Tiểu đường là một căn bệnh rất thường gặp trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Điều trị bệnh tiểu đường cần một thời gian dài. Đặc biệt nên kết hợp các loại … xem thêm…thuốc và thực phẩm phù hợp trong quá trình điều trị để đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là các loại thực phẩm hộ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Bí ngô
Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn có công dụng tuyệt vời với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Theo những nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, bí ngô có tác dụng hạ độ đường huyết trong máu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường, bí ngô lại có tác dụng ngăn chặn sự phát triển không cho căn bệnh trở thành mãn tính.
Măng tây
Ít ai trong chúng ta biết rằng, măng tây cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc đẩy lùi bệnh tiểu đường của con người.
Lượng đường trong máu sẽ được kiểm soát và lượng insulin sản sinh trong cơ thể sẽ được tăng cường nếu bạn ăn một lượng măng tây phù hợp và khoa học một cách thường xuyên. Măng tây đóng vai trò kì diệu như một loại thuốc ẩm thực trong công cuộc đẩy lùi bệnh tiểu đường.
Ổi
Cây ổi được gọi là Phiên Thạch Lựu trong Đông y, đây là loại quả có tác dụng đặc biệt trong quá trình chữa trị bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu, nước ép ổi giúp điều hòa lượng đường huyết trong máu nhờ hợp chất pectin.
Ngoài ra, lá ổi non cũng có tác dụng phòng chống tiểu đường với những người có nguy cơ mắc phải.
Dưa chuột
Dưa chuột đem lại vô số lợi ích cho con người, một trong số đó là tác dụng kỳ diệu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp.
Nước ép dưa chuột thúc đẩy tăng cường sản xuất insulin của tuyến tụy vì trong đó có chứa một loại hormone đặc biệt, điều này đặc biệt có ích đối với sức khỏe bệnh nhân mắc tiểu đường.
Đậu bắp
Đậu bắp được áp dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh tiểu đường. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, quả đậu bắp chứa rất nhiều chất nhầy dạng bột màu trắng, chất này có tác dụng đặc biệt giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Súp lơ
Súp lơ, đặc biệt là súp lơ xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong loại ra này cũng chứa nhiều crom, là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Đối với súp lơ, bệnh nhân mắc tiểu đường có thể nấu thành súp, ninh với thịt hầm hoặc xào tỏi.
Cá hồi
Cá hồi rất giàu protein,vitamin D, vitamin B3,… và vô số chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt hơn, trong cá hồi có chứa A-xít béo omega-3, có tác dụng tuyệt vời trong việc kháng insulin.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, axít amin arginine có trong cá hồi và trứng cá có khả năng kiểm soát glucose của cơ thể.
Mướp đắng
Không phải ai trong chúng ta cũng biết tác dụng trong việc chữa trị bệnh tiểu đường của mướp đắng. Loạt các hoạt chất như charantin, glycosid steroid,… có trong mướp đắng có khả năng hạ đường máu, trì hoãn sự phát triển các bệnh về võng mạc, đục thủy tinh thể, đặc biệt làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh.
Quan trọng hơn cả, loại rau quả này còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những tác nhân gây lên bệnh đái tháo đường.
Cà rốt
Lời khuyên của các chuyên gia là nên cho cà rốt vào thực đơn ăn uống hàng ngày của những người mắc phải căn bệnh tiểu đường.
Theo các nhà khoa học, so với những loại thực phẩm khác thì cà rốt chuyển hóa ở mức độ chậm hơn hẳn, điều này đồng nghĩa với việc cà rốt có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết trong máu và giảm thấp nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Quả bơ
Bơ thường được biết đến là loại thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên trong thực tế, chất béo có trong bơ hoàn toàn không gây hại mà có tác dụng đặc biệt đối với người sử dụng, nhất là những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra bơ còn chứa nhiều kali, axit flic, vitamin C và vitamin E rất tốt cho cơ thể người bệnh.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn bơ mỗi ngày bằng cách bổ sung vào thành phần các món salad hoặc hoa quả. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê phần thịt quả bơ (khoảng 1/6 quả), tương đương 10g chất béo và 110 đơn vị calo cho cơ thể.
Quế
Quế là loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Nó có đặc tính chống oxy hóa, cũng có thể làm giảm lượng chất béo trung tính trong bệnh tiểu đường tuýp 2 và cholesterol.
Nếu sử dụng trong khoảng thời gian 3 tháng, quế có thể kiểm soát huyết sắc tố A1c, yếu tố quyết định tính chất lâu dài của bệnh tiểu đường. Nó cũng hỗ trợ cho bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1, nhưng chỉ được sử dụng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.
Giấm táo
Để cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức đường huyết lúc đói, tiêu thụ giấm táo là lựa chọn tốt nhất. Giấm táo có thể làm giảm gần 20% lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn giàu carbohydrate.
Tiêu thụ hai muỗng canh giấm này trước khi đi ngủ có thể giúp giảm 6% lượng đường trong máu.
Trà xanh
Uống trà xanh là một cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin gallate), giúp duy trì sự linh hoạt của các mạch máu và ổn định lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nguyên tố này làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế tăng lượng đường sau bữa ăn bao gồm chủ yếu là carbohydrate.
Táo
Không thể phủ nhận rằng các loại trái cây như táo, quả việt quất và nho đều tốt cho sức khỏe và là một phần thiết yếu trong chế độ ăn kiêng.
Những loại trái cây này có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu tiêu thụ thường xuyên. Những người ăn táo mỗi ngày có thể giảm 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người không ăn táo.
Lúa mạch
Lúa mạch chứa chất xơ hòa tan giúp cải thiện sức khỏe của người bị tiểu đường. Không nhiều người biết rằng lúa mạch có tác dụng tuyệt vời trong việc ổn định lượng đường trong máu và giúp giảm 6% lượng cholesterol.
Lúa mạch rất giàu chất xơ hòa tan được gọi là beta-glucan. Beta-glucan làm giảm cholesterol LDL và kiểm soát khả năng hấp thụ của cơ thể.
Những người mắc phải bệnh tiểu đường phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích các bạn trong quá trình điều trị tiểu đường. Chúc các bạn thành công!