ em được chỉ định thực hiện một chương trình tập luyện, trong đó các cháu phải nhảy lên và xuống những chiếc hộp có độ cao khác nhau. Nhóm trẻ thứ hai được chỉ định chỉ cần tiếp tục những hoạt động, sinh hoạt bình thường hàng ngày. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những trẻ em trong nhóm tập thể dục đã đạt được mật độ xương đặc biệt tốt hơn các trẻ khác. Đó là do các vận động khi nhảy đã khiến trọng lượng của chúng tác động gây co kéo căng thẳng kích thích trên xương.
Sữa đậu
Cấu tạo của xương có đến 50% là protein (chất đạm), muốn sửa chữa những tổn thương trên xương đòi hỏi phải có các chuỗi acid amin. Để canxi và vitamin D gắn lên xương thì cần có protein. Ngày nay ở các nước phát triển thì phần lớn con người dùng rất nhiều protein trong chế độ ăn nhưng ở người lớn tuổi thì lại không dùng đủ lượng protein cơ bản. Ăn thiếu protein sẽ gây nguy cơ cho xương. Theo các chuyên gia thì hàng ngày mỗi người trên 19 tuổi cần 0,8g protein cho mỗi kg thể trọng.
Tất nhiên, ăn nhiều protein thì có lợi cho xương nhưng lại gây hại cho cơ quan khác nhất là đạm động vật. Vì vậy, cần phải ăn lượng đạm vừa phải và cân bằng giữa đạm động-thực vật. Phần lớn các sản phẩm từ đậu nành như: đậu hủ, sữa đậu nành, tương đậu nành… cung cấp protein xây dựng độ vững chắc cho xương. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại sữa động vật giả và tại một số quốc gia phát triển, sữa động vật bị cấm lưu hành bởi lý do nhân đạo, từ đó, con người bắt đầu xem các loại sữa chế biến từ thực vật là một nguồn cung thay thế. Các loại sữa chiết xuất từ các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen,…chứa nhiều protein và vitamin D vô cùng có lợi cho quá trình hình thành và phát triển của xương.
Hạn chế chất kích thích
Loãng xương thường xảy ra ở tuổi trung niên, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu có các yếu tố nguy cơ như dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê dẫn đến giảm hấp thu canxi, ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời; lạm dụng các loại thuốc như corticoid, stress… Loãng xương tiên phát hay loãng xương ở người già, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự mất cân bằng giữa hormone sinh dục và hormone vỏ thượng thận, làm giảm hấp thụ canxi và tăng hoạt động của tế bào hủy xương nên gây ra tình trạng giảm mật độ xương dẫn đến loãng xương.
Những người thường xuyên hút thuốc lá khi về già sẽ đi lại rất khó khăn thậm chí là bại liệt do chứng loãng xương gây nên. Trong các chất kích thích như cafein sẽ nhanh chóng đào thải canxi trong cơ thể qua đường tiết niệu hàng ngày. Để có một khung xương chắc khỏe, ngay từ khi còn trẻ hãy nói lời từ chối với thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và cà phê bạn nhé.
Bơi lội
Loãng xương thường là một trong những tình trạng làm cho xương yếu đi và dễ gãy do giảm mật độ xương. Ước tính rằng có khoảng hơn một nửa những phụ nữ trên 50 tuổi có thể bị gãy xương do loãng xương. Tuy nhiên, nếu bạn có một lối sống năng động và có một chế đô tập luyện thể chất đều đặn ngay từ khi còn trẻ thì tình trạng giảm sức khỏe xương do loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa – nhưng phải là các bài tập phù hợp.
Bơi lội giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của cơ và xương. Những đứa trẻ có chiều cao kém phát triển thường được khuyên tham gia bộ môn bơi lội. Những động tác bơi lội như sải rộng chân, tay, hít thở đều oxi và dưới ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ xương ngày càng chắc khỏe và phát triển mạnh mẽ. Bơi lội cũng kích thích sự phát triển của xương, giúp cơ thể cao lớn và khỏe mạnh hơn.
Loãng xương là một căn bệnh phổ biến và chắc chắn sẽ xảy ra khi con người già đi, thế nhưng nếu bạn chăm chỉ vận động và tuân thủ những phương pháp phòng chống hiệu quả thì vẫn sẽ giữ được cho mình một khung xương chắc khỏe. Hãy thường xuyên truy cập Toplist.vn để nhận được nhiều thông tin hay và bổ ích nhé.