Top 10 Hồ lớn nhất thế giới hiện nay có thể bạn chưa biết

Trên thế giới hiện nay có gần 200 triệu hồ nước lớn nhỏ nằm rải rác ở khắp nơi. Các hồ nước gồm nhiều loại như hồ nước ngọt, hồ nước lạnh, hồ nước mặn, hồ nước … xem thêm…nóng… Nhiều hồ nước có khung cảnh xung quanh rất lộng lẫy và được khai thác để phục vụ ngành du lịch nhưng cũng có nhiều hồ nước sâu vô cùng nguy hiểm mà du khách không nên đến gần. Hãy cùng toplist tìm hiểu đó là những hồ nước nào nhé!

Biển Caspi

Biển Caspi là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích. Diện tích mặt nước là 371.000 km² và thể tích 78.200 km³. Vì không thông với đại dương nên đây đúng là một hồ nước tuy mang tên “biển”. Hồ cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối. Độ mặn của nước hồ là khoảng 1,2%, xấp xỉ 1/3 nồng độ muối của nước biển. Xung quanh nó bao gồm lãnh thổ của 5 quốc gia là: Azerbaijan, Kazakhstan, Iran, Nga và Turkmenistan. Ngoài ra, sông Volga là con sông dài nhất châu Âu, và cũng là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi. Vì nằm gần nhiều thành phố lớn nên biển Caspi rất thích hợp và thuận tiện cho việc phát triển du lịch.

Biển Caspi có một lượng lớn cá tầm, với trứng của nó được chế biến thành món trứng cá muối. Trong những năm gần đây việc đánh bắt thái quá đã đe dọa quần thể cá tầm tới mức các nhà bảo vệ môi trường chủ trương ngăn cản việc đánh bắt cá tầm hoàn toàn cho đến khi quần thể này được phục hồi. Tuy nhiên, do giá của trứng cá tầm là đủ cao để các ngư dân có thể hối lộ nhiều cho các quan chức tham nhũng, làm cho các quy định tại nhiều khu vực là không hiệu quả. Việc thu hoạch trứng cá tầm còn đe dọa trầm trọng thêm quần thể cá, do nó nhắm tới những cá cái sinh sản.

Biển Caspi
Biển Caspi

Hồ Superior

Hồ Superior là hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới theo diện tích mặt nước, hồ Baikal ở Siberia lớn hơn theo thể tích. Hồ Superior có diện tích mặt nước là 82.100 km² – lớn hơn tiểu bang Nam Carolina. Chiều dài của nó tới 563 km và chiều ngang cực đại là 257 km. Độ sâu trung bình của nó là 147 m và độ sâu cực đại là 406 m. Hồ Superior chứa đựng 12.232 km³ nước. Bờ biển của hồ này kéo dài là 4.385 km, khi tính vào bờ biển của các đảo nằm trên hồ. Độ cao của hồ này là 183 m trên mặt biển.

Hồ Superior chứa gần 10% trữ lượng nước không đóng băng của cả thế giới. Hồ được cấp nước từ 7 con sông lớn của hai quốc gia là Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, hồ cũng là nơi tập trung sinh sống của khá nhiều khu dân cư cùng với những nét truyền thống văn hóa rất đặc trưng.

Hồ Superior
Hồ Superior

Hồ Victoria

Hồ Victoria có diện tích khoảng 69.000km2, và cũng là hồ lớn nhất châu Phi đồng thời lớn thứ 3 trên thế giới. Hồ tọa lạc trong vùng thuộc biên giới với các quốc gia Uganda, Tanzania, Kenya. Hồ này nhận nguồn cấp nước chủ yếu là từ nước mưa và nhiều sông suối nhỏ. Bên cạnh đó, hồ Victoria là nơi bắt nguồn của dòng sông Nin Trắng, là một trong hai nhánh lớn của sông Nin Hùng Vĩ. Trên hồ có rất nhiều đảo nhỏ và thắng cảnh tuyệt đẹp, thích hợp cho những ai du lịch và nghỉ dưỡng. Quanh hồ có nhiều di tích lịch sử chứng minh từ thời xa xưa đã có hoạt động nông nghiệp sơ khai của loài người.


Hồ Victoria được tạo thành từ một vết nứt lớn gần đường xích đạo nằm giữa phía đông và phía tây của thung lũng Great Rift, trên mặt hồ có khá nhiều các quần đảo nhỏ, trong đó có quần đảo Sesse nổi tiếng là một vùng đất đẹp rất hợp cho những ai muốn tìm nơi nghỉ dưỡng và ngắm cảnh. Ngoài ra, xung quanh hồ còn có nhiều di tích thời tiền sử. Điều đó chứng tỏ rằng, vào thời xa xưa, nơi đây đã từng có cộng đồng dân cư sinh sống với các hoạt động nông nghiệp khá phong phú.

Hồ Victoria
Hồ Victoria

Hồ Huron

Hồ Huron, về phía tây giáp bang Michigan, Hoa Kỳ, và về phía đông giáp tỉnh Ontario, Canada, là một trong Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ. Tên gọi của hồ xuất phát từ các nhà thám hiểm Pháp đã đặt tên nó căn cứ theo dân tộc Huron sống trong khu vực. Hồ Huron nằm ở biên giới Hoa Kỳ và Canada. Hồ Huron là hồ lớn thứ hai trong Ngũ Đại Hồ, với diện tích bề mặt 23.010 dặm vuông – gần bằng kích thước của tiểu bang Tây Virginia, là hồ nước ngọt lớn thứ 3 trên Trái Đất. Nó chứ 850 dặm khối (3.540 km³) nước, và có bờ hồ dài 3.827 dặm.

Mặt Hồ Huron cao 577 foot trên mực nước biển. Chiều sâu trung bình của hồ là 195 foot, còn chiều sâu tối đa là 750 foot. Nó có chiều dài 206 dặm và chiều rộng 183 dặm. Các thành phố lớn bên hồ có: Bay City, Michigan; Alpena, Michigan; Cheboygan, Michigan; St. Ignace, Michigan; Port Huron, Michigan; Goderich, Ontario; and Sarnia, Ontario. Một điểm nổi bật của hồ là Đảo Manitoulin, chia North Channel và Georgian Bay khỏi khối nước chính của Huron. Nó là đảo của vùng nước ngọt lớn nhất thế giới.

Hồ Huron
Hồ Huron

Hồ Michigan

Hồ Michigan là một trong 5 hồ lớn của Bắc Mỹ. Nó tiếp giáp từ tây qua đông với các bang Wisconsin, Illinois, Indiana và Michigan. Chính vì diện tích rộng lớn, nên đôi lúc người ta gọi nó là một biển nội địa. Đứng từ bờ hồ nhìn ra, đây chẳng khác gì một vùng biển rộng xa ngút tầm mắt, không thể nhìn thấy bờ bên kia. Đây cũng là hồ duy nhất trong Ngũ Đại Hồ nằm hoàn toàn trong nước Mỹ, các hồ kia nằm giữa Mỹ và Canada.

Với diện tích lên đến 57.750 km2, Michigan cũng là hồ nước ngọt lớn nhất nước Mỹ. Độ sâu trung bình của hồ là 85m, nơi sâu nhất có thể lên đến 281m, có thể chứa lượng nước lên tới 4.918km3. Hàng năm, hồ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân ở các khu vực giáp ranh. Hàng năm có rất nhiều khách du lịch trên khắp thế giới tìm đến Michigan vì những cảnh đẹp tuyệt mỹ đến nao lòng, nhưng Michigan cũng nổi tiếng với những vụ biến mất không dấu tích của hàng nghìn tàu thuyền và máy bay.

Đặc biệt, các sự vụ xảy ra trong vùng hồ này thường tập trung trong một khu vực hình tam giác, được mệnh danh là “Tam giác Michigan”, hay người ta còn ví von nó với vùng “Tam giác Bermuda” bí ẩn ở rìa bên kia châu lục, nơi ghi nhận hàng loạt vụ mất tích tàu bè và máy bay không lời giải. Lịch sử các vụ mất tích bắt đầu được báo cáo từ thế kỷ 15. Bảo tàng Shipwreck ở Ngũ Đại Hồ đã thống kê rằng, có xấp xỉ khoảng 6.000 tàu bị chìm, ít nhất 40 chiếc máy bay đã hoàn toàn “mất tăm mất tích” và 30.000 người đã thiệt mạng trong vùng này.

Hồ Michigan
Hồ Michigan

Hồ Tanganyika

Hồ Tanganyika là một hồ lớn ở châu Phi. Hồ này được coi là hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới và là hồ sâu thứ hai, sau Hồ Baikal ở Siberia. Hồ này nằm trong lãnh thổ 4 nước – Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia, trong đó Cộng hòa Dân chủ Congo (45%) và Tanzania (41%) là 2 nước làm chủ phần lớn hồ. Nước từ hồ chảy vào hệ thống sông Congo rồi cuối cùng vào Đại Tây Dương.

Hồ nằm tại điểm tách giãn phía tây của thung lũng tách giãn lớn hình thành bởi khe tách giãn kiến tạo Đông Phi (tectonic East African Rift), và giới hạn bởi các vách lớn của thung lũng. Đây là hồ tách giãn lớn nhất ở châu Phi và là hồ có diện tích lớn thứ nhì ở châu lục, đồng thời cũng là hồ sâu nhất châu Phi và chứa lượng nước ngọt nhiều nhất. Nó trải dài 673 km theo hướng bắc – nam và rộng trung bình khoảng 50 km. Hồ có diện tích 32.900 km², với đường bờ dài 1.828 km và độ sâu trung bình 570 mét. Độ sâu tối đa của hồ là 1,470 mét. Hồ có dung tích ước lượng 18.900 km³. Nhiệt độ trung bình ở mặt hồ là 25 °C và độ pH trung bình 8.4. Thêm vào đó, ở độ sâu 500 m dưới nước có một lớp trầm tích khoảng 4.500 m trên nền đá.

Trong hồ có ít nhất 250 loại cá cichlid và 150 loại cá không thuộc loại cá cichlid, phần lớn sống dọc theo bờ hồ, trong vùng nước sâu khoảng 600 foot (180 m). Do đó, hồ Tanganyika là một nguồn sinh vật quan trọng để nghiên cứu sự hình thành loài trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, lượng lớn cá sống ở khu vực giữa hồ và gồm 6 loài chính: 2 loài cá “Tanganyika sardine” và 4 loài cá lates ăn thịt động vật. Đại đa số (98%) các loài cá cichlid của hồ là loài đặc hữu và nhiều loài, như cá từ loại Tropheus màu sáng, được giới nuôi cá trong hồ kính đánh giá cao. Trong hồ cũng có nhiều loài không xương sống, nhất là các động vật thân mềm, cua, tôm, bộ động vật chân kiếm, sứa, đỉa…

Hồ Tanganyika
Hồ Tanganyika

Hồ Baikal

Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã là hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Vẻ đẹp tĩnh lặng hiếm thấy của Baikal được người ta ví như “Hòn Ngọc của nước Nga”. Đây là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Đáy hồ có điểm nằm ở độ sâu lên tới 1.642m. Đồng thời hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm. Rộng 31.722km2 và được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ luôn giữ được vẻ nguyên sơ như thuở ban đầu.

Mặt hồ Baikal giống như chiếc gương khổng lồ soi bóng những núi đá hùng vĩ trùng trùng lớp lớp bạch dương nối đuôi nhau. Làn nước màu xanh ngọc bích trong vắt tới mức ở độ sâu hàng chục mét vẫn có thể nhìn thấy đá cuội và sinh vật dưới lòng hồ. Hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, là nhà của hơn 2.500 loài động thực vật, trong đó có đến 2/3 loài chỉ cư trú và sinh trưởng tại đây. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng gồm loài hải cẩu có tên gọi nerpa Baikal, loài cá Golomianka độc đáo với thân mình trong suốt và không đẻ trứng như cá thông thường mà đẻ ra cá con.

Đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác hồ Baikal đã bao nhiêu tuổi. Hầu hết các giả thuyết đều cho rằng tuổi của hồ Baikal khoảng từ 25 đến 30 triệu năm. Nếu giả định này là đúng, hồ Baikal sẽ là hồ lâu đời nhất trong số các hồ cổ xưa. Thông thường các hồ nước không “sống” được quá 10 đến 14 nghìn năm, bởi sau khoảng thời gian này hồ nước thường bị “bùn hóa” và biến thành đầm lầy. Có rất nhiều bí ẩn được người đời truyền tai nhau ở hồ Baikal, ngay đến sự ra đời của hồ cũng chứa dựng những câu chuyện ly kỳ. Có chuyện kể rằng, thiên thạch đâm vào Trái đất và tạo ra một vết nứt lớn, sau này chính là hồ Baikal.

Hồ Baikal
Hồ Baikal

Hồ Gấu Lớn

Hồ Gấu Lớn là một hồ lớn toạc lạc trong lãnh thổ nước Canada, với diện tích bề mặt vào khoảng 31.153 km2, và là hồ lớn thứ tư ở Bắc Mỹ, đồng thời lớn thứ 8 trên thế giới. Hồ nước này chảy qua sông Gấu Lớn vào sông Mackenzie. Ở khu vực này, cộng đồng dân cư duy nhất là người Deline với dân số chỉ 525 người. Hồ Gấu Lớn hoàn toàn bị băng bao phủ từ cuối tháng 11 đến tháng 7. Hồ có một đường băng có tên là Deline và nó được dùng trong vài tuần lễ mỗi năm để chuyên chở hàng hóa cung cấp cho cộng đồng những người Deline ở xa.


Hồ Gấu Lớn nằm giữa 2 vùng địa văn lớn: Cao nguyên Kazan thuộc Khiên Canada và Đồng bằng nội địa. Nguyên thủy, nó là một phần của các thung lũng thời trước băng hà, bị thay đổi hình dạng bởi hiệu quả xói mòn của băng trong thế Pleistocen. Từ đó, hồ phải trải qua nhiều thay đổi khác nhau từ tác dụng ngược lại của việc tan băng. Các đá Thời kì Tiền Cambri của khiên Canada tạo thành bờ mép phía đông của McTavish Arm. Các đá thời kì Tiền Cambri này được tạo thành bởi các lớp cặn trầm tích và biến chất lắng xuống được bổ sung bằng sự xâm nhập đá mácma tạo thành các thể tường và các thể vỉa.


Hồ Gấu Lớn có một đường băng là đường băng Deline. Đường băng này được dùng trong vài tuần lễ mỗi năm, để chuyên chở hàng cung cấp cho cộng đồng người Deline ở xa. Tốc độ của đường băng này là 70 kph, đúng như của đường băng Tuktoyaktuk, vì không có các sự chuyển tải hoặc các dải đất ở trong hồ. Đường băng này được sử dụng phần lớn cho các xe bán tải thường chỉ có trọng tải là 64.500 kg. Đường băng này buộc phải đóng lại ngay từ cuối tháng Ba, do thời tiết ấm lên.

Hồ Gấu Lớn
Hồ Gấu Lớn

Hồ Malawi

Hồ Malawi là một trong các hồ Lớn châu Phi. Hồ này nằm ở vùng cực nam của hệ Thung lũng tách giãn Lớn ở Đông Phi. Đây là hồ lớn thứ ba ở châu Phi và là hồ lớn thứ 8 trên thế giới và cũng là hồ sâu thứ nhì châu Phi. Nó nằm giữa các nước Malawi, Mozambique và Tanzania. Vùng nước nhiệt đới của hồ lớn này được cho là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất cứ vùng nước ngọt nào trên thế giới, trong đó có trên 1.000 loài cá hoàng đế. Hồ Malawi đã được chính phủ Mozambique chính thức công bố là khu bảo tồn vào ngày 10.6.2011 trong một nỗ lực nhằm bảo vệ một trong các hồ nước ngọt lớn nhất và đa dạng sinh quyển trên thế giới.


Hồ Malawi có chiều dài từ 560 tới 580 kilômét, nơi rộng nhất là khoảng 75 km. Diện tích tổng cộng của hồ là khoảng 29.600 kilômét vuông. Các đường bờ hồ nằm ở miền tây Mozambique, miền đông Malawi và miền nam Tanzania. Sông lớn nhất chảy vào hồ này là sông Ruhuhu. Hồ nước ngọt lớn này có một lối thoát ở cuối phía nam là sông Shire, một chi lưu chảy vào sông Zambezi rất lớn ở Mozambique.

Hồ Malawi nằm ở thung lũng tách giãn Lớn được tạo thành do việc mở Đới tách giãn Đông Phi, nơi mà mảng kiến tạo châu Phi được chia thành 2 phần. Đây được gọi là ranh giới mảng kiến tạo khác nhau. Sự hình thành Hồ Malawi được ước tính rất khác nhau, từ khoảng 40.000 năm hoặc khoảng 1 tới 2 triệu năm trước. Hồ Malawi nằm ở phía đông nam, cách Hồ Tanganyika khoảng 350 km.

Hồ Malawi
Hồ Malawi

Hồ Great Slave (Hồ Slave Lớn)

Hồ Slave Lớn là hồ lớn thứ hai ở lãnh thổ Tây Bắc của Canada (sau Hồ Gấu Lớn), hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ với độ sâu 614 mét và là hồ lớn thứ mười trên thế giới. Hồ dài 469 km và rộng 20 đến 203 km. Diện tích của hồ là 27.200 km2 ở mạn phía nam của khu vực Tây Bắc. Lượng nước trong hồ dao động từ 1.070 km3 đến 1.580 km3 và có khi lên tới 2.088 km3 khiến nó trở thành hồ có lượng nước lớn thứ 10 hoặc 12 trên thế giới.

Hồ cùng chia sẻ tên với những thổ dân Slavey. Các thị trấn nằm bên cạnh hồ bao gồm: Yellowknife, Hay River, Behchoko, Fort Resolution, Lutselk’e, Hay River Reserve, Dettah và N’Dilo. Cộng đồng dân cư duy nhất ở East Arm là Lutselk’e, một thôn có khoảng 350 người, hầu hết là thổ dân Chipewyan của quốc gia Dene và giờ đang bị ruồng bỏ ở trại mùa đông/trạm thuộc Công ty vịnh của Hudson là Fort Reliance. Dọc theo bờ biển phía nam, phía đông của sông Hay là Pine Point Mine bị bỏ hoang và thị trấn công ty thuộc Pine Point.


Hồ Slave Lớn có mặt trên bản đồ Châu Âu khi đang xuất hiện ngành thương mại lông thú ở phía Tây Bắc của vịnh Hudson vào giữa thế kỉ 18. Cái tên “Slave Lớn” đến từ những người da đỏ bộ lạc Slavey, một trong số những bộ lạc Athapaskan sống dọc bờ biển phía Nam thời điểm đó. Vì những nhà thám hiểm người Pháp buôn bán trực tiếp với thương nhân Cree, hồ lớn được gọi theo tiếng Pháp là “Grand lac des Esclaves”, mà sau này dịch sang tiếng Anh là “Great Slave Lake” – Hồ Slave Lớn.

Hồ Great Slave (Hồ Slave Lớn)
Hồ Great Slave (Hồ Slave Lớn)

Trên đây là danh sách những hồ nước lớn nhất thế giới, rất mong bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn trọn vẹn về vẻ đẹp và cảnh sắc xung quanh của những hồ nước ấy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *